Thực tiễn về an toàn thực phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm của ban quản lý an toàn thực phẩm thành phố hồ chí minh (Trang 46 - 49)

Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt có diện tích 2.059,54 Km2 , dân số hiện nay khoảng hơn 12 triệu người. Là một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, là đầu tàu, động lực, có sức thu hút và sức lan tỏa lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí chính trị quan trọng, đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của khu vực và cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối lưu thông và tiêu thụ một lượng lớn thực phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân Thành phố.

Trong thời gian qua công tác bảo đảm ATTP của Thành phố Hồ Chí Minh luôn được tăng cường, huy động sức mạnh liên ngành triển khai đồng bộ nhiều giải pháp cụ thể nhằm cải thiện tình hình như xây dựng và phát triển các mô hình về chăn nuôi gia súc, gia cầm trồng rau, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản an toàn, xây dựng 03 chợ đầu mối nông sản thực phẩm, quản lý thực phẩm theo chuỗi thực phẩm an toàn, hỗ trợ các cơ sở áp dụng các quy phạm thực hành sản xuất tốt (GMP – tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt, HACCP – hệ thống quản lý mang tính chất phòng ngừa nhằm đảm bảo ATTP) trong quá trình sản xuất thực phẩm, xây dựng phường, xã điểm kiểm soát ATTP kinh doanh thức ăn đường phố. Đặc biệt, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành, chuyên ngành về ATTP, thực hiện xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, xử lý tiêu hủy thực phẩm không an toàn, truy xuất hàng hóa không đảm bảo về ghi nhãn thực phẩm. Công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về

ATTP được chú trọng và thực hiện thường xuyên liên tục với nhiều loại hình phong phú, đa dạng đã từng bước nâng cao kiến thức thực hành của người dân trong việc chọn mua thực phẩm an toàn. Tuy nhiên, thực trạng sản xuất và kinh doanh nông sản trên địa bàn thành phố, thực phẩm chủ yếu vẫn ở quy mô nhỏ lẻ, một bộ phận người sản xuất, kinh doanh do thiếu lương tâm, thiếu ý thức đạo đức kinh doanh, chạy theo lợi nhuận đưa ra thị trường những sản phẩm không bảo đảm an toàn. Trong khi sản lượng nông sản tự sản xuất tại thành phố chỉ đáp ứng được khoảng 15–20% nhu cầu, phần còn lại phải nhập từ các tỉnh hoặc nhập khẩu qua nhiều đường khác nhau, phần lớn chưa kiểm soát được nguồn gốc.

Công tác liên kết, phối hợp với các tỉnh trong khu vực hình thành các vùng sản xuất nông sản thực phẩm an toàn cung cấp cho thị trường Thành phố được các ngành quan tâm triển khai, đã từng bước hình thành các chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng Thành phố, kết nối việc liên kết, bao tiêu sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất, sơ chế, phân phối sản phẩm nông sản thực phẩm trên địa bàn Thành phố và các trang trại, hợp tác xã, nông hộ sản xuất tại các tỉnh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu sản phẩm và liên kết bao tiêu sản phẩm của người dân tại vùng sản xuất. Tuy nhiên, việc kiểm soát nguồn gốc nông sản thực phẩm có nguồn gốc từ các tỉnh vẫn có những khó khăn nhất định như năng lực kiểm soát việc sử dụng chất cấm, lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi, hóa chất bảo vệ thực vật trong trồng trọt tại các tỉnh còn hạn chế. Hiện nay chưa có quy định giấy chứng nhận về ATTP đi kèm lô hàng đối với rau quả, thủy sản, cơ chế, chính sách để áp dụng biện pháp tạm giữ lô hàng nghi ngờ về ATTP chờ kết quả xét nghiệm làm cơ sở xử lý vi phạm dẫn đến hàng hóa bị phân tán, tiêu thụ hết trước khi có kết quả kiểm nghiệm, cán bộ thực hiện nhiệm vụ chưa mạnh dạn áp dụng biện pháp tạm giữ lô hàng nghi ngờ để xét nghiệm (cơ sở pháp lý để

