Giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển dụng và sử dụng công chức xã từ thực tiễn huyện thủy nguyên, thành phố hải phòng (Trang 90 - 102)

3.2.1.1. Hoàn thiện pháp luật về tuyển dụng và sử dụng công chức xã

a) Hoàn thiện quy định về tạo nguồn, tiêu chuẩn và tuyển dụng công chức xã

Để khắc phục những tồn tại nêu trên và bảo đảm nâng cao chất lượng của văn bản quy phạm pháp luật về công chức xã, phải tiếp tục đổi mới quy trình lập quy theo hướng bảo đảm tính dân chủ, hợp lý, khai thác tối đa trí tuệ và tâm huyết của nhân dân vào hoạt động xây dựng pháp luật. Bảo đảm các quy định của pháp luật về công chức xã phải cụ thể, dễ hiểu; giảm bớt tình trạng có quá nhiều văn bản hướng dẫn thi hành làm mất đi tính kịp thời của Luật, sự thiếu chính xác, sai lệch trong các văn bản hướng dẫn. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học pháp luật để

tạo chỗ dựa khoa học cho hoạt động xây dựng pháp luật về công chức xã, đồng thời thường xuyên tổng kết thực tiễn về tổ chức và hoạt động của chính quyền xã và công chức xã nhằm làm rõ về mặt lý luận và thực tiễn về chính quyền xã và công chức xã, vị trí, vai trò của pháp luật về công chức xã, phạm vi điều chỉnh, đối tượng mà pháp luật về công chức xã cần điều chỉnh, phương pháp mà pháp luật về công chức xã điều chỉnh.

Một là, về tạo nguồn công chức xã

Pháp luật cần có quy định về tạo nguồn công chức xã bằng cách quy định thu hút, tuyển dụng số sinh viên tốt nghiệp đại học có chuyên môn phù hợp về

địa phương công tác. Bên cạnh đó cần chú ý lựa chọn tới đối tượng tạo nguồn bao gồm những người đã tham gia lao động, sản xuất tại địa phương, bộ đội hoàn thành nghĩa vụ quân sự gửi đi đào tạo theo phương thức liên kết đào tạo ở

nhiều loại hình dài hạn, ngắn hạn, tập trung, tại chức ở các trường của Trung

ương, tỉnh, huyện để từđó đội ngũ công chức ở xã từng bước được trẻ hóa, chất lượng được nâng cao; tỷ lệ công chức được chuẩn hóa và số lượng công chức người địa phương ngày càng cao.

Hai là, về tiêu chuẩn công chức xã

Pháp luật về công chức xã cần quy định tiêu chuẩn công chức xã phù hợp với đặc điểm của xã và phường. Hiện nay tiêu chuẩn cụ thể của công chức xã

được quy định chung không phân biệt xã, phường. Tuy nhiên, để phù hợp với

điều kiện đặc thù của một số xã thì Điều 3, Khoản 2 Thông tư số 06/2012/TT- BNV ngày 30/10/2012 quy định: “Căn cứ vào tiêu chuẩn của công chức xã quy

định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này và căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được xem xét, quyết

định: giảm một cấp về trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn đối với công chức làm việc tại xã đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận thuộc khu vực miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”. Quy định này là phù hợp với các xã đặc thù nhưng pháp luật lại chưa có quy định phân biệt tiêu chuẩn công chức xã với phường cho phù hợp với yêu cầu, trình độ quản lý khác nhau giữa đô thị và nông thôn, chưa đáp ứng được yêu cầu của tính phức tạp trong QLNN cũng như mặt bằng dân trí tương đối cao của dân cư đô thị. Vì vậy, cần phải nâng cao tiêu chuẩn về trình độ của công chức phường mới đáp ứng được yêu cầu của QLNN

ở cơ sở trong quá trình phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Pháp luật về công chức xã cần bổ sung thêm quy định: Căn cứ vào tiêu chuẩn của công chức xã, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được xem xét, quyết định: Tăng một cấp về trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn đối với công chức làm việc tại phường” mới đáp ứng được yêu cầu QLNN ởđô thị.

