Được xác định là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh; có tiềm năng lớn về phát triển các ngành công nghiệp, thương mại - dịch vụ và đô thị của thành phố Hải Phòng, huyện Thủy Nguyên bước vào thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2015- 2020 với tâm thế tích cực, đó là củng cố các tiền đề vật chất, tập trung thực hiện các cơ chế và giải pháp có tính đột phá để đưa Thủy Nguyên thực sự trở thành một vùng kinh tế động lực, một trung tâm Hành chính - Chính trị mới của thành phố Hải Phòng.
Huyện Thủy Nguyên đã tập trung tranh thủ các nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh, thuận lợi để các thành phần kinh tế phát triển, thu hút được nhiều dự án đầu tư
trong và ngoài nước. Giai đoạn 2015-2018, trên địa bàn huyện đã khởi công triển khai thực hiện nhiều công trình, dự án có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, các dự án về xây dựng nông thôn mới, các dự án về phúc lợi xã hội,... mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng. Huyện cũng chủ động thực hiện nâng tỷ lệ lấp đầy các khu, cụm công nghiệp đã được Thành phố và Chính phủ
phê duyệt, đặc biệt tại Khu đô thị, công nghiệp và dịch vụ VSIP Hải Phòng. Đến nay, trên địa bàn huyện, hiện có trên 2.000 doanh nghiệp với tổng số vốn và tài sản ước trên 80.000 tỷ đồng, doanh thu trên 22.000 tỷ đồng, đóng góp cho ngân sách Nhà nước trên 3.000 tỷ đồng [56].
Song song với phát triển công nghiệp và dịch vụ, các lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản cũng được duy trì phát triển toàn diện với nhiều mô hình sản xuất hàng hoá theo hướng liên kết, chuỗi giá trị và các vùng sản xuất tập trung. Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉđạo
thực hiện, thực sự trở thành phong trào lớn, tạo bước chuyển biến đậm nét trong diện mạo nông thôn mới của huyện Thủy Nguyên. Đến nay đã có 19/35 xã cơ bản hoàn thành vềđích nông thôn mới. Huyện Thủy Nguyên đạt 06-07/09 tiêu chí huyện nông thôn mới.
Qua 3 năm (2016-2018) triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
huyện lần thứ XXIV, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện đạt 14,9%/năm (trong đó: nhóm ngành nông, lâm, thủy sản tăng 2,0%; Công nghiệp - Xây dựng tăng 17,8%; Dịch vụ tăng 17%). Tỷ trọng giá trị sản xuất các ngành chuyển dịch đúng hướng: Nông, lâm, thuỷ sản giảm từ 18,2% năm 2015 xuống còn 12,7% vào năm 2018; Công nghiệp - Xây dựng tăng từ 47,9% năm 2015 lên 51,6% năm 2018; Dịch vụ tăng từ 33,9% năm 2015 lên 35,7% năm 2018. Thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình (theo giá thực tế) tăng gấp 1,4 lần, từ
36 triệu đồng/người/năm vào năm 2015 ước đến năm 2018 là 51,4 triệu
đồng/người/năm. Thu ngân sách nhà nước các năm 2016, 2017 và năm 2018 cơ
bản đạt chỉ tiêu kế hoạch năm, trong đó các khoản thu thường xuyên tăng bình quân 21,4%/năm. Tổng đầu tư toàn xã hội của huyện giai đoạn 2016-2018 đạt 6.780 tỷđồng, tăng bình quân 16,3%/năm [56].
Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Hiện nay, trên địa bàn huyện có hơn 20 xí nghiệp, nhà máy, hàng trăm cơ sở sản xuất - kinh doanh, Công ty Trách nhiệm hữu hạn hoạt động đã tạo lập môi trường sản xuất - kinh doanh sôi động, cạnh tranh lành mạnh, góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng trên địa bàn huyện. Cùng với những thành tựu đạt được, Thủy Nguyên còn đón nhận nhiều dự án lớn đang được đầu tư trên địa bàn như: tuyến Quốc lộ 10 từ Bến Kiền, Đá Bạc sang tỉnh Quảng Ninh; Nhà máy nhiệt điện 600 MW (xã Tam Hưng); Nhà máy xi măng Hải Phòng (thị trấn Minh Đức); Nhà máy xi măng Chimfong, Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền,... Đây sẽ là những nền tảng cơ bản cho sự phát triển của Thủy Nguyên trong tương lai.
Bên cạnh đó, phát huy lợi thế của vùng ven đô giáp hải cảng, Thủy Nguyên có điều kiện phát triển du lịch, thương mại và dịch vụ với nhiều thắng cảnh đẹp như: hồ sông Giá, hang Lương, hang Vua, khu vực núi Tràng Kênh... và nhiều công trình kiến trúc độc đáo, đền thờ, miếu mạo đã được Nhà nước công nhận và xếp hạng cùng với những lễ hội truyền thống độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc.
Có thể nói, bức tranh kinh tế Thủy Nguyên trong giai đoạn hiện nay đã có những gam màu sáng, hoạt động kinh tế sôi động hơn đã mang lại hơi thở mới trong cuộc sống của người dân. Đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân Thủy Nguyên được cải thiện rõ rệt nhờ các biện pháp chăm lo đầu tư cơ sở
hạ tầng, phát triển văn hóa giáo dục.
Công tác y tế, dân số và chăm sóc sức khỏe cộng đồng được quan tâm,
đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa. Đến nay, huyện đã hoàn thành chương trình
đưa bác sĩ về cơ sở, sửa chữa các trạm y tế xã, đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện
đại, phục vụ tốt công tác khám, chữa bệnh. Đặc biệt, công tác giáo dục, chăm sóc, bảo vệ trẻ em được quan tâm thường xuyên bằng hành động thiết thực như
duy trì tốt hoạt động giảng dạy ở các lớp học tình thương, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hòa nhập cộng đồng. Các hoạt động văn hóa, thể thao quần chúng phát triển mạnh mẽ. Công tác xã hội hoá thể thao được đẩy mạnh từ cấp huyện đến cơ sở, góp phần rèn luyện sức khoẻ nhân dân. Các môn bơi lặn, bóng
đá thiếu niên nhi đồng, điền kinh trong sân đều đạt thành tích cao.
Về xây dựng cơ bản, huyện chỉ đạo các ban ngành thực hiện xong quy hoạch chi tiết thị trấn Núi Đèo, thị trấn Minh Đức, Khu đô thị mới Bắc Sông Cấm và lập dự án khai thác tài nguyên nước ngọt hồ sông Giá. Ngoài ra, huyện còn tiến hành xây dựng 2 Nhà máy nước loại nhỏ ở xã Tân Dương, xã Lập Lễ, hệ thống cấp nước ở xã Lại Xuân.
Hệ thống giao thông vận tải phát triển mạnh về số lượng và chất lượng,
Đến nay, huyện Thủy Nguyên đã cơ bản hoàn thành việc bàn giao lưới điện trung áp ở các xã, thị trấn, đưa vào sử dụng 5 công trình bằng nguồn vốn phụ thu và một phần đóng góp của nhân dân.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Thủy Nguyên đã và đang hình thành một số
khu đô thị mới như Khu đô thị, công nghiệp và dịch vụ VSIP Hải Phòng, Khu đô thị Bắc Sông Cấm, Khu đô thị Gò Gai, Khu đô thị Quang Minh Green City.
2.2. Tình hình tuyển dụng và sử dụng công chức xã ở huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng
2.2.1. Tuyển dụng
Trong thời gian qua cùng với sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, sự ủng hộ
của các cấp ủy Đảng, chính quyền, từ Trung ương đến địa phương, đội ngũ cán bộ, công chức xã của huyện Thủy Nguyên đã có bước phát triển cả về số lượng, chất lượng. Công tác tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ
luật, thôi việc, phân cấp quản lý cán bộ, công chức và chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về công tác tại địa bàn xã đã được thực hiện một cách công khai, minh bạch, theo đúng quy định. Điều này đã tạo động lực cho đội ngũ
cán bộ, công chức xã nêu cao tinh thần trách nhiệm, phấn đấu học tập, bồi dưỡng nhằm hoàn thiện trình độ đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và của đất nước nói chung.
Hiện nay, tổng số chỉ tiêu biên chế công chức xã trên địa bàn huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng đang thực hiện theo đề án chỉ tiêu biên chế của công chức cấp xã trên địa bàn huyện do Phòng Nội vụ huyện Thủy Nguyên tham mưu UBND huyện ban hành giải đoạn 2015-2020. Tổng số biên chế công chức xã trên
địa bàn huyện Thủy Nguyên trong những năm qua thể hiện qua bảng số liệu sau. Số
lượng công chức chuyên môn xã theo vị trí công tác từ năm 2014-2018 được nêu trong Bảng 2.1.
Bảng 2.1: Số lượng công chức chuyên môn xã theo vị trí công tác từ năm 2014 – 2018
Đơn vị: người
STT Chức danh đảm nhiệm Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 Trưởng Công an 20 31 32 30 31
2 Chỉ huy trưởng Quân sự 25 27 31 30 33
3 Văn phòng - thống kế 80 75 78 78 80
4 Địa chính - nông nghiệp - xây
dựng và môi trường 71 71 69 70 69
5 Tài chính – kếtoán 51 59 55 56 63
6 Tư pháp – hộ tịch 53 60 65 65 74
7 Văn hóa – xã hội 63 65 65 63 65
Tổng 363 388 395 392 415
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Thủy Nguyên 2018)
Năm 2014 toàn Huyện có 363 công chức xã, số lượng công chức xã còn thiếu so với từng vị trí công tác. Trong đó, một số chức danh có số lượng công chức chuyên môn được phân bổ nhiều như Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường, Văn phòng - thống kê, Văn hóa - xã hội. Các chức danh trên
được phân bổ nhiều hơn đã phản ảnh đúng thực tế công việc.
Số lượng công chức chuyên môn tăng dần qua các năm. Năm 2014 số
lượng công chức chuyên môn là 363 người thì đến năm 2018 số lượng công chức chuyên môn là 415 người tăng 52 người. Vị trí công tác có số lượng tăng nhiều tập trung ở các chức danh Trưởng Công an, Chỉ huy trưởng Quân sự, Tư pháp - hộ tịch, Tài chính - kế toán. Cùng với sựđảm bảo an ninh, quốc phòng toàn dân, ngoài ra do tăng lên tốc độ tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2014-2018, điều đó dẫn đến sự
gia tăng số lượng công chức đểđáp ứng tốt nhu cầu quản lý trên địa bàn huyện là hoàn toàn phù hợp.
Để thực hiện tổng chỉ tiêu biên chếđội ngũ công chức chuyên môn xã trên
địa bàn huyện Thủy Nguyên đủ số lượng theo yêu cầu đặt ra, công tác tuyển dụng công chức xã của huyện đã được thực hiện một cách đầy đủ và đúng quy trình, quy định của pháp luật có liên quan.
Trước đây, việc tuyển dụng công chức xã của huyện Thủy Nguyên thường không có quy trình cụ thể, chặt chẽ. Hầu hết các vị trí đều là những cán bộ
trưởng thành từ các phong trào thanh niên, các cán bộ thôn, xóm... Tuy nhiên, từ
khi luật cán bộ, công chức ra đời và có hiệu lực, cùng với chủ trương, định hướng phát triển đội ngũ công chức xã của huyện Thủy Nguyên và các quy định, tiêu chuẩn cụ thể công tác tuyển dụng đã được chú trọng.
