Thực trạng hoạch định chính sách và triển khai các chương trình bảo đảm an

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm của ban quản lý an toàn thực phẩm thành phố hồ chí minh (Trang 53 - 57)

trình bảo đảm an toàn thực phẩm

ATTP là một trong những vấn đề mà Thành phố từ lâu đã đặc biệt quan tâm và xem đây là vấn đề có ý nghĩa lớn đối với kinh tế - xã hội. Để cụ thể hóa Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề ATTP trong tình hình mới. Với vai trò là cơ quan tham mưu về ATTP (theo Khoản 1 Điều 4 Quyết định số 06/2017/QĐ-UBND ngày 02 tháng 02 năm 2017 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh), BQLATTP có nhiệm vụ: “Xây dựng, trình UBND Thành phố ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực ATTP; chương trình, quy hoạch, đề án, dự án, kế hoạch dài hạn và hàng năm về lĩnh vực ATTP”. Trong 02 năm đi vào hoạt động (năm 2017-2018) BQLATTP đã tham mưu UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành 17 văn bản triển khai, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác đảm bảo ATTP địa bàn Thành phố và tham mưu 13 văn bản cho Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP Thành phố Hồ Chí Minh (phụ lục 2).

UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã phê duyệt các Chương trình, Đề án trọng điểm bảo đảm ATTP trên địa bàn như sau:

- Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn Thành phố đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 (Quyết định số 1494/QĐ-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2013 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh). Trong đó, xây dựng Chương trình Mục tiêu phát triển rau an toàn trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2011 - 2015, Chương trình Mục tiêu phát triển rau an toàn trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016 – 2020.

- Quy hoạch sản xuất nông nghiệp phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 5930/QĐ- UBND ngày 28 tháng 12 năm 2009 của UBND Thành phố). Triển khai Chương trình Mục tiêu phát triển giống cây, giống con chất lượng cao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020;

- Đề án Phát triển sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại các xã nông thôn mới bao gồm: các mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, cánh đồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP, sản xuất rau theo hướng hữu cơ sinh học, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa nhằm nâng cao giá trị sản xuất; Các mô hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP đã làm giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, giống bình quân 30 triệu đồng/ha/năm. Trên cơ sở kết quả đạt được từ các mô hình theo tiêu chuẩn VietGAP có sự hỗ trợ từ Nhà nước, bà con nông dân tự nhân rộng cho các chủng loại rau khác và duy trì, mở rộng việc sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP;

- Chương trình Gắn kết thu mua sản phẩm, xây dựng và mở rộng các mô hình sản xuất theo quy trình thực hiện chăn nuôi tốt;

- Chương trình Kiểm soát dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong chăn nuôi tôm ở huyện Cần Giờ và huyện Nhà Bè;

- Chương trình Bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh các năm;

- Chương trình Kết nối cung - cầu hàng hóa với các Tỉnh Đông - Tây Nam Bộ;

- Đề án Chuỗi thực phẩm an toàn (theo Quyết định số 26/2016/QĐ- UBND ngày 21 tháng 6 năm 2016 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành quy chế cấp và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện tham gia chuỗi thực phẩm an toàn của Thành phố Hồ Chí Minh) với mục tiêu góp phần cải

thiện ATTP thông qua đổi mới tổ chức sản xuất và phương thức quản lý ATTP theo Luật an toàn thực phẩm năm 2010 đó là “quản lý ATTP phải được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích nguy cơ đối với ATTP”. Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên trong cả nước xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn. Thông qua việc xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn, đã thiết lập hệ thống quản lý giám sát sản phẩm xuyên suốt từ khâu sản xuất đến người tiêu dung, nhằm mục tiêu cung cấp thực phẩm an toàn cho người dân. Đề án này cũng được đẩy mạnh thông qua công tác truyền thông đã góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đồng thời nâng cao nhận thức của người tiêu dùng trong việc lựa chọn sản phẩm. Theo đó, BQLATTP chủ động mở rộng liên kết, phối hợp với các tỉnh trong quản lý và kết nối tiêu thụ sản phẩm an toàn, cụ thể: ký kết phối hợp quản lý và kết nối tiêu thụ nông sản, thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn giữa BQLATTP với các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh Long An, Lâm Đồng, Bình Thuận, Sóc Trăng, Đồng Tháp. Thông qua ký kết, mục tiêu xây dựng, phát triển các chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản an toàn giữa các tỉnh và Thành phố Hồ Chí Minh được kiểm soát chặt chẽ từ khâu sản xuất ban đầu (trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác) đến cơ sở sơ chế, giết mổ, chế biến, kinh doanh sản phẩm nông sản và truy xuất được nguồn gốc, xuất xứ. Từ tháng 4 năm 2017 đến ngày 31 tháng 12 năm 2018, công tác phối hợp thẩm định, kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận chuỗi tăng đáng kể: Đến nay Ban Quản lý Đề án chuỗi thực phẩm an toàn đã cấp 351 Giấy chứng nhận chuỗi thực phẩm an toàn cho 187 trang trại, cơ sở sản xuất, sơ chế, kinh doanh vào chuỗi thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tiền Giang, Long An, Lâm Đồng, Hậu Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bình Thuận, Đắk

