Đẩy mạnh việc thông tin, tuyên truyền, truyền thông pháp luật về an toàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm của ban quản lý an toàn thực phẩm thành phố hồ chí minh (Trang 93 - 96)

theo Điều 317 Bộ Luật Hình sự năm 2017 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) nhằm tác động tới ý thức người sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

3.5. Đẩy mạnh việc thông tin, tuyên truyền, truyền thông pháp luật về an toàn thực phẩm về an toàn thực phẩm

Cần triển khai quyết liệt và thường xuyên hơn công tác giáo dục, truyền thông, phổ biến kiến thức về ATTP cho cộng đồng với các hình thức phương tiện tuyên truyền đa dạng, phong phú cả ở cấp Trung ương và địa phương, đặc biệt chú trọng phổ biến cho cộng đồng về Luật an toàn thực phẩm và các văn bản pháp luật liên quan về ATTP.

- Tiếp tục duy trì “Tháng hành động vì ATTP” trong những năm tới, đây là một chiến dịch với hai mũi giáp công là tuyên truyền, giáo dục và thanh tra, kiểm tra để giải quyết và làm giảm đi vấn đề đang bức xúc nổi lên liên quan đến ATTP; giảm các nguy cơ cho sức khỏe nhân dân và tăng phát triển kinh tế - xã hội.

- Bố trí đủ nhân lực, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ năng truyền thông về ATTP cho đội ngũ chuyên trách và các tuyên truyền viên từ cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện xuống cấp xã. Chú trọng phát triển đội ngũ tuyên truyền viên cấp xã.

- Đổi mới, nâng cao hiệu quả các hình thức, phương pháp truyền thông, giáo dục ATTP: kết hợp truyền thông đại chúng và truyền thông trực tiếp; kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với từng nội dung, từng đối tượng.

- Tăng cường liên kết, lồng ghép nội dung truyền thông về ATTP với các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn và các chương trình có liên quan khác để tận dụng nguồn nhân lực, thông tin và kinh phí chuyển tải các thông điệp truyền thông tới từng đối tượng.

- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác giáo dục truyền thông, phải xã hội hóa thì mới phát huy được sức mạnh của doanh nghiệp, tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức đoàn thể, nâng cao nhận thức và thực hành cho mọi tầng lớp xã hội, tạo được phong trào dân trí cao.

- Tuyên truyền, phổ biến các kiến thức, quy định của pháp luật về ATTP trên các phương tiên thông tin đại chúng; xây dựng thành chuyên mục định kỳ hàng tháng để tuyên truyền trên hệ thống phát thanh, truyền hình, đặc biệt trên hệ thống đài truyền thanh xã, phường, thị trấn; công tác này phải được làm thường xuyên, liên tục trong năm.

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, quy định của pháp luật về ATTP cho các cán bộ quản lý Nhà nước về ATTP, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

- Tổ chức ký cam kết với các tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm, cam kết không vận chuyển, kinh doanh hàng thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo ATTP.

Đặc biệt cần chú trọng vào việc truyền thông nguy cơ cũng như các chiến lược ứng phó với các sự cố ATTP vì chúng rất có khả năng sẽ tiếp tục xảy ra, có rất nhiều nhận thức và quan niệm sai lầm về ATTP, không chỉ người tiêu dùng mà cả người quản lý và nhà nghiên cứu. Chính vì cần nỗ lực để giải quyết cách thức này thông qua các nghiên cứu cung cấp bằng chứng khoa học đáng tin cậy về đánh giá nguy cơ và truyền thông kết quả này tới các bên liên quan. Đánh giá nguy cơ ATTP hiện còn rất hạn chế do đó cần xây dựng năng lực về các nội dung trọng yếu này và giao cho một đơn vị được thành lập với chức năng nghiên cứu, đào tạo phụ trách. Quá trình đánh giá nguy cơ cần được tách biệt khỏi quản lý nguy cơ và đưa ra các kết quả đảnh giá khách quan về các yếu tố nguy cơ, cùng với các phân tích về khía cạnh kinh tế để từ đó phân loại và xác định các nguy cơ ưu tiên quản lý. Cần

