Tình hình sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển dụng và sử dụng công chức xã từ thực tiễn huyện thủy nguyên, thành phố hải phòng (Trang 61 - 75)

Hiện nay các xã trên địa bàn huyện Thủy Nguyên, việc sử dụng công chức xã đã bắt đầu đi vào quy củ, nề nếp theo đúng quy định của pháp luật. Điều đáng ghi nhận là các xã đã từng bước tiêu chuẩn hóa công chức. Nói cách khác, Nhà nước đã có những quy định pháp lý đểđịnh ra những điều kiện về trình độ, năng lực của công chức, tương ứng với chức vụ mà người đó đảm nhiệm và mức lương phù hợp với công việc. Đó là một cố gắng lớn nhằm củng cố chính sách sử

dụng công chức đi vào khoa học kỷ cương của UBND huyện. Qua thực hiện tiêu chuẩn hóa công chức, bản thân mỗi người công chức cũng có thể tiên lượng

được họ phù hợp với thang bậc nào, có việc gì trong hệ thống công chức.

* Về quy hoạch cán bộ, công chức

Quán triệt Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị về

công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý, Huyện ủy Thủy Nguyên đã cụ thể

hóa thành chương trình hành động của địa phương, tổ chức thực hiện. Nhờ đó, UBND huyện Thủy Nguyên đã từng bước khắc phục sự hẫng hụt, bị động trong công tác cán bộ, công chức. Quy hoạch cán bộ, công chức phải gắn với nhiệm vụ

chính trị cụ thể của địa phương, lấy quy hoạch cấp dưới làm cơ sở cho quy hoạch cấp trên, thực hiện quy hoạch “mở” và “động”, xây dựng quy hoạch cấp ủy làm cơ sở quy hoạch các chức danh cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ

quốc và các đoàn thể.

Trong những năm qua, công tác quy hoạch công chức các xã trên địa bàn huyện Thủy Nguyên được các cấp ủy chú trọng quan tâm lãnh đạo, quá trình xây

dựng quy hoạch công chức đảm bảo công khai, dân chủ, khách quan. Các chức danh quy hoạch được xây dựng từ nhiều nguồn, mỗi chức danh có ít nhất từ 2 đến 3 cán bộ nguồn, mỗi cán bộ có thể tham gia quy hoạch từ 2-3 chức danh. Do làm tốt công tác quy hoạch cán bộ, công chức nên thời gian qua đa số các xã, thị trấn trong huyện đã chủ động trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức.

Việc quy hoạch công chức xã cần dựa trên các yêu cầu về tiêu chí khác nhau, trong đó có những tiêu chí như về giới tính, về trình độ chuyên môn, về

năng lực công tác, về độ tuổi. Công tác quy hoạch công chức được thực hiện hàng năm hoặc theo nhiệm kỳ. Theo kết quả thống kê của Phòng Nội vụ huyện, quy hoạch theo tiêu chí về giới tính, độ tuổi và trình độ văn hóa của đội ngũ công chức xã huyện Thủy Nguyên đạt được như sau. Thực trạng số lượng và cơ cấu công chức xã theo giới tính được nêu trong Bảng 2.3

Bảng 2.3: Số lượng và cơ cấu công chức xã theo giới tính năm 2018

Đơn vị: người Cơ cấu STT Chức danh Số lượng Nam Tỷ lệ (%) Nữ Tỷ lệ (%) 1 Trưởng Công an 31 31 100 - -

2 Chỉ huy trưởng Quân sự 33 33 100 - -

3 Văn phòng - thống kế 80 35 44 45 56

4 Địa chính - nông nghiệp –

xây dựng và môi trường 69 49 71 20 29

5 Tài chính - kếtoán 63 23 37 40 63

6 Tư pháp - hộ tịch 74 49 66 25 34

7 Văn hóa - xã hội 65 33 51 32 49

Tổng số 415 253 61 162 39

Qua Bảng 2.3 cho thấy, tỷ lệ công chức chuyên môn nam cao hơn nữ; cụ

thể có 253 công chức nam, chiếm tỷ lệ 61%; công chức nữ có 162 người chiếm tỷ lệ 39% trong tổng số công chức hiện có. Chức danh có sự tham gia của nữ

giới cao nhất là Tài chính - kế toán chiếm 63%. Bên cạnh đó một số chức danh do có sự đặc thù nên chỉ có nam giới đảm nhận như chức danh Trưởng Công an, Chỉ huy trưởng Quân sự. Do đó, đây là một tỷ lệ hợp lý đảm bảo hài hòa cho giới tính cũng như công việc chuyên môn cho từng đối tượng cụ thể.

