Thành lập Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm của ban quản lý an toàn thực phẩm thành phố hồ chí minh (Trang 97 - 114)

Trong thời gian thí điểm, BQLATTP được giao nhiệm vụ của một cơ quan tương đương cấp Sở, nhưng các cơ chế và quy định pháp luật trong một số trường hợp không có hướng dẫn cụ thể cho mô hình thí điểm là BQLATTP, nên còn nhiều lúng túng trong thực tế.

Do đó để tạo điều kiện cho BQLATTP có đầy đủ cơ sở pháp lý, phát huy hơn nữa hiệu quả công tác, phù hợp với thực tế hoạt động như một Sở chuyên ngành trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, đề xuất cho Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh chính thức trở thành Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh, chịu sự quản lý chuyên môn của 3 Bộ: Y tế, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Sở An toàn thực phẩm có Thanh tra Sở là cơ quan của Sở, giúp Giám đốc Sở tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo qui định của pháp luật. Thanh tra Sở có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và các Thanh tra viên. Thanh tra Sở chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc Sở; chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra thành phố, về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ Y tế, Thanh tra Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn, Thanh tra Bộ Công Thương. Chánh Thanh tra Sở An toàn thực phẩm có thẩm quyền xử phạt của Chánh Thanh tra Sở Y tế, Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chánh Thanh tra Sở Công Thương đối với lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở An toàn thực phẩm.

Tiểu kết chƣơng 3

Để bảo đảm ATTP chính là cần nâng cao nhận thức về ATTP, trong đó vẫn là đề cao lương tâm và trách nhiệm của mỗi cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm trong việc chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về bảo đảm ATTP. Mặt khác, chính người dân cũng cần được tuyên truyền để thay đổi hành vi, có trách nhiệm hơn trong vấn đề lựa chọn và sử dụng thực phẩm. Bên cạnh đó, cần nâng cao trách nhiệm của Chủ tịch UBND các cấp và cán bộ, công chức trong công tác QLNN về ATTP. Để tăng cường công tác thực hiện pháp luật về ATTP thì cần phải giải quyết được bài toán về sự chồng chéo trong quản lý giữa các cơ quan quản lý ATTP đây đang là một thực tế tồn tại từ lâu nhưng việc giải quyết vẫn chưa dứt điểm, đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp. Cũng từ đó nguồn “thực phẩm bẩn”, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không qua kiểm dịch vẫn tràn lan trên thị trường. Để ngăn chặn thảm họa từ mất an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người dân, rất cần một cơ chế quản lý tập trung để thực thi pháp luật về ATTP.

KẾT LUẬN

Nhu cầu thực phẩm là nhu cầu tất yếu đối với mỗi người dân tuy nhiên, hiện nay do nhiều mục đích khác nhau và chủ yếu là do lợi nhuận, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm vẫn sử dụng một số phương pháp sản xuất và bảo quản không thật sự hợp lý gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe của người tiêu dùng. Chính vì vậy, việc bảo đảm ATTP ngày càng nóng và cấp thiết đặc biệt là tại Thành phố Hồ Chí Minh một trung tâm kinh tế của cả nước. Thông qua các phương pháp xây dựng các khái niệm, cơ sở lý luận, phân tích, thống kê, tổng hợp và so sánh số liệu, bài nghiên cứu đã làm nổi bật thực trạng thực hiện pháp luật về ATTP của BQLATTP, đồng thời chỉ ra những bất cập, phân tích nguyên nhân và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác này, đảm bảo người dân được tiếp cận thực phẩm an toàn tốt cho sức khỏe. Để xảy ra tình trạng mất ATTP như hiện nay, trách nhiệm thuộc về các cơ quan quản lý Nhà nước; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm; các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp và người tiêu dùng thực phẩm trong đó trách nhiệm chính thuộc về cơ quan quản lý Nhà nước. Bảo đảm ATTP thực sự là một cuộc chiến lâu dài, gian khó của cả xã hội và gắn liền với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, để duy trì phát huy hiệu quả và sự bền vững trong công tác bảo đảm ATTP, trong thời gian tới cần không ngừng mở rộng và nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền cho mọi tầng lớp nhân dân về ý nghĩa của ATTP đối với sức khoẻ con người. Bên cạnh đó các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, kiên quyết và triệt để hơn nữa với sự tham gia đầy đủ của nhà quản lý, nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nhà khoa học và người tiêu dùng. Các cấp có thẩm quyền cũng cần ban hành các chế tài pháp lý để xử phạt nghiêm khắc đối với các trường hợp sản xuất, vận chuyển, buôn bán, chế biến vi phạm các quy định về ATTP tùy theo mức độ cụ thể trong đó, điểm mấu chốt nhất hiện nay đó là sự đồng thuận, quyết

