Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước basel II tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 117 - 120)

Hoàn thiện hành lang pháp lý

Trong thời gian qua, NHNN đã có những thành công quan trọng trong việc tạo hành lang pháp lý đối với công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các NHTM, như Thông tư 02/2013/TT-NHNN, Thông tư liên tịch số 16/2013/NHNN-BTP, BTNMT, Thông tư số 36/2014/TT-NHNN “Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng”ban hành ngày 20/11/2014 và các thông tư sửa đổi liên quan; Một loạt Thông tư khác về sở hữu chéo, về tỷ lệ an toàn của NHTM,…Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại bất cập trong việc triển khai thực hiện quyết định này cũng như còn những vướng mắc trong việc tuân thủ các chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Trong khi cả thế giới đang bắt đầu thực hiện theo lộ trình những tiêu chuẩn mới của Basel III thì Việt Nam vẫn đang còn cách rất xa việc áp dụng các tiêu chuẩn của Basel II. Do vậy NHNN cần tiếp tục có những hướng dẫn, hỗ trợ về xây dựng phương pháp luận, các giới hạn quy định thực hiện theo thông lệ phù hợp với đặc điểm của các NHTM Việt Nam một cách đồng bộ cùng với việc ban hành áp dụng các quy định trong quản lý. Phối hợp với các Bộ, ngành hoàn thiện hệ thống kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS). Xây

dựng các giải pháp chính sách để hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các TCTD và tiến tới theo các chuẩn mực quốc tế.

Tăng cƣờng thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng và xây dựng hệ thống cảnh báo sớm

NHNN cần giám sát quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các NHTM một cách chặt chẽ hơn nữa, tránh hiện tượng các NHTM đến khi có rủi ro mới tiến hành quản trị. Đồng thời NHNN phải thường xuyên kiểm tra, kiểm soát tình hình nợ xấu, trạng thái ngoại hối, thanh khoản của các NHTM thông qua hệ thống các NHNN tại các tỉnh thành phố.

Thời gian qua, hoạt động giám sát của NHNN đối với NHTM có thể thấy là chưa có tác dụng định hướng cho các NHTM trong việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro trong NH. Hiện nay, báo cáo đánh giá xếp hạng của NHNN vẫn chỉ đơn thuần dựa trên kết quả thanh tra tại chỗ mà chưa có sự theo dõi liên tục. Kết quả xếp hạng từng cấu phần cũng như xếp hạng tổng thể vẫn chưa được thể hiện rõ ràng trong báo cáo thanh tra. Điều này cho thấy, hệ thống báo cáo giám sát của NHNN chưa đầy đủ và chưa có tính thuyết phục nên các NHTM vẫn chỉ coi hoạt động giám sát của NHNN với tính chất là các hoạt động thanh tra, kiểm tra. Do vậy, NHTM thường có tâm lý đối phó với các yêu cầu của bộ phận thanh tra của NHNN, thiếu sự hợp tác trong quá trình giám sát, thanh tra và chấp hành sau thanh tra. Các NHTM chưa tin tưởng vào chất lượng và độ chính xác của hoạt động giám sát của NHNN, do đó, NHTM chưa coi trọng các kết quả giám sát và kết luận thanh tra do NHNN đưa ra. Chính vì vậy, các kết quả của hoạt động giám sát của NHNN chưa được các NHTM coi là căn cứ để họ tự đánh giá lại hoạt động của NH và điều chỉnh các hoạt động quản trị rủi ro trong NH. Đây là sự bất cập lớn trong công tác thanh tra giám sát công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh nói chung, đặc biệt là quản lý rủi ro thanh khoản của NHTM. Vì vậy giải pháp tăng cường công tác thanh tra, giám sát được đề cập ở đây không chỉ ở cường độ kiểm tra mà còn là chất lượng trong công tác quản lý. Thanh tra NHNN cần có sự liên kết chặt chẽ với các NHTM

để đảm bảo khai thác thông tin từ nguồn này tại bất cứ thời điểm kiểm tra nào chứ không chờ đến lúc các NHTM gửi báo cáo theo yêu cầu mới có thể có số liệu. Có như vậy mới có thể đưa việc cảnh báo sớm để cảnh báo những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng cho các NHTM.

Bên cạnh đó, NHNN cần xây dựng hệ thống cảnh báo sớm dựa trên những phân tích số liệu từ tài khoản tiền gửi thanh toán của các NHTM mở tại NHNN qua hệ thống thanh toán bù trừ hay hệ thống thanh toán điện tử liên NH mà trong đó NHNN làm đầu mối thanh toán cũng như qua vai trò là người điều hành, thực thi chính sách tiền tệ. Qua đó, NHNN có thể đánh giá tính thanh khoản của các NHTM. NHNN cần nâng cao chất lượng dự báo vốn khả dụng của thị trường thông qua việc nâng cấp và sử dụng hiệu quả các hệ thống thông tin báo cáo nhằm dự báo và đưa ra những quyết định phù hợp với cung cầu vốn trên thị trường. Hiện nay, tình hình vốn khả dụng của các TCTD trên thị trường khác nhau. Các NHTM lớn với tiềm lực mạnh luôn duy trì khả năng thanh toán tốt hơn các NHTM nhỏ. Đề nghị NHNN khi xem xét, đánh giá, xác định nhu cầu thừa, thiếu vốn trên thị trường cần ghi nhận thông tin nhiều hơn từ các NHTM nhỏ, đảm bảo thông tin, số liệu được phản ánh sát tình hình thực tế của thị trường. Tiền gửi của các TCTD tại NHNN không chỉ nhằm mục đích thanh toán mà còn phục vụ cho dự trữ bắt buộc và dự trữ bắt buộc được tính theo số dư bình quân. Như vậy tiền gửi tại NHNN của các TCTD sẽ không phản ánh đúng tình hình thanh khoản của các TCTD tại thời điểm đó. Đề nghị NHNN khi đánh giá tình hình vốn khả dụng của các TCTD cần lưu ý vấn đề này.

Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra giám sát NH theo ngành dọc từ Trung ương xuống cơ sở và có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của NHNN; Ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động NH của ủy ban Basel, tuân thủ những quy tắc thận trọng trong công tác thanh tra.

Nâng cao vai trò của Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia

NHNN cần có các biện pháp đồng bộ, củng cố, phát triển Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC), bảo đảm cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời nhất. Theo đó, thông tin CIC cung cấp cho các TCTD cần phong phú và đa dạng hơn, không chỉ các thông tin trong nước mà còn có các thông tin quốc tế, thông tin của các doanh nghiệp FDI. Thông tin CIC cung cấp cũng cần đảm bảo tính chất đồng bộ, cập nhật. Các thông tin về chấp hành thuế, hải quản, các nghĩa vụ tài chính khác với Ngân sách nhà nước, công nợ của doanh nghiệp với đối tác cần đảm bảo chính xác, kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước basel II tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 117 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)