* Số lượng và cơ cấu công chức chuyên môn theo độ tuổi

Bảng 2.4: Thực trạng công chức chuyên môn phân theo độ tuổi năm 2018

Đơn vị: người

STT Độ tuổi Số lượng công chức Tỷ lệ

(% )

1 Dưới 30 tuổi 104 25

2 31<tuổi<=45 199 48

3 46<tuổi<=60 112 27

Tổng số 415 100

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Thủy Nguyên 2018)

Qua Bảng 2.4 ta thấy, đội ngũ công chức xã trên địa bàn huyện độ tuổi 31<tuổi<=45, có 199 người, chiếm tỷ lệ lớn nhất là 48% và thứ hai là độ tuổi từ

46 tuổi đến 60 tuổi có 112 người chiếm tỷ lệ 27%, còn lại là độ tuổi dưới 30 tuổi có 104 người chiếm tỷ lệ 25%. Điều đó cho thấy cơ cấu về độ tuổi của đội ngũ

công chức xã cơ bản hợp lý, vừa đảm bảo tính cơ cấu vừa đảm bảo được yêu cầu công việc vừa có tính kế thừa.

Nhìn chung, về độ tuổi của đội ngũ công chức xã đa số còn trẻ phản ánh

* Về trình độ văn hoá

Trình độ văn hóa của công chức xã trên địa huyện Thủy Nguyên được nêu trong Bảng 2.5

Bảng 2.5: Về trình độ văn hóa của công chức xã năm 2018

Đơn vị: người

Trình độ văn hoá

STT Chức danh Số lượng

Tiểu học THCS THPT

1 Trưởng Công an xã 31 0 0 31

2 Chỉ huy trưởng Quân sự 33 0 0 33

3 Văn phòng - thống kê 80 0 0 80

4 Địa chính - nông nghiệp -

xây dựng và môi trường 69 0 0 69

5 Tài chính – kế toán 63 0 0 63

6 Tư pháp – hộ tịch 74 0 0 74

7 Văn hoá – xã hội 65 0 0 65

Tổng cộng 415 0 0 415

Tỷ lệ (%) 100 0 0 100

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Thủy Nguyên 2018)

Qua Bảng số liệu trên ta thấy trình độ học vấn của đội ngũ công chức xã huyện Thủy Nguyên đạt chuẩn 100%, các chức danh công chức đã học hết Phổ thông trung học. Đây là cơ sở và là tiền đề cho việc nhận thức đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đồng thời là nền tảng để công chức xã có quan điểm lập trường tư tưởng vững vàng, tiếp thu, lĩnh hội những kiến thức mới, quan điểm quản lý được thuận lợi. Với trình độ như vậy sẽđáp đảm bảo đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ.

* Công tác chuyển đổi vị trí công tác

Thực hiện Nghịđịnh số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ

tác đối với cán bộ, công chức, viên chức và Nghịđịnh số 150/2013/NĐ-CP ngày 01/11/2013 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức [12], [19]. Trong giai đoạn từ năm 2015- 2018, UBND huyện Thủy Nguyên đã xây dựng Kế hoạch, tổ chức chuyển đổi vị trí công tác đối với các chức danh công chức xã, kết quảđược nêu trong Bảng 2.6.

Bảng 2.6: Kết quả chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức xã trên

địa bàn huyện giai đoạn năm từ 2015 - 2018

Đơn vị: người

Số lượng chuyển đổi vị trí công tác STT Chức danh

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1 Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường 5 7 5 8 2 Tư pháp - hộ tịch 6 5 4 7 3 Tài chính - kế toán 9 6 8 8 Tổng 20 18 17 23

(Nguồn: Phòng nội vụ huyện huyện Thủy Nguyên 2018)

Qua Bảng 2.6 ta thấy, kết quả chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức xã trên địa bàn huyện Thủy Nguyên đã đạt được những kết quả rất quan trọng. Trong 4 năm từ năm 2015 đến năm 2018 huyện Thủy Nguyên đã chuyển đổi vị

trí công tác đối với 78 công chức xã tại các chức danh: Tài chính – kế toán, Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường, Tư pháp – hộ tịch. Trong đó vị

trí được chuyển đổi nhiều nhất là Tài chính – kế toán (31 người), sau đó đến chức danh Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (25 người). Trong năm 2015 chuyển đổi 20 vị trí, năm 2016 chuyển đổi 18 vị trí, năm 2017 chuyển

Chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức xã tại huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng nhằm tạo ra môi trường đào tạo, bồi dưỡng để công chức xã tự rèn luyện, nâng cao năng lực, trình độ, khả năng thích ứng với môi trường công tác mới, giúp cán bộ tích lũy kinh nghiệm thực tế ở những vị trí công tác khác nhau, đồng thời là một trong các giải pháp phòng ngừa tham nhũng. Nhìn chung các công chức được chuyển đổi vị trí công tác đều có sự trưởng thành và tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tiễn, có quan điểm, phương pháp công tác toàn diện hơn, sát thực tế hơn. Tuy nhiên bên cạnh đó còn một số khó khăn khi chuyển đổi vị trí công tác đối với chức danh đặc biệt là chứng danh công chức

Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường đang nắm bắt được địa bàn do chuyển sang xã khác nên cần phải có thời gian nghiên cứu, tích lũy, nắm bắt

địa bàn mới, nắm bắt hồ sơ địa chính…, việc xác nhận hoặc giải quyết tranh chấp đất đai ở địa bàn mới gặp khó khăn do không nắm được lịch sử, nguồn gốc của mảnh đất đó. Ngoài ra, nếu cán bộ, công chức chuyên trách cấp xã là người

địa phương sẽ dễ dàng hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ. Vì khi công tác ở các vùng này, ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ phải am hiểu phong tục, tập quán, phải nói, hiểu được ngôn ngữ địa phương thì mới tiếp xúc, giải quyết tốt công việc liên quan.

* Đào tạo, bồi dưỡng công chức

Để khắc phục những yếu kém của công chức ở cơ sở, huyện đã chỉ đạo các ngành liên quan, trung tâm bồi dưỡng chính trị đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cơ sở đặc biệt là xã trên địa bàn huyện Thủy Nguyên.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức xã trên địa bàn huyện Thủy Nguyên trong thời gian qua tuy đã mở được nhiều lớp, nhưng chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chưa cao, đối tượng bồi dưỡng chưa tập trung, còn dàn trải, chưa gắn liền mục đích với yêu cầu sử dụng. Công tác đào tạo công chức xã trên địa bàn huyện Thủy Nguyên thực hiện dựa trên thực trạng về trình độ chuyên môn

của công chức xã huyện Thủy Nguyên, từ đó lập kế hoạch, đề án đào tạo phù hợp với nhu cầu, phù hợp với trình độ và chương trình đào tạo.

Trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018, trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức chuyên môn xã của huyện Thủy Nguyên đã được nâng cao đáng kể. Cụ thể năm 2018 không còn công chức xã có trình độ chuyên môn là sơ cấp, trình độ trung cấp chuyên nghiệp chiếm tỷ lệ 22%, trình độ cao đẳng chiếm tỷ lệ

2%, đại học chiếm tỷ lệ 75%. Tỷ lệ công chức có trình độđại học chiếm tỷ lệ cao nhất do công tác đào tạo bồi dưỡng công chức xã được Đảng, Nhà nước quan tâm chú trọng. Đội ngũ công chức xã đều đạt chuẩn theo quy định của Nhà nước về

cán bộ công chức xã. Trình độđào tạo của công chức xã huyện Thủy Nguyên tăng do chất lượng tuyển dụng đầu vào trong những năm gần đây ngày càng được nâng cao và do UBND huyện Thuỷ Nguyên luôn quan tâm đến công tác đào tạo bồi dưỡng, chuẩn hóa và nâng cao trình độ đội ngũ công chức xã. Nhiều cán bộ công chức luôn có ý thức nâng cao trình độ, tham gia tích cực vào các chương trình đào tạo bồi dưỡng, tham gia nhiều khóa nâng cao trình độ, năng lực góp phần vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức xã. Số công chức xã đã và đang tham gia chương trình đào tạo sau đại học ngày càng tăng.

