thực phẩm
Kiểm nghiệm thực phẩm là việc thực hiện một hoặc các hoạt động thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn tương ứng đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bổ sung vào thực phẩm, bao gói, dụng cụ, vật liệu chứa đựng thực phẩm. Theo Luật an toàn thực phẩm năm 2010 và Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính quy định chi tiết một số điều Luật an toàn thực phẩm thì các Bộ quản lý ngành quy định điều kiện đối với cơ sở kiểm nghiệm và cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng. Do đó, mỗi Bộ có mạng lưới phòng xét nghiệm riêng với năng lực khác nhau. Một số tỉnh lớn cũng có phòng dịch vụ phân tích xét nghiệm riêng, ví dụ như Trung tâm Dịch vụ Khoa học Kỹ thuật và Y tế Dự phòng về ATTP. Ngoài ra, còn có các phòng xét nghiệm tư nhân cung cấp dịch vụ phân tích và thử nghiệm.
Phân tích nguy cơ được dùng để ước lượng nguy cơ đối với sự an toàn và sức khỏe con người để xác định và triển khai các biện pháp phù hợp để kiểm soát nguy cơ và để truyền thông tới các đối tượng chủ chốt về nguy cơ và công cụ ứng dụng. Bệnh truyền qua thực phẩm là vấn đề Y tế công cộng quan trọng tại Việt Nam. Nhiễm bẩn đối với các thực phẩm tiêu thụ phố biến như thịt lợn và rau có thể diễn ra tại các khâu khác nhau trong chuỗi giá trị thực phẩm. Do đó cần hiểu các vấn đề ATTP xảy ra như thế nào, ở giai đoạn nào để giảm thiểu và ngăn chặn các bệnh truyền qua thực phẩm. Phân tích nguy cơ là cách tiếp cận quản lý ATTP để trả lời cho câu hỏi của các nhà hoạch định chính sách và cộng đồng xoay quanh vấn đề: thực phẩm của chúng ta có an toàn không? Nếu có các nguy cơ ATTP, vậy nguy cơ ở mức
nào (đánh giá nguy cơ), cách tốt nhất để giảm thiểu những nguy cơ này là gì (quản lý nguy cơ) và làm thế nào để chúng ta tuyên truyền những thông tin về nguy cơ ATTP tới các bên liên quan (truyền thông nguy cơ)? Đánh giá nguy cơ sẽ giúp xác định các điểm kiểm soát trọng điểm và các chiến lược quản lý cần thiết áp dụng để loại bỏ hoặc giảm thiểu các nguy cơ. Do đó, cần phân biệt rõ các mối nguy và các nguy cơ ATTP. Tuy nhiên, phân tích nguy cơ hiện vẫn chưa được hiểu rõ và chưa được áp dụng rộng rãi ở các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam [12].
Hiện nay, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương tổ chức thực hiện chương trình giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn sự cố ATTP, tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn đối với những sự cố về ATTP ở nước ngoài có nguy cơ ảnh hưởng đến Việt Nam thuộc lĩnh vực được phân công quản lý và UBND các cấp có trách nhiệm phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về ATTP trong phạm vi địa phương.
1.4. Những yếu tố ảnh hƣởng đến thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm
Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến việc bảo đảm ATTP như trình độ nhận thức của dân chúng về vấn đề ATTP, điều kiện kinh tế, xã hội của từng địa phương, những tập tục, thói quen lâu đời trong sinh hoạt, ăn uống, chế biến thực phẩm.