tạm giữ lô hàng nghi ngờ, trong trường hợp kết quả xét nghiệm sai biệt với nhận định ban đầu, dẫn đến khiếu kiện của đối tượng do giá trị sản phẩm bị giảm trong quá trình tạm giữ). Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo đúng quy định gây ô nhiễm nguồn nước cũng như tồn dư các hóa chất này trong thực phẩm. Việc bảo quản thực phẩm không đúng quy cách tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển đã dẫn đến các vụ NĐTP. Các bệnh do thực phẩm gây nên không chỉ là các bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn mà còn là các bệnh mãn tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại từ môi trường bên ngoài vào thực phẩm, gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, trong đó có bệnh tim mạch và ung thư.

Theo báo cáo của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, tình hình NĐTP trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011-2015 là 34 vụ, 2.857 người mắc, tỷ lệ trung bình người NĐTP cấp tính trong các vụ là 4,76/100.000 dân. Tình hình NĐTP khi thành lập BQLATTP từ năm 2017-2018 là 07 vụ (không có trường hợp nào tử vong), tổng cộng 129 người mắc, tỷ lệ ca NĐTP năm 2018 là 0,77 người/100.000 dân, thấp hơn so với chương trình mục tiêu quốc gia đề ra đến năm 2020 là dưới 7 người/100.000 dân (xem Bảng 2.1). Nhiều năm liền Thành phố không có ca tử vong do NĐTP.

Bảng 2.1: Thống kê Ngộ độc thực phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh

Năm Số vụ ngộ độc (>30 ngƣời mắc) Số vụ ngộ độc (<30 ngƣời Số ngƣời mắc (ngƣời) Nguyên nhân Vi sinh Hóa lý 2017 0 04 52 4 0 2018 1 2 77 2 1

Bộ máy quản lý ATTP tuy đã được tăng cường trong nhiều năm qua nhưng cơ bản vẫn còn thiếu và hạn chế về năng lực, nghiệp vụ, cơ chế phân công và phối hợp quản lý giữa các Bộ ngành Trung ương, các Sở - ngành vẫn còn nhiều vấn đề chưa phù hợp với thực tế, các quy định pháp luật trong thanh tra, kiểm tra, xử lý còn nhiều điểm chưa hợp lý, chưa có nhiều biện pháp chế tài đủ mạnh,… nên nguy cơ xảy ra dịch bệnh lây truyền qua thực phẩm, NĐTP cấp tính, nhất là ngộ độc mãn tính khá cao. Nhiều loại thực phẩm chứa các chất độc hại được phát hiện, đã gây nên tâm trạng bất an và bức xúc của người dân, người tiêu dùng.

Các chốt chặn tại cửa ngõ Thành phố được tăng cường, phát hiện, xử lý tiêu hủy được nhiều vụ vận chuyển sản phẩm động vật không đảm bảo ATTP, tuy nhiên chưa ngăn chặn dứt điểm tình trạng này do Chi cục Chăn nuôi và Thú y không có thẩm quyền chặn dừng phương tiện có dấu hiệu vi phạm để kiểm tra mà phải có lực lượng Cảnh sát giao thông phối hợp, việc hình thành các đường cao tốc như Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Dây, Đồng Nai; Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương, Tiền Giang tạo điều kiện thuận lợi trong lưu thông hàng hóa nhưng tiềm ẩn nguy cơ các đối tượng vi phạm trốn tránh các trạm kiểm dịch động vật tại các cửa ngõ ra vào Thành phố, cần có sự phối hợp với Cảnh sát giao thông lưu động kiểm tra khi chưa có điều kiện bố trí chốt chặn kiểm tra tại các tuyến cao tốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm của ban quản lý an toàn thực phẩm thành phố hồ chí minh (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)