Các nội dung chính trong lộ trình triển khai dự án Basel II – cấu phần Rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước basel II tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 73 - 84)

VCB

2.3.1 Các nội dung chính trong lộ trình triển khai dự án Basel II – cấu phần Rủi ro tín dụng tại VCB phần Rủi ro tín dụng tại VCB

Việc các ngân hàng thương mại Việt Nam áp dụng tiêu chuẩn Basel II là một xu thế tất yếu và bắt buộc khi Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Thực tế đã chứng minh, chuẩn mực Basel II là giải pháp tối ưu để các ngân hàng thương mại trụ vững trước những biến động khó lường của thị trường tài chính. Với

Basel II, mọi rủi ro đều phải được lượng hóa bằng con số cụ thể và con số này sẽ chỉ ra rằng ngân hàng cần bao nhiêu vốn để có thể bù đắp rủi ro.

Với mục tiêu chiến lược là Ngân hàng số 1 tại Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) đã luôn tiên phong áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất vào hoạt động quản trị kinh doanh, đặc biệt trong công tác quản trị rủi ro.

Theo đó, Basel II, một chuẩn mực quản trị rủi ro hiện đại, đã sớm được VCB nghiên cứu và từng bước triển khai ngay từ năm 2012, trước khi có những yêu cầu chính thức đối với hệ thống ngân hàng về triển khai Basel II. Xác định đây là 1 chương trình trọng điểm trong kế hoạch chuyển đổi của VCB, đồng thời là 1 trong 10 ngân hàng đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước tin tưởng lựa chọn triển khai Basel II tại Việt Nam, VCB đã chủ động thực hiện phân tích chênh lệch và xây dựng Lộ trình tổng thể triển khai Basel II. Triển khai lộ trình cho đến nay, hoạt động quản trị rủi ro của VCB đã đạt nhiều kết quả, như:

 Tăng cường mô hình quản trị rủi ro theo 3 tuyến phòng thủ (3 line of defenses: Kinh doanh – Quản lý rủi ro – Kiểm toán nội bộ),

 Nâng cao vai trò, hoạt động của một số bộ phận tham gia vào quản trị rủi ro, như: Ủy ban Quản lý rủi ro, Bộ phận Giám sát tuân thủ, Bộ phận Kiểm toán nội bộ;

 Rà soát, cập nhật các văn bản, chính sách, quy trình nội bộ nhằm đáp ứng yêu cầu của Basel II;

 Nâng cấp các Hệ thống công nghệ thông tin, chất lượng dữ liệu để hỗ trợ, phục vụ xây dựng các mô hình xếp hạng định lượng…

Việc triển khai quản trị rủi ro theo Basel II chia làm 2 giai đoạn chính như sau:

a. Phương pháp tiêu chuẩn (Standardized Approach):

Theo lộ trình, VCB sẽ cơ bản đáp ứng triển khai Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn vào năm 2018. Ngày 31/12/2016 NHNN đã ban hành thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài dựa trên nội dung phương pháp tiêu chuẩn (Standardized approach) của Basel II. Với phương pháp tiêu chuẩn, các ngân hàng cần phân loại

tài sản theo trọng số rủi ro (risk weight) nhằm tính toán lượng tài sản chịu rủi ro (Risk Weighted Asset – RW ). Theo thông tư 41

Theo thông tư 41, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) tính theo đơn vị phần trăm (%) được xác định bằng công thức:

Trong đó: - C: Vốn tự có;

- RWA: Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng; - KOR: Vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động; - KMR: Vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường.

Tỷ lệ C R được quy định không thấp hơn 8% theo tiêu chuẩn của Basel II. VCB đã luôn theo sát quá trình lấy ý kiến dự thảo thông tư 41 để đưa các đề nghị làm rõ, chỉnh sửa, các góp ý nhằm đảm bảo quy định của Basel II được Việt hóa phù hợp nhất. Đồng thời, trong thời gian này bộ phận Kế toán đã làm đầu mối phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ khác như Chính sách tín dụng, Quản lý nợ, Công nợ,…viết URD dựa trên quy định của thông tư 41 và thực trạng dữ liệu, quy trình nghiệp vụ tại VCB. Dựa trên URD nghiệp vụ này, bộ phận Đề án công nghệ đã chuyển hóa thành yêu cầu cho bộ phận Công nghệ thông tin (CNTT) xây dựng chương trình nhằm tự động hóa việc tính C R hàng tháng. Vào ngày đầu tiên của tháng, toàn bộ các file dữ liệu cần thiết từ các hệ thống khác nhau sẽ được trích xuất và gửi về chương trình tính C R. Hệ số CAR sẽ được tính toán và báo cáo hàng tháng để kịp thời có phương án xử lý nếu hệ số này có nguy cơ xuống dưới mức quy định. Theo kế hoạch chương trình C R sẽ được hoàn thiện và đưa vào hoạt động chính thức từ tháng 06/2017 tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan nên chưa thể nghiệm thu đúng hạn. Vấn đề chính nằm ở cấu trúc và chất lượng quản lý dữ liệu, cụ thể:

