bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền xã
Hiện nay, cả nước có 11.112 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: 1.403 phường, 624 thị trấn, 9.085 xã. Như vậy, trong số những đơn vị hành chính cấp cơ sở ở nước ta thì đơn vị xã chiếm số lượng lớn nhất. Ở xã, tính cộng đồng của những người dân cao hơn so với phường, thị trấn, do đơn vị xã gắn liền với văn hoá làng (xã) lâu đời. Trong phạm vi xã thường có các đơn vị dân cư nhỏ hơn là thôn/làng (xóm, bản, buôn, ấp,...). Hầu hết đơn vị thôn, làng (xóm, bản, buôn,
ấp,...) là những cộng đồng dân cư tồn tại đã lâu đời, có sự gắn bó chặt chẽ với nhau về nhiều phương diện như kinh tế, văn hóa, xã hội, huyết thống, phong tục, tập quán, cách thức sản xuất - kinh doanh,...; do vậy có tính tự quản trên nhiều phương diện của đời sống xã hội.
Vai trò của chính quyền xã thể hiện tính chất đặc thù của hệ thống chính quyền ở cơ sở xã; đồng thời, phải phản ánh tính chất tự quản khá cao của nó, nhất là trong bối cảnh xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN với sự
tác động của kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế hiện nay. Chính quyền xã có các vai trò là: Cầu nối giữa Nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong xã; đại diện cho Nhà nước và nhân danh Nhà nước để thực thi quyền lực nhà nước; Trực tiếp triển khai, tổ chức thực hiện các đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước ở xã; Điều tiết sự tự quản của các thôn,làng trên địa bàn xã về phát triển nông thôn. Vì thế, hiện nay yêu cầu đặt ra
đối với chính quyền xã là: Phải đủ mạnh, thể hiện đầy đủ quyền lực của mình trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ mà Nhà nước giao phó; Đồng thời, phải mềm dẻo, linh hoạt trong tiếp xúc, làm việc với người dân, những người luôn luôn bị các mối quan hệ cộng đồng truyền thống chi phối, nhằm đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi đa dạng của mỗi người dân, mỗi dòng họ, mỗi thôn làng, sao cho vừa đúng pháp luật, vừa phù hợp với truyền thống và điều kiện của mỗi địa phương, mỗi tộc người.
Trong hoạt động của chính quyền cấp xã, việc đổi mới, nâng cao hiệu quả
hoạt động của đội ngũ công chức xã là yêu cầu then chốt, là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay, từ đó có thể nâng cấp chất lượng hoạt động quản lý HCNN của chính quyền cấp xã.
Như vậy, có thể nói công chức xã là người trực tiếp thực thi đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến mọi người dân. Đường lối của
Đảng có thành công hay không, chính sách, pháp luật của Nhà nước có được thực thi và đi vào thực tiễn cuộc sống hay không là do năng lực và trách nhiệm của người công chức nói chung và công chức xã nói riêng. Trong tác phẩm "Sửa
đổi lối làm việc" Hồ Chủ tịch đã viết: “Cán bộ là gốc của mọi công việc…cán bộ
là cầu nối giữa Đảng, Chính phủ với nhân dân. Người cán bộ cách mạng phải hội
đủ các tiêu chuẩn đức và tài, phẩm chất và năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phong cách, phương pháp công tác tốt. Trong đó, phẩm chất, đạo đức là yếu tố hàng đầu” [36, tr. 175]. Hiện nay, từ yêu cầu của nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cần phải xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức
mạnh cả về số lượng, chất lượng, năng lực, phẩm chất, theo đó pháp luật về công chức nhà nước cũng cần phải bổ sung những yếu tố mới, khách quan, khoa học, nhằm phát huy, kế thừa truyền thống dân tộc, sức mạnh đất nước, sức mạnh thời
đại, nâng cao hiệu lực quản của bộ máy nhà nước, tương xứng với đòi hỏi mới. Xây dựng đội ngũ công chức xã chuyên nghiệp là một đòi hỏi tất yếu khách quan trong công tác công chức ở nước ta. Đó là nhân tố bảo đảm cho bộ máy nhà nước vận hành thông suốt có hiệu quả. Do vậy xây dựng và hoàn thiện pháp luật về công chức xã phải nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức xã để tạo ra một đội ngũ công chức xã vững mạnh, chính quy, hiện đại và chuyên nghiệp.
Việc xây dựng đội ngũ công chức xã chuyên nghiệp đòi hỏi phải có chính sách đào tạo bồi dưỡng kiến thức về tin học, quản lý đào tạo, các kiến thức về
hội nhập kinh tế quốc tế, có chính sách đào tạo, tuyển dụng, sử dụng lâu dài, ổn
định. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong xu thế hội nhập quốc tế đòi hỏi đội ngũ công chức phải thay đổi, nâng cao tính chuyên nghiệp cho phù hợp. Yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật về công chức xã theo xu hướng này là phải tạo ra một cơ chế pháp lý hữu hiệu, đặc biệt là cơ chế tuyển dụng nhằm chọn cho bộ máy nhà nước một đội ngũ công chức có khả năng hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ; những quy định về công chức xã phải tạo ra được cơ
chế mới trong tổ chức nhân sự theo hướng tinh gọn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với thời đại khoa học và công nghệ hiện nay.
Thực tiễn cho thấy, hiệu quả hoạt động của đội ngũ công chức nói chung và công chức xã nói riêng trên địa bàn cả nước chưa đạt như tương xứng. Hiện tượng công chức “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về” vẫn còn xuất hiệu, hiệu quả sử
dụng thời gian làm việc không cao. Điều này dẫn đến hiệu quả giải quyết công việc và nâng cao chất lượng phụ vụ người dân của công chức xã không đáp ứng
được yêu cầu.
Cần phải xác định việc nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức nói chung và công chức xã nói riêng là yêu cầu quan trọng. Năng lực thực thi
công vụ của công chức là "khả năng làm việc tốt", có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ do Nhà nước đặt ra. Một công chức có năng lực thực thi công vụ là người thể hiện được trên thực tế "khả năng làm việc tốt" của mình bằng những kết quả, hiệu quả cụ thể, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Tương tự
như vậy, năng lực thực thi công vụ của công chức xã là khả năng và kết quả thực thi nhiệm vụ mang tính pháp lý cụ thể của người công chức đó.
Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng tuyển dụng và sử dụng công chức xã trong giai đoạn hiện nay cần phải quán triệt quan điểm nâng cao hiệu quả hoạt
động của đội ngũ công chức xã.