Hoạt động tín dụng của VCB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước basel II tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 59 - 62)

Biểu đồ 2.2 dưới đây thể hiện diễn biến về dư nợ và tỉ lệ nợ xấu của VCB trong giai đoạn 2012-2017

Biểu đồ 2.2 Tổng dƣ nợ (đơn vị nghìn tỷ đồng) và tỷ lệ nợ xấu của VCB trong giai đoạn 2012-2017

Nguồn: Báo cáo thường niên của VCB 2012-2017

Trong giai đoạn 2012-2017, tổng dư nợ của VCB có sự tăng trưởng ổn định với tốc độ tăng trung bình đạt 18.4%/năm. Tuy nhiên dư nợ không tăng 1 cách ồ ạt mà có sự chọn lọc và thận trọng với các chính sách quản trị rủi ro hợp lý. Điều đó thể hiện ở tỷ lệ nợ xấu giảm dần từ năm 2013 (2.73%) đến 2017 (1.11%) đồng nghĩa với việc chất lượng tín dụng của toàn danh mục có sự cải thiện rõ rệt trong bối cảnh khá phức tạp của nền kinh tế vĩ mô.

Theo định hướng phát triển, VCB đã có sự chuyển dịch cơ cấu danh mục theo đối tượng khách hàng khá rõ rệt trong giai đoạn 2011-2016 (chưa có số liệu 2017), được thể hiện qua biểu đồ 2.3 dưới đây:

2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng dư nợ 239.80 278.36 323.97 387.15 475.91 557.71 Tỷ lệ nợ xấu 2.40% 2.73% 2.31% 1.84% 1.45% 1.11% 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 0.00 100.00 200.00 300.00 400.00 500.00 600.00 Tổng dư nợ Tỷ lệ nợ xấu

Biểu đồ 2.3 Cơ cấu cho vay khách hàng theo đối tƣợng khách hàng của VCB trong giai đoạn 2011-2016

(*) Khoảng 1.2% khách hàng SME năm 2015 đã chuyển sang nhóm doanh nghiệp lớn vào năm 2016 do có điều chỉnh về định nghĩa khách hàng SME

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh VCB qu 3-2017

Từ năm 2011 đến năm 2016, tỉ lệ khách hàng cá nhân trong danh mục tăng đều từ 13% năm 2011 lên 25.3% năm 2016. Cùng với xu hướng tăng của khách hàng cá nhân là xu hướng giảm dần tỉ trọng của nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn từ 77% năm 2011 xuống chỉ còn 65.2% năm 2016

Năm 2017, dư nợ tín dụng của VCB đạt gần 558 nghìn tỷ đồng, tăng 17,2% so với 2016. Cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo đúng định hướng gia tăng tỷ trọng tín dụng bán lẻ và giảm dần tín dụng bán buôn. Tỷ trọng tín dụng bán buôn/bán lẻ tương ứng là 59,2%/40,8%; trong khi 2016 cơ cấu là 66,9%/33,1%. Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn được cơ cấu theo hướng mở rộng tỷ trọng tín dụng ngắn hạn và tiếp tục kiểm soát tỷ trọng tín dụng trung dài hạn dưới mức 46%. Dư nợ cho vay khách hàng FDI đạt 39.692 tỷ đồng, tăng 27% so với 2016, thực hiện 90,7% kế hoạch 2017. Chất lượng tín dụng được ngân hàng kiểm soát với tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,11%, giảm 0,35 điểm phần trăm so với cuối năm 2016. Ngân hàng dành hơn 6.187 tỷ đồng để dự phòng rủi ro.

Ban lãnh đạo VCB cũng đã xác định nhiệm vụ của toàn hệ thống là bên cạnh việc tăng tốc phát triển kinh doanh, việc thu hồi và xử lý nợ xấu, nợ ngoại bảng có một tầm quan trọng hết sức lớn đối với VCB trong giai đoạn hiện nay. Bởi vậy, công tác này phải hết sức kiên quyết, quyết liệt không để nợ xấu đe dọa đến việc thực hiện các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra. Năm 2016, VCB là ngân hàng thương mại đầu tiên sạch nợ tại VAMC, chỉ sau hai năm tập trung kế hoạch xử lý nợ, sớm trước ba năm so với lộ trình 2020 mà Quốc hội, Chính phủ chủ trương.

Trước đó, dư nợ gốc mà ngân hàng này bán cho V MC lũy kế khoảng 6.500 tỷ đồng, chỉ bằng khoảng 1/3 so với những thành viên có lượng bán lớn. Mệnh giá trái phiếu VAMC nhận về là gần 4.000 tỷ đồng. Tổng dự phòng trái phiếu VAMC mà VCB đã trích lập là 3.300 tỷ đồng. Riêng trong năm 2016, ngân hàng đã trích 2.600 tỷ đồng và đã lấy lại toàn bộ dư nợ đã bán cho V MC còn lại (4.300 tỷ đồng) về để tiếp tục theo dõi xử lý. Trong hệ thống, VCB là ngân hàng đầu tiên lấy lại được toàn bộ dư nợ đã bán cho V MC. Điều này tạo nên các giá trị:

Thứ nhất, theo chủ trương của Quốc hội và Chính phủ, trong bối cảnh không được dùng ngân sách để xử lý nợ xấu, VCB đã tự lực hoàn thành trước tiến độ ba năm.

Thứ hai, đây cũng là ngân hàng thương mại Việt Nam đầu tiên đã gộp được tình hình tài chính về “một sổ”. Giá trị này khẳng định thêm sự minh bạch và lành mạnh - điều mà giới đầu tư trong và ngoài nước luôn nhìn vào.

Thứ ba, khi lấy lại toàn bộ dư nợ tại VAMC, VCB sẽ chủ động hơn trong quản lý và xử lý nợ xấu. Và với lượng trích lập dự phòng, phần lấy lại đó là “của để dành”, thời gian tới cứ thu hồi được bao nhiêu thì hoàn nhập thẳng vào lợi nhuận.

Năm 2017, VCB tiếp tục đẩy mạnh công tác xử lý thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng. Dư nợ xấu nội bảng tại 31/12/2017 ở mức 6.208 tỷ đồng, giảm 714,4 tỷ đồng so với 2016 (giảm ~10,32%). Dư quỹ dự phòng rủi ro 8.113 tỷ đồng, tỷ lệ quỹ

DPRR/nợ xấu duy tr. ở mức cao (~130,69%). Thu hồi nợ ngoại bảng đạt 2.185 tỷ đồng, đạt kế hoạch đề ra trong năm 2017.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước basel II tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)