Nông với tổng sản lượng 149.917,37 tấn/năm (tăng gấp gần 6 lần so với thời điểm tiếp nhận từ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm: 60 giấy).

- Đề án quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo, thịt gia cầm và trứng gia cầm (Quyết định số 4199/QĐ-UBND ngày 15/8/2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Đề án Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo thuộc Dự án Mô hình Chợ thí điểm bảo đảm ATTP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020). Với mục tiêu đề án quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo, thịt gia cầm và trứng gia cầm do Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì thực hiện, thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố tại văn bản số 691/UBND-KT ngày 13/02/2018 về chuyển giao Đề án Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo, thịt gia cầm và trứng gia cầm và Dự án mô hình chợ thí điểm bảo đảm ATTP từ Sở Công Thương, BQLATTP đã nhanh chóng tiếp nhận bàn giao và phối hợp các Sở, ngành liên quan tiếp tục triển khai Đề án theo quy chế đã được duyệt. Từ khi nhận bàn giao đến nay đã tổ chức tiếp nhận 22 hồ sơ và cấp mã code cho 16 cở sở (03 trang trại chăn nuôi heo, 03 cơ sở giết mổ heo, 08 cơ sở kinh doanh heo, 01 trại chăn nuôi gà, 01 cơ sở kinh doanh trứng gia cầm) đăng ký tham gia Đề án. BQLATTP cũng đã phối hợp với Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Công nghệ cao, Chợ đầu mối Bình Điền, Hóc Môn và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh khảo sát tình hình thực hiện truy xuất nguồn gốc theo Đề án Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo, thịt gia cầm, trứng gia cầm tại các tỉnh: Đồng Nai, Long An, Bình Dương.

- Dự án mô hình chợ thí điểm bảo đảm ATTP (theo Quyết định số 6727/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2017 của UBND thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt dự án mô hình chợ thí điểm bảo đảm ATTP tại thành phố Hồ Chí Minh). Với mục tiêu: xây dựng và phát triển mạng lưới chợ truyền thống

đáp ứng các tiêu chí, yêu cầu về điều kiện đảm bảo ATTP, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn Thành phố, bảo đảm an toàn sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng; Nâng cao chất lượng phục vụ tại chợ, từng bước thực hiện văn minh thương mại phù hợp xu hướng hội nhập quốc tế và sự phát triển của thành phố; Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý chợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành chức năng trong việc thực hiện kiểm tra, giám sát ATTP. BQLATTP luôn chủ động và thường xuyên tổ chức các hoạt động phối hợp với Sở Công Thương và các đơn vị có liên quan khảo sát điều kiện cơ sở vật chất chợ kinh doanh thực phẩm, tình hình triển khai thực hiện Dự án Mô hình chợ thí điểm bảo đảm ATTP tại Chợ Đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn và Chợ Bến Thành, đến nay về cơ bản các đơn vị kinh doanh trong chợ (các sạp kinh doanh ngành hàng thịt heo) đã hoàn thiện về cơ sở vật chất theo đúng tiêu chí của Dự án đề ra. Qua đó cho thấy, việc hoạch định chính sách, triển khai các chương trình ATTP tại Thành phố Hồ Chí Minh đã đáp ứng kịp thời, đầy đủ các chương trình, chỉ đạo của Trung ương trong công tác quản lý Nhà nước về ATTP.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm của ban quản lý an toàn thực phẩm thành phố hồ chí minh (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)