Rủi ro tín dụng tại VCB
* Thuận lợi:
- Thứ nhất, VCB luôn xác định Basel II là một ưu tiên quan trọng hàng đầu nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng, tiệm cận chuẩn quốc tế. Vì vậy, dự án Basel II đặc biệt là cấu phần Rủi ro tín dụng luôn nhận được sự quan tâm sát xao và mức đầu tư lớn cả về công sức và tiền bạc của ban lãnh đạo ngân hàng.
- Thứ hai, Có sự tham gia sâu rộng của Oliver Wyman xuyên suốt quá trình triển khai. Oliver Wyman là một công ty tư vấn có uy tín và kinh nghiệm hàng đầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nói chung và lĩnh vực tư vấn triển khai Basel II nói riêng.
- Thứ ba, đội ngũ nhân lực dự án có chất lượng cao, có kiến thức và kinh nghiệm, trình độ ngoại ngữ tốt. Ngoài ra, VCB còn chỉ định 1 đội ngũ ban chuyên gia dày dặn kinh nghiệm chuyên môn, am hiểu thị trường Việt Nam nói chung và đặc thù VCB nói riêng để tham gia cố vấn cho dự án xây dựng các mô hình đo lường rủi ro tín dụng
- Thứ tư, do các kế hoạch truyền thông về dự án Basel II tương đối tốt đi kèm với các chính sách khuyến khích phù hợp như KPI nên nên việc triển khai thu thập dữ liệu hoặc góp ý các văn bản, quy trình được diễn ra thuận lợi, với tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình cao.
* Khó khăn:
- Ngoài tính chất phức tạp và độ bao phủ rộng hơn Basel I làm cho việc thực thi nó trở nên khó khăn hơn nhiều so với Basel I, việc áp dụng thành công Basel II trước tiên đòi hỏi quốc gia áp dụng phải có một hệ thống tài chính phát triển và mạnh. Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF cho rằng sự áp dụng sớm Basel II ở những nước có nguồn lực hạn chế sẽ làm phân tán các nguồn lực dành cho các ưu tiên cấp bách, làm loãng thay vì củng cố sự giám sát. Điều quan trọng là phải có đủ khả năng củng cố hệ thống tài chính và tập trung vào đạt được ở mức độ cao hơn việc tuân thủ các nguyên tắc cốt lõi của Basel. Ngoài ra đến hiện tại Basel II vẫn chưa được Việt hóa hoàn toàn bằng các văn bản hướng dẫn, quy định, thông tư cụ thể từ các cơ quan chủ quản trong khi 1 số quy định của Basel II được diễn giải khá chung chung để các quốc gia có khả năng đưa ra tiêu chuẩn phù hợp nhất. Vì vậy, không chỉ riêng VCB mà các ngân hàng khác đều đang gặp khá nhiều khó khăn trong việc xác định hướng đi khi triển khai dự án sớm hơn yêu cầu của NHNN.
- Thứ hai, áp dụng thành công Basel II đòi hỏi phải có số liệu chính xác, đáng tin cậy và kịp thời. Nếu rủi ro không được tính toán, hay bị phóng đại hoặc bị tính thấp đi có thể làm vô hiệu hóa tác dụng tích cực của Basel II. Cản trở lớn nhất đối với đa số các ngân hàng nước ta khi triển khai Basel II chính là cơ sở dữ liệu. Hệ thống công nghệ ngân hàng lõi (core banking system) tại các VCB hiện có quá nhiều hệ thống khác nhau đang cùng được đầu tư thậm chí còn có những kho dữ
liệu khác ngoài core như excel, file hồ sơ nên có thể dẫn đến các báo cáo chiết suất rời rạc, không chính xác, không được kiểm duyệt và cập nhật thường xuyên. Hơn nữa, không chỉ VCB, nhìn chung dữ liệu đã không được các ngân hàng ở nước ta chú trọng thu thập và quản trị một cách có hệ thống trong suốt thời gian dài. Trong khi, yêu cầu tối thiểu độ dài dữ liệu cho một số mô hình phân tích là 5-7 năm. Do đó, việc xây dựng hệ thống và thu thập, làm sạch dữ liệu sẽ cần thời gian, công sức, tiền bạc của các ngân hàng trước và trong khi triển khai.
- Thứ ba, tuy nguồn nhân lực nhìn chung có chất lượng cao nhưng Basel II vẫn là 1 khái niệm mới, cần có thời gian dài để nghiên cứu, thấm nhuần và vận dụng được linh hoạt trong bối cảnh thực tế ở VCB.
- Thứ tư, thực thi Basel II sẽ không hề rẻ. Với gánh nặng phải tuân thủ các chuẩn mực Basel II, các ngân hàng ở châu Âu đã được ước tính phải bỏ ra hàng chục triệu USD để thực thi Basel II. Như vậy, thường chỉ có các ngân hàng lớn ở Việt Nam mới có đủ khả năng theo đuổi cuộc chơi tốn kém mang tên thực thi Basel II. Tất nhiên, đổi lại, những ngân hàng lớn sẽ đạt được sự cân bằng tốt hơn giữa rủi ro và lợi nhuận và đó cũng là điều mà VCB luôn hướng đến.
Tiểu kết Chƣơng 2
Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (VCB) là một trong những ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn của Hiệp ước an toàn vốn Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng. Trong khuôn khổ chương 2 của luận văn, tác giá đã giới thiệu sơ lược về VCB, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh nói chung và tín dụng nói riêng của nhà băng này.
Có thể nói VCB là một trong những ngân hàng có chất lượng tín dụng tốt nhất trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Điều này thể hiện chủ trương của VCB luôn đề cao công tác quản trị rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, công tác quản trị rủi ro tín dụng của VCB vẫn có nhiều khoảng cách so với các thông lệ quốc tế nói chung và Basel II nói riêng. Trong khuôn khổ dự án Basel II nhằm chuyển đổi, nâng cao năng lực quản trị rủi ro, VCB đặc biệt chú trọng các cấu phần liên quan đến tín dụng.
Trong chương này, tác giả cũng trình bày về lộ trình triển khai các sáng kiến về quản trị rủi ro tín dụng trong dự án Basel II, giới thiệu các nội dung cơ bản, 1 số kết quả bước đầu cũng như các thuận lợi, khó khăn của VCB trong quá trình triển khai.
Chương 3
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ÁP DỤNG THÀNH CÔNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO TIÊU CHUẨN BASEL II TẠI NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM