đảm phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân
Bảo đảm nhu cầu phục vụ người dân là một yêu cầu và cơ sởđịnh hướng trong hoạt động tuyển dụng và sử dụng công chức xã. Công vụ là một loại hoạt
động nhân danh quyền lực nhà nước, nói đến công vụ là nói đến trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ nhằm mục tiêu phục vụ người dân và xã hội. Trách nhiệm công vụ là việc cán bộ, công chức tự ý thức về quyền và nhiệm vụ được phân công cũng như bổn phận phải thực hiện các quyền và nhiệm vụđó. Một nền công vụ hiệu lực, hiệu quảđều dựa trên cơ sởđề
cao tính trách nhiệm với tinh thần tận tụy, mẫn cán và làm tròn bổn phận của cán bộ, công chức. Hiện nay yêu cầu quan trọng của công tác cải cách hành chính
đến năm 2020 là lấy sự hài lòng của người dân - với tư cách là người được phục vụ là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng hoạt động của công chức.
Quán triệt quan điểm này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 về việc phê duyệt Đề án Văn hóa công vụ
nhằm nâng cao văn hóa công vụ, góp phần hình thành phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả trong hoạt động
thực thi nhiệm vụ, công vụ [52]. Theo đó, hoạt động nâng cao chất lượng tuyển dụng và sử dụng công chức nói chung và công chức xã nói riêng cần phải đảm bảo nâng cao hiệu quả phục vụ người dân của đội ngũ công chức.
Trong thời gian vừa quan, Đảng và Nhà nước đã tích cực chỉ đạo các cấp chính quyền thực hiện việc đánh giá hoạt động sử dụng công chức thông qua phản hồi từ người dân. Người dân chính là đối tượng được phục vụ, do đó, sự hài lòng của người dân là tiêu chí then chốt trong đánh giá chất lượng công chức và hiệu quả hoạt động của công chức.