Quy trình thực thi chính sách bồi dưỡngviên chức trong trường đại học công lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách bồi dưỡng viên chức thuộc học viện hành chính quốc gia (Trang 34 - 35)

lập

Quy trình thực thi chính sách bồi dưỡng viên chức trong trường đại học công lập được thực hiện thông qua 7 bước sau:

- Bước 1: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách, đây là bước cần thiết và quan trọng vì tổ chức thực thi chính sách là quá trình phức tạp, lại diễn ra trong thời gian dài do đó phải có kế hoạch. Kế hoạch này phải được xây dựng trước khi đưa chính sách vào thực tế, kế hoạch gồm:

+ Kế hoạch về tổ chức, điều hành: hệ thống các cơ quan, đơn vị trong trường tham gia, đội ngũ viên chức, cơ chế tổ chức thực thi.

+ Kế hoạch cung cấp nguồn vật lực: tài chính, trang thiết bị. + Kế hoạch thời gian triển khai thực hiện.

+ Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực thi chính sách.

+ Dự kiến về quy chế, nội dung về tổ chức và điều hành thực thi chính sách.

- Bước 2: Phổ biến, tuyên truyền chính sách. Đây là công đoạn tiếp theo

sau khi chính sách đã được thông qua. Nó cũng cần thiết vì giúp cho viên chức, các cơ quan, đơn vị trực thuộc trường hiểu được về chính sách và giúp cho chính sách được triển khai thuận lợi và có hiệu quả. Để làm được việc tuyên truyền này cần đầu tư về nội dung, phương pháp, hình thức và trang thiết bị kỹ thuật tuyên truyền, gắn với thực tế khách quan nhằm đem lại hiệu quả cao.

- Bước 3: Phân công phối hợp thực hiện chính sách. Một chính sách thường có nhiều tổ chức tham gia do đó phải có sự phối hợp, phân công hợp lý để hoàn thành tốt nhiệm vụ nhằm xác định tổ chức, cá nhân chủ trì, chịu trách nhiệm chính, các cá nhân, tổ chức tham gia phối hợp trong quá trình thực hiện chính sách. Nếu hoạt động này diễn ra theo tiến trình thực hiện chính sách một cách chủ động, khoa học, sáng tạo thì sẽ có hiệu quả cao và duy trì ổn định còn phối hợp không tốt sẽ gây lãng phí hoặc kém hiệu quả.

- Bước 4: Duy trình chính sách, đây là bước làm cho chính sách tồn tại được và phát huy tác dụng trong môi trường thực tế. Để duy trì được

chính sách đòi hỏi phải có sự đầu tư tạo điều kiện và môi trường để chính sách được thực thi tốt. (có chính sách đào tạo, bồi dưỡng phải thí điểm về hình thức đào tạo). làm cho đối tượng thụ hưởng chính sách có trách nhiệm tham gia tích cực vào thực thi chính sách.

- Bước 5: Điều chỉnh chính sách, việc làm này là cần thiết, diễn ra thường xuyên trong quá trình tổ chức thực thi chính sách, được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (thông thường cơ quan nào lập chính sách thì có quyền điều chỉnh). Việc điều chỉnh này phải đáp ứng được việc giữ vững mục tiêu ban đầu của chính sách, chỉ điều chỉnh các biện pháp, cơ chế thực hiện mục tiêu. Hoạt động này phải hết sức cẩn thận và chính xác, không làm biến dạng chính sách ban đầu như thế sẽ không đạt được mục tiêu chính sách.

- Bước 6: Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách. Bất cứ

triển khai nào thì cũng phải kiểm tra, đôn đốc để đảm bảo các chính sách được thực hiện đúng và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực. Các cơ quan nhà nước thực hiện việc kiểm tra này và nếu tiến hành thường xuyên thì giúp nhà quản lý nắm vững được tình hình thực thi chính sách từ đó có những kết luận chính xác về chính sách. Công tác kiểm tra này cũng giúp cho các đối tượng thực thi nhận ra những hạn chế của mình để điều chỉnh bổ sung, hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách.

- Bước 7: Đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm, khâu này được tiến hành liên tục trong thời gian duy trì chính sách. Trong quá trình này ta có thể đánh giá từng phần hay toàn bộ chính sách ở việc đánh giá này phải tiến hành đối với cả các cơ quan nhà nước và đối tượng thực hiện chính sách.

Đánh giá chính sách còn có ý nghĩa trong hoàn thiện chính sách mới, nhằm đáp ứng chất lượng chính sách cả về hiệu quả và hiệu lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách bồi dưỡng viên chức thuộc học viện hành chính quốc gia (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)