- Các thông tin về khoản vay, về khách hàng được lưu trữ ở nhiều hệ thống khác nhau dẫn đến việc trích xuất, ghép nối thông tin gặp nhiều khó khăn

- Thông tin chồng chéo, không đồng nhất. Do lưu trữ ở nhiều hệ thống nên thông tin bị trùng lắp nhưng không khớp nhau dẫn đến việc mất nhiều thời gian để điều chỉnh

- Dữ liệu bị thiếu, sai, không phù hơp,…Do việc quản lý chất lượng dữ liệu còn lỏng lẻo, phụ thuộc nhiều vào việc nhập tay nên nhiều dữ liệu bị để trống (không có thông tin), bị sai như sai đơn vị, vô nghĩa, không hợp lý,…Để khắc phục tình trạng này, VCB đã triển khai trên toàn hệ thống, yêu cầu tất cả các chi nhánh rà soát và cập nhật lại các trường thông tin chưa chính xác

- Không có dữ liệu trong lịch sử. Để tính vốn theo yêu cầu của Basel II, 1 số khái niệm, trường thông tin còn khá mới mẻ và chi tiết mà từ trước đến nay VCB chưa thu thập và lưu trữ trên hệ thống ví dụ như: các khoản vay chuyên biệt (Specialized Lending), xếp hạng quốc tế của doanh nghiệp, bất động sản kinh doanh và không kinh doanh,…Vì vậy, để áp dụng tính vốn theo thông tư 41, VCB đã triển khai trên toàn hệ thống, yêu cầu các chi nhánh nhập bổ sung thông tin cho các tài sản hiện tại cũng như điều chỉnh thiết kế hệ thống, thêm các trường yêu cầu nhập thông tin để thu thập trong tương lai khi phát sinh khoản vay mới…

- Việc thu thập/cập nhật/chỉnh sửa thông tin trên hệ thống của các chi nhánh diễn ra khá chậm, chưa hiệu quả do nhận thức của cán bộ tại chi nhánh về tầm quan trọng của việc triển khai chương trình tính vốn vẫn còn khá hạn chế

Sáng ngày 12/05/2017, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCB) đã tổ chức buổi trao đổi với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về chủ đề “Triển khai Thông tư 41/2016/TT-NHNN và Dự thảo sửa đổi Thông tư 44/2011/TTNHNN”. Đây là một trong những hoạt động định kỳ của Ban triển khai Chương trình Basel 2 - VCB nhằm báo cáo, cập nhật với NHNN tiến độ, kết quả thực hiện Basel 2 tại VCB, qua đó đảm bảo kết quả triển khai của VCB đáp ứng tốt nhất yêu cầu từ Cơ quan quản lý. Buổi làm việc được tổ chức với mục đích trao đổi, giải đáp các vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực tế Thông tư 41/2016/TT-NHNN (TT41) tại VCB; cũng như chia sẻ chủ trương, định hướng của dự thảo sửa đổi

Thông tư 44/2011/TT-NHNN (TT44) sắp được ban hành trong thời gian tới. NHNN đã chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức đồng thời giải đáp rất nhiều vướng mắc của VCB trong quá trình triển khai Thông tư 41.

Đồng thời, VCB cũng tổ chức 1 số buổi cầu truyền hình nhằm tuyên truyền, đào tạo, nâng cao nhận thức của cán bộ nhân viên trên toàn hệ thống về tầm quan trọng của dự án Basel II nói chung và việc tuyên bố tuân thủ Thông tư 41 nói riêng. Ngoài ra, nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, các nội dung công việc cần sự phối hợp của chi nhánh liên quan đến dự án Basel II đã được đưa vào KPI về quản trị rủi ro tại chi nhánh. Điều này thể hiện rõ quyết tâm của ban lãnh đạo VCB về việc trở thành 1 trong những ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn của Basel II về quản trị rủi ro.