Kết cấu nội dung cấu thành hệ thống tiêu chuẩn công chức xã phải phân biệt được giữa tiêu chuẩn về bằng cấp và tiêu chuẩn về năng lực. Bởi lẽ, việc quy

định tiêu chuẩn cụ thể của công chức xã phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc điểm, tính chất của từng loại công việc mà công chức đảm nhiệm, đặc điểm, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và trình độ dân trí của từng vùng, từng khu vực. Để thực hiện triển khai có hiệu quả Luật Cán bộ, công chức, thì cần thiết phải hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh công chức nói chung cũng như công chức xã nói riêng. Trước tiên cần phải xây dựng rõ ràng cụ thể, hệ thống, số lượng công việc của từng chức danh công chức xã, để xác định số lượng chỉ tiêu biên chế cần thiết cho phù hợp.

Mỗi đơn vị tuyển dụng phải xác định được khung năng lực với những cấp

độ năng lực công tác tương ứng với ba nội dung cơ bản về kiến thức, kỹ năng, hành vi và thái độ, làm cơ sở để đánh giá tuyển chọn đầu vào đối với người dự

tuyển cũng như trong thời gian tập sự. Do đó, không thể xác định tiêu chuẩn công chức xã bằng những quy định có tính bao quát chung, mà cần phải có những tiêu chí cụ thể về trình độ, bằng cấp và năng lực thực thi nhiệm vụ được giao (một số vị trí có thể có thêm yêu cầu về kinh nghiệm công tác như chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự hoặc Trưởng Công an).

Ba là, về tuyển dụng công chức xã

Để hình thành đội ngũ công chức chính quyền xã nhất thiết phải tiến hành bằng con đường tuyển dụng. Pháp luật về công chức xã đã quy định hai hình thức tuyển dụng đó là thi tuyển và xét tuyển. Tuy nhiên, những vấn đề cụ thể

hơn của việc tuyển dụng các chức danh chuyên môn xã chưa được pháp luật quy

định rõ ràng.

Tuyển dụng công chức nói chung và công chức chính quyền xã nói riêng là một vấn đề nhạy cảm, phức tạp và rất dễ xẩy ra tiêu cực. Yêu cầu đối với pháp luật trong điều chỉnh vấn đề này phải tạo được cơ chế, chính sách thích hợp,

đồng bộ, để công tác tuyển dụng thực sự khoa học, nghiêm túc, quán triệt đầy đủ

chính quyền xã phải đảm bảo công khai, dân chủ, khách quan, công bằng, đúng tiêu chuẩn đối với từng chức danh, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức xã. Vấn đề đặt ra là phải tuyển chọn được những người có đủ năng lực, phẩm chất đạo đức, phẩm chất chính trị, phẩm chất chuyên môn, phù hợp với vị trí công tác để đảm bảo cho nền công vụ hoạt động có hiệu quả. Cần nghiên cứu,

đặt ra các tiêu chuẩn cụ thể và lượng hóa được các tiêu chuẩn nhằm hạn chế tính chủ quan trong tuyển dụng.

Trong các hình thức tuyển dụng thì thi tuyển được coi hình thức tuyển dụng quan trọng nhất và có nhiều ưu điểm. Hiện nay thi tuyển công chức xã gồm các môn thi:

- Môn kiến thức chung: thi viết 01 bài thời gian 120 phút về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; quản lý HCNN; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về ngành, lĩnh vực tương ứng với chức danh công chức cần tuyển dụng.

- Môn nghiệp vụ chuyên ngành: thi viết 01 bài thời gian 120 phút và thi trắc nghiệm 01 bài thời gian 30 phút về nghiệp vụ chuyên ngành theo yêu cầu của chức danh công chức cần tuyển dụng.

- Môn tin học văn phòng: thi thực hành trên máy hoặc thi trắc nghiệm, thời gian 30 phút theo yêu cầu của chức danh công chức cần tuyển dụng.