Đối với công chức xã huyện Thủy Nguyên đều thực hiện theo hình thức thi tuyển ngoài trừ 02 chức danh là Trưởng Công an và Chỉ huy trưởng Quân sự được tuyển theo hình thức xét tuyển.
Về quy trình tuyển dụng UBND huyện Thủy Nguyên cơ bản đã thực theo Luật Cán bộ, công chức năm 2008 [43], Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức [12], Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn [17], Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn [5] và Quyết định số 2604/2013/QĐ-UBND ngày 30/12/2013 của UBND thành phố Hải Phòng về việc ban hành Quy chế tổ chức tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hải Phòng [59]. Tuyển dụng công chức xã đã dựa trên yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế của cơ quan mà UBND huyện Thủy Nguyên tuyển dụng bằng hình thức thi tuyển nhằm đảm bảo tính khách quan, công bằng đối với các thí sinh tham gia dự tuyển.
Căn cứ số lượng người đăng ký dự tuyển, Chủ tịch UBND huyện Thủy Nguyên quyết định thành lập Hội đồng thi tuyển khi tổ chức thi tuyển; trường
hợp không thành lập Hội đồng tuyển dụng, bộ phận tham mưu về công tác tổ
chức cán bộ của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng giúp người đứng đầu cơ
quan có thẩm quyền tuyển dụng thực hiện việc tuyển dụng; đồng thời khi tổ
chức tuyển dụng vẫn phải thành lập các bộ phận giúp việc theo quy định tại
Điểm a Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ [14].
Từ kết quả trên cho thấy đa số công chức xã trước khi tham gia dự tuyển
đều được tiếp cận bởi những công chức xã đang làm việc và thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
- Hội đồng tuyển dụng và thời gian tổ chức kỳ thi tuyển công chức:
Hội đồng tuyển dụng công chức có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm: Chủ
tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức; Phó Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu bộ
phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức; Ủy viên kiêm thư ký Hội đồng là công chức thuộc bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức; Các ủy viên khác là đại diện một số bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ
có liên quan.
Hội đồng tuyển dụng làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo
đa số, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: Thành lập bộ phận giúp việc gồm: Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi trong trường hợp tổ chức thi tuyển, Ban kiểm tra sát hạch trong trường hợp tổ chức xét tuyển, Ban phúc khảo; Tổ chức thu phí dự tuyển và sử dụng theo quy định; Tổ chức chấm thi; Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày tổ chức chấm thi xong, Hội đồng tuyển dụng phải báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển để xem xét, quyết định công nhận kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển; Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển.
Việc tuyển dụng đã kết hợp giữa chỉ tiêu biên chế và yêu cầu công việc, vị
trí việc làm, chú trọng đến năng lực, phẩm chất đạo đức của công chức xã. Kết quả tuyển dụng công chức các xã, thị trấn của huyện Thủy Nguyên giai đoạn 2014-2018 được nêu trong Bảng 2.2.
Bảng 2.2: Kết quả tuyển dụng công chức xã, thị trấn của huyện từ năm 2014 - 2018
Đơn vị: người Số lượng đã tuyển dụng STT Chức danh Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 Trưởng Công an xã 15 7 0 0 8
2 Chỉ huy trưởng Quân sự 8 7 0 0 6
3 Văn phòng – thống kê 3 0 0 0 5
4 Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường
5 0 0 0 5
5 Tài chính – kếtoán 12 0 0 0 14
6 Tư pháp – hộ tịch 2 0 0 0 9
7 Văn hóa – xã hội 7 0 0 0 9
Tổng 52 17 0 0 56
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Thủy Nguyên 2018)
Qua Bảng số liệu trên ta thấy, từ năm 2014 đến năm 2018, tổng số công chức xã đã tuyển dụng là 108 người, chủ yếu là các chức danh Trưởng Công an, Chỉ huy trưởng Quân sự và Tài chính - kế toán. Qua điều tra, tất cả những công