đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính
Cải cách bộ máy nhà nước là một vấn đề quan trọng đã được Văn kiện
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII quy định “Cải cách nền HCNN là trọng tâm của việc xây dựng hoàn thiện nhà nước trong những năm trước mắt. Công cuộc cải cách hành chính phải dựa trên cơ sở pháp luật và tiến hành đồng bộ trên các mặt: cải cách thể chế hành chính, tổ chức bộ máy và xây dựng kiện toàn đội ngũ
cán bộ, công chức hành chính” [27]. Bên cạnh đó, Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành tổng thể Chương trình cải cách HCNN giai
đoạn 2011 - 2020 đã xác định một nội dung trọng tâm của cải cách hành chính là: “Hoàn thiện quy định của pháp luật về tuyển dụng, bố trí, phân công nhiệm vụ phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường của công chức, viên chức trúng tuyển; thực hiện chế độ thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh; thi tuyển cạnh tranh để bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý từ cấp vụ trưởng và tương đương (ở Trung ương), giám đốc sở và tương đương (ở địa phương) trở
xuống” [16].
Như vậy, nội dung quan trọng nhất của cải cách hành chính gồm bốn yếu tố là cải cách thể chế, cải cách bộ máy, xây dựng đội ngũ công chức hành chính và cải cách tài chính công. Trong đó, cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá và trọng tâm là xây dựng đội ngũ công chức; là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và hoạt động của nền HCNN nói riêng. Công chức xã là người trực tiếp tổ chức thực hiện các thể chế của nền HCNN cho nên vấn đề hoàn thiện pháp luật về công chức xã phải xác định được
các tiêu chuẩn như: trình độ, năng lực phẩm chất đạo đức của công chức để cho phù hợp với từng loại công vụ trong nền hành chính. Đặc biệt coi trọng vấn đề
trách nhiệm của công chức trong quá trình giải quyết công việc hành chính cũng như nội bộ tổ chức triển khai thi hành pháp luật. Như vậy, vấn đề hoàn thiện pháp luật về công chức xã nâng cao chất lượng công chức nói chung và công chức xã nói riêng là yêu cầu khách quan và cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu hiện
đại hóa nền HCNN, đảm bảo xây dựng một nền hành chính công – nền hành chính phục vụ.
Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng và sử dụng công chức xã trong giai đoạn hiện nay cần phải quán triệt quan điểm đã được thể
hiện trong chiến lược của Đảng và Nhà nước về cải cách hành chính. Trong chiến lược đó, cần đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của hoạt động tuyển dụng, sử
dụng công chức xã theo các quan điểm của chiến lược đã đặt ra .