Việc quy định thi môn chuyên ngành gồm 01 bài thi viết và 01 bài thi trắc nghiệm là không phù hợp bởi vì chỉ cần một bài thi chuyên ngành là có thể đánh giá được chuyên môn của công chức dự tuyển. Vì vậy, nên bỏ bài thi trắc nghiệm chuyên ngành thay vào đó thi phỏng vấn trực tiếp môn chuyên ngành.

b) Bổ sung, sửa đổi các quy định về quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật công chức xã

Thứ nhất, về quản lý công chức xã

Để tạo hành lang pháp lý cần thiết cho việc xây dựng đội ngũ công chức xã, cần phải nhanh chóng xây dựng, ban hành các văn bản pháp quy để cụ thể

hóa từng nội dung của việc xây dựng đội ngũ công chức xã. Hiện nay, việc triển khai còn chậm và thiếu đồng bộ, thậm chí còn có chỗ chưa ăn khớp nhau giữa các văn bản, gây khó khăn cho việc tổ chức triển khai thực hiện. Vì vậy, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế quản lý công chức xã một cách chặt chẽ, khoa học và đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện quản lý hiện đại. Ban hành văn bản về phân cấp quản lý công chức xã, quy định cụ thể, rõ ràng trách nhiệm giữa các cơ quan làm chức năng tham mưu quản lý công chức xã. Hoàn thiện thể chế tổ

chức và hoạt động của các cơ quan nhân sự trong hệ thống chính quyền từ Trung

ương đến cơ sở. Quy định phân cấp, phân quyền mạnh hơn, rõ hơn cho các cấp chính quyền địa phương trong việc giải quyết các vấn đề cụ thể đối với công chức xã; thực hiện phân công, phân cấp quản lý công chức xã đồng bộ trên tất cả các khâu: quy hoạch, kế hoạch, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, chính sách

đãi ngộ...Ngoài các nội dung quản lý đã quy định, cần bổ sung thêm một số nội dung về xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức xã; thống nhất việc quản lý hồ sơ công chức xã.

Thứ hai, cần quy định hợp lý số lượng, chức danh công chức ở xã

Pháp luật hiện nay xác định ở xã có 7 chức danh công chức là Trưởng công an; Chỉ huy trưởng Quân sự; Văn phòng - thống kê; Địa chính - xây dựng -

đô thị và môi trường (đối với thị trấn) hoặc Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã); Tài chính - kế toán; Tư pháp - hộ tịch; Văn hóa - xã hội. Để xác định hợp lý các chức danh công chức ở xã, trước hết phải xác định rõ từng vị trí công việc, quy mô, khối lượng và yêu cầu chất lượng của từng nhiệm vụ ở từng vị trí công việc chuyên môn. Để thu gọn số lượng công chức xã nên quy định đối với mỗi chức danh công chức xã chỉ bố trí 1 người. Ở những xã loại 1, loại 2 số lượng công việc chuyên môn của công chức có nhiều hơn nhưng không đến mức tăng gấp đôi công việc nên chỉ cần áp dung phụ cấp cho công chức tương ứng với xã loại 1, loại 2 là phù hợp. Song song với giảm số lượng công chức của 7 chức danh công chức hiện hành cần công chức hóa thêm chức

danh Phó trưởng Công an xã. Thực tế cho thấy nhiệm vụ về an ninh và trật tự an toàn xã hội phức tạp và khối lượng công việc rất nhiều nhất là đối với các xã đông dân cư, phức tạp về an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Hiện nay chức danh này được pháp luật quy định là cán bộ không chuyên trách mặc dù công việc mang tính chuyên môn và ổn định và khối lượng công việc nhiều.

