Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật và các chính sách trong sản xuất,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm của ban quản lý an toàn thực phẩm thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 34)

trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về ATTP là bước cụ thể hóa các văn bản quản lý đã được ban hành. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý đưa hoạt động của các đối tượng quản lý và chính cơ quan quản lý vào một khuôn khổ nhất định thông qua các quyết định hành chính. Trong quá trình hoạt động của mình, cơ quan quản lý Nhà nước về ATTP xem xét, cân nhắc để lựa chọn phương án có hiệu quả nhất để từ đó ban hành quyết định hành chính trong lĩnh vực ATTP.

Khoản 2 Điều 65 Luật an toàn thực phẩm năm 2010 quy định trách nhiệm của UBND: “Chịu trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn; quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn và các đối tượng theo

phân cấp quản lý”. Với quy định này trong công tác quản lý ATTP, cơ quan quản lý Nhà nước về ATTP các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham mưu giúp UBND tổ chức triển khai, cụ thể hóa các chính sách, quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Theo đó, các cơ quan Nhà nước tổ chức, thực hiện nhiệm vụ cụ thể sau: cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh; xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm; tiếp nhận công bố hợp quy, xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP, tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm hoặc Bản tự công bố sản phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm, phân tích nguy cơ đối với ATTP, phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về ATTP ....

Thứ nhất, cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP. Luật an toàn thực phẩm năm 2010 quy định các tổ chức, cá nhân khi sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm đủ các điều kiện về cơ sở sản xuất, kinh doanh, trang thiết bị, dụng cụ và điều kiện về con người trên cơ sở đó sẽ được cơ quan Nhà nước cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.

Thứ hai, xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm. Với sự phát triển của xã hội, để tiếp cận với người tiêu dùng nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm thường sử dụng các phương tiện thông tin nhằm quảng cáo sản phẩm thực phẩm của mình. Việc quản lý nội dung quảng cáo thực phẩm của các cơ quan quản lý nhằm bảo đảm cho người tiêu dùng được tiếp cận những nội dung, thông tin về thực phẩm một cách trung thực, đúng bản chất của sản phẩm, từ đó người tiêu dùng có đủ thông tin để lựa chọn những sản phẩm thực phẩm chất lượng và phù hợp với nhu cầu. Theo quy định, các loại thực phẩm thuộc nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi phải đăng ký nội dung với cơ quan quản lý Nhà nước về ATTP trước khi thực hiện quảng cáo sản phẩm.

Thứ ba, tiếp nhận và cấp Giấy tiếp nhận công bố hợp quy, Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP, Bản đăng ký công bố sản phẩm hoặc Bản tự công bố sản phẩm. Theo quy định tại Thông tư số 19/2012/TT-BYT ngày 09 tháng 11 năm 2012 của Bộ Y tế về hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định ATTP, sản phẩm thực phẩm trước khi đưa vào lưu thông trên thị trường để bảo đảm chất lượng, Cơ quan quản lý buộc người sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải công bố chất lượng sản phẩm và việc công bố chất lượng sản phẩm phải được cơ quan quản lý Nhà nước tiếp nhận và cấp Giấy tiếp nhận công bố hợp quy, Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP thì sản phẩm mới được lưu thông buôn bán, kinh doanh trên thị trường. Tuy nhiên, đến ngày 02 tháng 2 năm 2018, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm ra đời và có hiệu lực thì cá nhân, tổ chức chỉ thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm hoặc đăng ký bản công bố sản phẩm đối với các loại thực phẩm: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe; thực phẩm dinh dưỡng y, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt; Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi; Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định. Đối với thủ tục Tự công bố sản phẩm, cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh thực phẩm tự mình thực hiện thủ tục tự công bố và nộp một bộ hồ sơ đến cơ quan quản lý Nhà nước về ATTP để theo dõi, cập nhật và ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó. Đây là bản cam kết về chất lượng thực phẩm của nhà sản xuất, kinh doanh đối với nhà quản lý và với người tiêu dùng. Trên cơ sở đó, nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật những cam kết về chất lượng sản phẩm của mình, đồng thời cơ quan Nhà

nước có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận đối với hồ sơ tự công bố sản phẩm. Đối với thủ tục Đăng ký bản công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm với cơ quan quản lý Nhà nước và cơ quan quản lý Nhà nước có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm cho tổ chức, cá nhân.

Thứ tư, cấp Giấy xác nhận kiến thức về ATTP. Nhằm nâng cao kiến thức về ATTP cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cơ quan quản lý Nhà nước cấp Giấy xác nhận kiến thức ATTP cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Việc thực hiện xác nhận kiến thức ATTP được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT- BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý Nhà nước về ATTP và Thông tư số 47/2014/TT-BYT ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Bộ Y tế hướng dẫn quản lý ATTP đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (hết hiệu lực từ ngày 12 tháng 11 năm 2018). Việc xác nhận kiến thức ATTP là điều kiện để cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP. Theo quy định hiện hành các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm do ngành Y tế quản lý thì không thực hiện thủ tục cấp giấy xác nhận kiến thức ATTP, đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ngành Công Thương quản lý thì vẫn thực hiện thủ tục cấp Giấy xác nhận kiến thức ATTP.

Thứ năm, cơ quan quản lý Nhà nước trong quá trình triển khai nhiệm vụ cần thực hiện kiểm nghiệm thực phẩm, phân tích nguy cơ, ngăn chặn, khắc phục sự cố về ATTP và truy xuất nguồn gốc thực phẩm không bảo đảm an toàn.

Thứ sáu, UBND các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về ATTP, đồng thời khắc phục các sự cố về

ATTP trong phạm vi địa phương. Trong đó, ngành Y tế chịu trách nhiệm chính, kịp thời phát hiện, điều tra, xác định nguyên nhân, cấp cứu và điều trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm của ban quản lý an toàn thực phẩm thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)