Sau rất nhiều nỗ lực, hiện nay chương trình tính C R của VCB đã dần hoàn thiện và đang ở những bước test dữ liệu cuối cùng trước khi nghiệm thu. Để đảm bảo chương trình tính toán chính xác và tối ưu, rất nhiều phòng ban nghiệp vụ được huy động để tập trung kiểm tra URD, dữ liệu đầu vào cũng như kết quả tính toán của chương trình. Để tuân thủ việc quản trị theo 3 vòng kiểm soát, chương trình tính CAR hiện đang được phòng Kiểm toán nội bộ (vòng 3) test lần cuối và cho ý kiến trước khi nghiệm thu và trình NHNN để đưa vào sử dụng chính thức. VCB kỳ vọng sẽ có thể tuyên bố tuân thủ Thông tư 41 ngay trong những tháng đầu năm 2018

b. Phương pháp dựa trên xếp hạng tín dụng nội bộ (Internal Rating Based approach)

Tiếp cận dựa trên xếp hạng nội bộ cho rủi ro tín dụng (IRB) là một trong những yêu tố đổi mới nhất của khung Basel II mới bởi vì nó cho phép chính các ngân hàng quyết định các yếu tố căn bản khi tính toán các yêu cầu về vốn của họ. Với cách tiếp cận IRB, vốn yêu cầu tối thiểu dựa trên “phân bố xác suất thua lỗ” dựa vào rủi ro mặc định trong danh mục các khoản vay hay các công cụ tài chính khác. Nhận thức về đánh giá rủi ro được thiết lập trong một năm. Mô hình IRB tiếp tục giả định một mức độ 99.9% độ tin cậy, (nghĩa là một lần trong một nghìn năm), các tổn thất thực tế dự kiến sẽ vượt quá ước tính của mô hình.

Từ năm 2016, mục tiêu trọng tâm của VCB là triển khai các cấu phần thuộc phương pháp nâng cao (IRB), và đến năm 2020, về cơ bản các chuẩn mực Basel II sẽ được áp dụng tương đối đầy đủ. Đây là khối lượng công việc lớn và phức tạp, tập trung vào cách thức quản trị, vận hành tổng thể Chương trình Basel II cũng như triển khai xây dựng mô hình định lượng rủi ro tín dụng – là cấu phần quản trị rủi ro quan trọng nhất trong điều kiện thị trường Việt Nam hiện nay. Và để đảm bảo kết quả triển khai ở mức tốt nhất, đồng thời hướng tới việc trở thành ngân hàng đầu tiên áp dụng phương pháp nâng cao tại Việt Nam, VCB đã sớm tìm kiếm một Đơn vị tư vấn chuyên nghiệp, có kinh nghiệm để hỗ trợ quá trình triển khai Basel. Trải qua quá trình đánh giá khách quan và toàn diện, nhiều đơn vị tư vấn hàng đầu trên tổng thể các yếu tố kỹ thuật và tài chính, Công ty Oliver Wyman là đơn vị được lựa chọn do có phạm vi tư vấn, chất lượng nhân sự, thời gian tham gia cũng như kinh nghiệm triển khai Basel II đáp ứng yêu cầu và kỳ vọng của VCB.

Theo đó, vào ngày 06/07/2016, VCB đã chính thức khởi động dự án “Tư vấn quản lý triển khai Chương trình Basel II và Xây dựng mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng” (Basel II PMO Credit Model). Buổi lễ có sự tham dự của Ngân hàng Nhà nước với đại diện là Ông Lê Trung Kiên, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách An toàn hoạt động Ngân hàng, phụ trách trực tiếp triển khai Chương trình Basel tại Việt Nam. Dự án Basel II PMO & Credit Model của VCB dự kiến kéo dài 14 tháng, bao gồm 2 hợp phần chính:

- Quản lý Chương trình Basel II với sự phối hợp, tư vấn của Oliver Wyman để việc triển khai theo đúng tiến độ, chất lượng, và đảm bảo chắc chắn trong tuân thủ Basel II ở mức tốt nhất;

- Xây dựng mô hình định lượng rủi ro tín dụng – với mục tiêu xây dựng một cách bài bản hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và áp dụng vào hoạt động kinh doanh của VCB nhằm nâng cao chất lượng quản lý.