Để phù hợp, tránh tăng biên chế, không nên quy định đại trà cho tất cả các

đơn vị xã mà cần phải xem xét đến yêu cầu công việc ở lĩnh vực này, hoặc có quy

định tiêu chí về địa bàn, dân cư. Để quy định chức danh này là công chức hay không. Hiện nay về an ninh, trật tự ngoài xã loại 1, loại 2, loại 3 còn có xã trọng

điểm, phức tạp về an ninh, trật tự. Vì vậy, chỉ nên quy định ở xã loại 1 và xã trọng

điểm, phức tạp về an ninh, trật tự Phó Trưởng Công an xã là công chức xã.

Việc bổ sung thêm chức danh công chức đòi hỏi phải sửa đổi Khoản 2, Khoản 3 Điều 61 và Khoản 4 Điều 84 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy

định về các chức danh công chức ở xã [43].

Tuy nhiên, ở một sốđịa phương hiện nay, trong đó có Hải Phòng đang thí

điểm việc Trưởng Công an xã là Công an chính quy được luân chuyển về. Như

vậy, biên chế Trưởng Công an xã thuộc quản lý và biên chế của ngành công an theo hệ thống ngành dọc. Do đó, Bộ Nội vụ cần tham mưu cho Chính phủ sửa

đổi, bổ sung quy định về vấn đề này nhằm đảm bảo rằng khi Trưởng Công an xã là công an chính quy thì Phó trưởng công an xã thường trực phải là công chức.

Điều này sẽ không dẫn đến tăng tổng chỉ tiêu biên chế công chức của 1 xã, nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả của hoạt động bộ máy công an xã.

Thứ ba, bổ sung quy định xác định cơ cấu công chức xã gắn với vị trí việc làm

Có thể nói việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý nguồn nhân lực nói chung và xác định vị trí việc làm để làm cơ sở bố trí, sử dụng biên chế nói riêng trong các cơ quan nhà nước là một trong những nội dung quan trọng của công cuộc đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước và hiện đại hóa nền công

vụ ở nước ta hiện nay. Chính vì vậy, lần đầu tiên Luật Cán bộ, công chức năm 2008 đã quy định mới khái niệm “Vị trí việc làm”. Trên cơ sở đó, ngày 22/4/2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 36/2013/NĐ-CP quy định về vị

trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức [20]. Ngày 25/6/2013, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 05/2013/TT-BNV Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức để các cơ quan, tổ chức, đơn vị Trung ương và địa phương có cơ sở triển khai áp dụng trên phạm vi toàn quốc [6]. Tuy nhiên, theo Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ, UBND xã không phải là đối tượng áp dụng quy định của Nghị định để xác định vị trí việc làm và cơ cấu cán bộ, công chức ở xã. Đến nay cũng chưa có văn bản nào quy định về vấn đề này

đối với công chức xã.

Pháp luật về công chức xã cần xác định rõ vị trí việc làm là công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công chức để xác định biên chế và bố

trí công chức trong cơ quan. Cấu trúc của mỗi vị trí việc làm trong cơ quan, tổ

chức, đơn vị gồm bản mô tả công việc và khung năng lực phù hợp để hoàn thành công việc. Vị trí việc làm được phân loại gồm vị trí việc làm do một người đảm nhận, vị trí việc làm do nhiều người đảm nhận và vị trí việc làm kiêm nhiệm.

Thứ tư, bổ sung, sửa đổi các quy định của pháp luật vềđào tạo, bồi dưỡng công chức xã

Hiện nay đào tạo, bồi dưỡng công chức xã được quy định trong Nghịđịnh số

101/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

công chức, viên chức. Những quy định này áp dụng chung cho đội ngũ công chức trong đó có công chức xã nên những quy định còn chưa phù hợp. Để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo bồi dưỡng đối với công chức xã, pháp luật cần bổ sung, sửa

đổi những nội dung sau:

- Quy định cụ thể việc đào tạo, bồi dưỡng công chức xã phải đảm bảo gắn với quy hoạch sử dụng, đặc biệt đối với những công chức được đào tạo theo các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển dụng và sử dụng công chức xã từ thực tiễn huyện thủy nguyên, thành phố hải phòng (Trang 90 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)