Bảng 2.7: Thực trạng công chức xã theo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ từ năm 2014 - 2018 Đơn vị: người STT Trình độ chuyên môn Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 Sau đại học 0 0 0 1 3 2 Đại học 218 239 240 238 311 3 Cao đẳng 9 9 9 10 10 4 Trung cấp 128 131 137 137 91 5 Sơ cấp 8 9 9 6 0 Tổng 363 388 395 392 415

Có được sự thay đổi trình độ công chức xã trong giai đoạn 2014 - 2018 như trên là do được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện trong công tác đào tạo, tuyển dụng theo Quyết định số 225- QĐ/TU ngày 06/7/2011 của Ban Thường vụ Thành uỷ Hải Phòng [1] và Quyết định số 323-QĐ/TU ngày 13/10/2011 của Ban Thường vụ Huyện ủy Thủy Nguyên về việc phê duyệt Đề án mở lớp đào tạo nguồn cán bộ các chức danh chủ chốt cấp uỷ, chính quyền xã, thị trấn huyện Thuỷ Nguyên [2].

Đây là chính sách thu hút người có trình độ đại học trở lên về công tác tại xã và chính sách hỗ trợ với công chức xã chưa đạt chuẩn; sự cố gắng, nỗ lực của đội ngũ công chức xã chưa đạt chuẩn và sự tạo điều kiện của các xã, thị

trấn đối với các công chức xã trong quá trình đi học. Đến thời điểm 2018, số

lượng công chức chuyên môn xã của huyện đều đạt tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn [5].

Để ngày càng nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn, đòi hỏi phải có sự

nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị của huyện, sự quan tâm hỗ trợ của thành phố và sự phấn đấu cố gắng của công chức chuyên môn xã trong việc học tập bồi dưỡng để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của nền hành chính cơ sở, của sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

Bên cạnh đào tạo về chuyên môn, đội ngũ công chức xã của huyện Thủy Nguyên còn được quan tâm đào tạo về phẩm chất chính trị.

Bảng 2.8: Thực trạng về trình độ lý luận chính trị của công chức xã từ năm 2016 - 2018

Đơn vị: người

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

STT Tiêu chuẩn Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Sơ cấp và chưa qua đào tạo 178 45,1 160 40,8 148 35,7 2 Trung cấp 217 54,9 232 59,2 267 64,3 3 Cao cấp 0 0 0 0 0 0 Tổng 395 100 392 100 415 100

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Thủy Nguyên 2018)

Qua Bảng 2.8 về thực trạng công chức có trình độ lý luận chính trị từ

giai đoàn từ năm 2016 - 2018 ta thấy, trình độ lý luận chính trị của đội ngũ

công chức xã huyện Thuỷ Nguyên trong thời gian qua đã được cải thiện đáng kể. Trình độ Trung cấp lý luận chính trị năm 2016 có 217 người đạt 54,9%, năm 2017 có 232 người đạt 59,2%, năm 2018 có 267 người đạt 64,3%, số

lượng công chức xã có trình độ Trung cấp lý luận chính trị các năm về sau tăng so với các năm về trước. Trình độ Sơ cấp lý luận chính trị hoặc chưa qua đào tạo, số lượng của các năm sau giảm so với các năm trước đó cụ thể: năm 2016 có 178 người, năm 2017 có 160 người, năm 2018 giảm xuống còn 148 người. Lý do công chức có trình độ Sơ cấp giảm và trình độ Trung cấp tăng là do được sự quan tâm của Đảng ủy, lãnh đạo xã cử đi học lớp đào tạo, bồi dưỡng về lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển dụng và sử dụng công chức xã từ thực tiễn huyện thủy nguyên, thành phố hải phòng (Trang 61 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)