Ông Nghiêm Xuân Thành khẳng định: việc có đơn vị tư vấn Oliver Wyman và buổi lễ khởi động thể hiện sự cam kết nghiêm túc của Ban lãnh đạo VCB đối với Chương trình Basel II. Và với sự quan tâm chỉ đạo của Ban Lãnh đạo VCB, cùng

quyết tâm của các Phòng/Ban; kinh nghiệm, uy tín của Công ty Oliver Wyman và sự quan tâm hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước, chương trình Basel II của VCB sẽ thành công tốt đẹp, qua đó khẳng định vị thế là ngân hàng quản trị rủi ro tốt nhất trên thị trường.

NHNN đang hướng đến việc áp dụng chuẩn mực Basel II cho toàn bộ các ngân hàng ở Việt Nam vào năm 2020 nhằm cơ cấu lại hệ thống tín dụng trong nước, nguyên nhân đến từ sự thiếu sót trong quản lý rủi ro dẫn đến tăng trưởng nợ xấu. Nhận thức được sự cần thiết của việc nâng cấp hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng để đảm bảo tuân thủ chuẩn mực Basel II, NHNN đã lập dự thảo sửa đổi Thông tư 44/2011/TT-NHNN nhằm cung cấp một khung hướng dẫn toàn diện hơn và phù hợp với các thông lệ trên thế giới về kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro và kiểm toán nội bộ. Thông tư mới sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2020. Điều này yêu cầu một khoản đầu tư lớn cả về tài chính lẫn nhân lực từ phía ngân hàng. Do đó, ngoài việc đảm bảo tuân thủ theo quy định mới, VCB hiện đang nỗ lực để đạt được lợi ích tối đa từ khoản đầu tư này.

Trong lộ trình triển khai dự án, về mảng tín dụng, cấu phần Xây dựng mô hình định lượng rủi ro tín dụng được coi là cấu phần quan trọng và phức tạp nhất, quyết định cơ bản đến việc VCB có thể được công nhận đáp ứng chuẩn Basel II theo phương pháp tiếp cận xếp hạng nội bộ (IRB) hay không. Trước khi thực hiện được cấu phần này, VCB đã phải thực hiện 1 loạt các bước đánh giá và chuẩn bị cơ sở dữ liệu, hệ thống và đào tạo nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu công việc khi phối hợp cùng tư vấn Oliver Wyman triển khai dự án. Các công việc đã được thực hiện trong giai đoạn này có thể kể đến:

- Rà soát hệ thống văn bản, quy trình chính sách tín dụng hiện tại của VCB: Oliver Wyman đã rà soát toàn bộ các văn bản, quy trình, chính sách tín dụng hiện hành tại VCB nhằm đánh giá khoảng cách so với các chuẩn mực quốc tế nói chung và Basel II nói riêng. Từ đó, bằng kiến thức và kinh nghiệm phong phú của đơn vị tư vấn, kết hợp cùng sự am hiểu lâu năm về thị trường và môi trường pháp lý

tại Việt Nam của các chuyên gia từ VCB, nhiều sáng kiến đã được đưa ra nhằm hoàn thiện và xây dựng 1 khung quản trị rủi ro tín dụng đầy đủ, tập trung, tiệm cận với chuẩn mực quốc tế và đảm bảo không xung đột với các quy định hiện hành của cơ quan quản lý.

- Đánh giá các mô hình xếp hạng nội bộ hiện tại của VCB:

Với sự tư vấn của E&Y, VCB đã xây dựng và triển khai hệ thống xếp hạng tín dụng CR Rating chính thức từ năm 2008 đến nay. Kết quả xếp hạng này được sự dựng trong việc đưa ra quyết định phê duyệt, áp dụng các chính sách về giá và phân loại nợ…Tuy nhiên, với mục tiêu đáp ứng chuẩn Basel II AIRB, Oliver Wyman (OW) đã hỗ trợ VCB trong việc đánh giá lại mô hình xếp hạng hiện tại trên cả 2 phương diện định lượng (khả năng phân biệt khách hàng tốt/xấu của mô hình) và định tính (các yêu cầu khác về quản trị, kiểm định, văn bản hóa,…) trên cơ sở so sánh là các yêu cầu của Basel II cũng như các thông lệ tốt nhất trên thế giới. Kết quả cho thấy, việc xây dựng lại các mô hình theo chuẩn Basel II là cần thiết để được NHNN công nhận đáp ứng chuẩn Basel II theo phương pháp Xếp hạng nội bộ nâng cao (AIRB)

- Chuẩn bị dữ liệu cho xây dựng mô hình PD/LGD/EAD:

Để xây dựng các mô hình đo lường rủi ro tín dụng, Basel II có yêu cầu khá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước basel II tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 73 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)