xây dựng và vận hành một hệ thống giám sát thống nhất và toàn diện về các bệnh truyền qua thực phẩm. Hệ thống giám sát và thanh tra cần dựa vào nguy cơ nhưng cũng cần hướng tới chuyển dần từ cách tiếp cận “thanh tra - xử phạt” sang mô hình “hợp tác tự kiểm tra”. Hệ thống xét nghiệm có thể được tăng cường thông qua đánh giá năng lực. Đào tạo và nâng cao năng lực là rất quan trọng, tuy nhiên việc thay đổi hành vi rất hiếm khi xảy ra trừ khi có những thay đối về hệ thống động viên, khuyến khích. Đã có nhiều sáng kiến quản lý ATTP được áp dụng đầy hứa hẹn, tuy nhiên các sáng kiến này cần được tiếp tục phát triển để tăng thị phần trên thị trường cũng như có được niềm tin của người tiêu dùng.

Bên cạnh khắc phục những tồn tại yếu kém, phê phán những hành vi vi phạm pháp luật về ATTP cần biểu dương những điển hình tiên tiến, tránh đưa thông tin hoang mang trong dư luận ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội.

3.6. Tăng cƣờng năng lực kiểm nghiệm thực phẩm, kiểm soát các nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm

Nâng cao tỷ lệ số phòng kiểm nghiệm đạt chuẩn ISO 17025 và tiêu chuẩn thực hành tốt phòng thí nghiệm. Tăng số chỉ tiêu vi sinh, hóa lý được kiểm nghiệm tại các phòng xét nghiệm. Tiếp tục đầu tư về hạ tầng, trang thiết bị cho các phòng xét nghiệm của Trung ương đủ năng lực đóng vai trò là phòng xét nghiệm kiểm chứng về ATTP. Đầu tư kinh phí nâng cấp một số phòng thí nghiệm để đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, nâng cao năng lực các phòng thí nghiệm phân tích hiện có, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư mới các phòng thí nghiệm...Tăng cường đầu tư trang thiết bị cho các tuyến, từng bước hiện đại hóa trang thiết bị kiểm nghiệm ATTP nhằm nâng cao chất lượng xét nghiệm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; Phát triển các mô hình đầu tư liên doanh, liên kết, chuyển giao công nghệ với các hãng sản xuất trang thiết bị xét nghiệm có uy tín trên thế giới; Tăng cường

chia sẻ thông tin giữa các phòng kiểm nghiệm quốc gia, khu vực, các phòng kiểm nghiệm quốc tế nhằm phổ biến kinh nghiệm hoạt động xét nghiệm đảm bảo ATTP; Nên triển khai và nhân rộng hình thức đặt một số máy kiểm nghiệm nhanh tại các cở sở thương mại thực phẩm, nhất là tại các chợ truyền thống. Theo các chuyên gia, đây sẽ là thiết bị kiểm tra nhanh, tập trung vào “soi” chỉ tiêu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh, chất bảo quản,…

Để kiểm soát các nguy cơ gây mất ATTP, cần xây dựng, vận hành hệ thống giám sát ATTP tại các phòng thí nghiệm và hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi; Xây dựng cơ chế phối hợp liên thông với các đơn vị kiểm nghiệm và các doanh nghiệp kinh doanh hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh làm cơ sở đánh giá mối nguy ô nhiễm thực phẩm, vận hành hệ thống giám sát, phân tích, đánh giá mối nguy ô nhiễm thực phẩm trên địa bàn.

Có lộ trình để giải quyết dứt điểm những vấn đề còn tồn tại trong quản lý ATTP như: kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, giết mổ nhỏ lẻ; kiểm soát chặt chẽ nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, kinh doanh thực phẩm, thực phẩm có nguy cơ cao, kiểm soát kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm của ban quản lý an toàn thực phẩm thành phố hồ chí minh (Trang 93 - 96)