liệt, triệt để của các cơ quan quản lý trong việc triển khai toàn diện các biện pháp bảo đảm ATTP. Có như vậy chúng ta mới bảo vệ được sức khoẻ con người về trước mắt và lâu dài.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí thư (2011), Chỉ thị số 08-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới, Hà Nội.

2. Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh (2019), Tài liệu hội nghị tổng kết công tác bảo đảm an toàn thực phẩm năm 2018 và triển khai kế hoạch năm 2019, Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Chính phủ (2017), Báo cáo số 211/BC-CP ngày 18 tháng 5 năm 2017 của Chính Phủ về tình hình thực thi chính sách, pháp luật về quản lý An toàn thực phẩm giai đoạn 2011 – 2016, Hà Nội.

4. Nguyễn Tiến Dũng (2018), Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực y tế từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội, Hà Nội.

5. Đại học quốc gia Hà Nội – Khoa Luật (2015), Giáo trình lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

7. Đặng Công Hiển (2012), Pháp luật về kiểm soát vệ sinh thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

8. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Nhà nước và Pháp luật (2004), Tài liệu học tập và nghiên cứu môn lý luận chung về nhà nước và pháp luật, tập 1, lưu hành nội bộ.

9. Học viện hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Nhà nước và Pháp luật (2008), Thông tin nhà nước và pháp luật.

10. Học viện hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2006), Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật.

11. Lê Thị Linh (2016), Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

12. Ngân hàng thế giới (2017), Quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm ở Việt Nam những thách thức và cơ hội, Hà Nội.

13. Quốc hội (2010), Luật Thanh tra, Hà Nội.

14. Quốc hội (2010), Luật an toàn thực phẩm, Hà Nội. 15. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội.

16. Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự, Hà Nội.

17. Quốc hội (2016), Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016, Hà Nội.

18. Quốc hội (2017), Nghị quyết số 43/2017/QH14 ngày 21 tháng 6 năm 2017 của Quốc Hội về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2016-2020, Hà Nội.

19. Nguyễn Nữ Linh Tâm (2018), “Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh, quan thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị”, luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật – Đại học Huế.

20. Lê Công Thuấn (2018), “Thực hiện chính sách đảm bảo an toàn thực phẩm từ thực tiễn quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng”, luận văn thạc sĩ Chính sách công, Học viện Khoa học xã hội.

21. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia ATTP giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030, Hà Nội.

22. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 124/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030, Hà Nội.

2016 về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, Hà Nội.

24. Thủ tướng chính phủ (2016), Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19 tháng 6 năm 2017 về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền, Hà Nội.

25. Thủ tướng chính phủ (2016), Quyết định số 2349/QĐ-TTg về thí điểm thành lập Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội.

26. Nguyễn Hợp Toàn (2006), Giáo trình Pháp luật Đại cương, NXB Đại học kinh tế Quốc dân;

27. Trường cán bộ Thanh tra (2017), Tài liệu bồi dưỡng cho công chức được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, Hà Nội.

28. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2016), Báo cáo số 220/BC- UBND ngày 12 tháng 12 năm 2016 việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

29. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Quyết định số 06/2017/QĐ-UBND ngày 02 tháng 02 năm 2017 về ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành Phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

30. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Quyết định số 6179/QĐ-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2017 về việc phê duyệt đề án Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh trong giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn đến năm 2025, thành phố Hồ Chí Minh.

31. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ vềtăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn

thành phố Hồ Chí Minh năm 2017, Thành phố Hồ Chí Minh.

32. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2018), Kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ vềtăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2018, Thành phố Hồ Chí Minh.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Văn bản quy định của pháp luật về ATTP

STT Tên loại

văn bản

Số văn bản Ngày ban

hành

Trích yếu

CHÍNH PHỦ

1 Nghị định 15/2018/NĐ-CP 02/02/2018 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm 2 Nghị định 89/2006/NĐ-CP 30/9/2006 về nhãn hàng hóa (hết hiệu lực từ

ngày 01/6/2017)

3 Nghị định 94/2012/NĐ-CP 12/11/2012 về sản xuất, kinh doanh rượu (hết hiệu lực từ 01/11/2017)

4 Nghị định 38/2012/NĐ-CP 25/4/2012

Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm (hết hiệu lực từ ngày 02/02/2018) 5 Nghị định 103/2013/NĐ-CP 12/9/2013 Quy định về xử phạt vi phạm hành

chính trong hoạt động thủy sản

6 Nghị định 119/2013/NĐ-CP 9/10/2013

Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi

7 Nghị định 178/2013/NĐ-CP 14/11/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP

8 Nghị định 100/2014/NĐ-CP 06/11/2014

Quy dinh về kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, bình bú và vú ngậm nhân tạo

9 Nghị định 67/2016/NĐ-CP 01/7/2016

Quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế

10 Nghị định 09/2016/NĐ/CP 28/01/2016 Quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm

11 Nghị định 31/2016/NĐ-CP 06/5/2016

Quy định XPVPHC trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật

12 Nghị định 77/2016/NĐ-CP 01/7/2016

Sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương

STT Tên loại văn bản

Số văn bản Ngày ban

hành

Trích yếu

13 Nghị định 41/2017/NĐ-CP 05/4/2017

Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

14 Nghị định 43/2017/NĐ-CP 14/4/2017 về nhãn hàng hóa 15

Nghị định 08/2018/NĐ-CP 15/01/2018

Sửa đổi một số Nghị định liên quan đến Điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương

16

Nghị định 15/2018/NĐ-CP 02/02/2018 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm 17

Nghị định 155/2018/NĐ-CP 12/11/2018

Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế

THỦ TƢỚNG CHÍNH PHỦ

1 Quyết định 38/2015/QĐ-TTg 09/9/2015

Thí điểm triển kahi thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại quận, huyện, thị xã và phường, xã, thị trấn của Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

2 Quyết định 47/2018/QĐ-TTg 26/11/2018

Thí điểm triển khai thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và xã, phường, thị trấn thuộc huyện quận, thị xã, thành phố của 09 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Gia Lai

BỘ Y TẾ, BỘ CÔNG THƢƠNG, BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

1 Thông tư liên tịch 13/2014/ TTLT- BYT-BCT- BNNPTNT 09/4/2014

Hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm 2 Thông tư liên tịch 34/2014/ TTLT- BYT-BCT- BNNPTNT 27/10/2014

Hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn

STT Tên loại văn bản

Số văn bản Ngày ban

hành Trích yếu 3 Thông tư liên tịch 20/2013/TTLT- BYT-BCT- BNNPTNT 01/8/2013

Quy định điều kiện, trình tự thủ tục chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước

BỘ Y TẾ

1 Thông tư 19/2012/TT-BYT 09/11/2012

Hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định ATTP (hết hiệu lực từ ngày 15/11/2018)

2 Thông tư 15/2012/TT-BYT 12/9/2012

Quy định điều kiện chung bảo đảm ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm (hết hiệu lực từ ngày 12/11/2018)

3 Thông tư 16/2012/TT-BYT 22/10/2012

Quy định về diều kiện ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm của ban quản lý an toàn thực phẩm thành phố hồ chí minh (Trang 97 - 114)