1 Trình độ LLCT: Cao cấp
3.2.2. Nhóm giải pháp cho đội ngũ viên chức làm công tác giảng day và nghiên cứu khoa học tại Học viện Hành chính Quốc gia
nghiên cứu khoa học tại Học viện Hành chính Quốc gia
3.2.2.1. Đối với đội ngũ giảng viên
Đây là lực lượng nòng cốt của Học viện, do vậy cần phải chú trọng các chính sách theo những yêu cầu mang tính cốt lõi (theo Dự thảo Chiến lược phát triển Học viện Hành chính Quốc gia giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn 2045) như:
- Chính sách về hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu tại các khu vực của Học viện:
+ Đến năm 2025, bảo đảm cơ cấu viên chức theo hướng vị trí chuyên môn, nghiệp vụ chiếm tỉ lệ ít nhất 65%Theo chỉ tiêu của nghị quyết 19, Hội nghị trung 7 (Khóa XII); đến 2030, chiếm tỷ lệ ít nhất 70%.
+ Số viên chức có trình độ tiến sỹ:Tính đến 01/3/2019, tổng số CC, VC, NLĐ của Học viện là 814, trong đó, trình độ tiến sỹ: 108, 32 PGS.TS, 02 GS
(142/814 = 17,4 % (trên tổng số hiện nay; 140/560 = 25,3 % trên tổng số biên chế được giao); GVCC: 44, GVC: 60, GV: 239, tỷ lệ giảng viên là:
(44 + 60 + 239)/814 = 36,7% trên tổng số hiện nay và bằng 53,4 % trên tổng số biên chế được giao). Số trình độ thạc sĩ là 412 người, trình độ đại học là 197người, trình độ khác là 63 người. bình quân mỗi năm, số viên chức (thuộc khối giảng dạy, nghiên cứu) có trình độ tiến sỹ tăng 5%/năm (so với năm 2019), phấn đấu sau 2030, 70- 80 % số viên chức (thuộc khối nghiên cứu, giảng dạy) có trình độ tiến sỹ.
+ Số công chức, viên chức có học hàm PGS, GS: Hiện nay, Học viện có 02GS, 32 PGS, chiếm tỷ lệ 34/814 = 4,1% (trên tổng số hiện nay) và 34/560 = 6% (trên tổng biên chế được giao) : Tính đến 01/3/2019, tổng số CC, VC, NLĐ của Học viện là 814, trong đó, trình độ tiến sỹ: 108, 32 PGS.TS, 02 GS (142/814 = 17,4 % (trên tổng số hiện nay; 140/560 = 25,3 % trên tổng số biên chế được giao); GVCC: 44, GVC: 60, GV: 239, tỷ lệ giảng viên là (44 + 60 + 239)/814 = 36,7% trên tổng số hiện nay và bằng 53,4 % trên tổng số biên chế được giao). Số trình độ thạc sĩ là 412 người, trình độ đại học là 197người, trình độ khác là 63 người. bình quân mỗi năm, số viên chức (thuộc khối giảng dạy, nghiên cứu) có học hàm PGS, GS tiến sỹ tăng 5% /năm (so với năm 2019).
- Chính sách về đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ giảng viên tại Học viện
+ Chính sách thu hút, tuyển dụng giảng viên thông qua hoàn thiện các môi trường pháp lý tạo cơ hội cho các viên chức giỏi có vị trí xứng đáng trong đội ngũ giảng viên của Học viện. Chính sách này cũng phải căn cứ vào nhu cầu nhiệm vụ hiện tại của Học viện.
+ Chính sách sử dụng, đánh giá giảng viên, dựa trên bộ "Tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với giảng viên" (Ban hành kèm theo Quyết định số 538/TCCP- BCTL ngày 18/12/1995 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ đề ra "Chuẩn năng lực giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia" phù hợp với đơn vị sự nghiệp công lập hạng đặc biệt thực thi nhiệm vụ hiện nay.
- Chính sách về bồi dưỡng đội ngũ giảng viên:
+ Hoàn thiện khung pháp lý về bồi dưỡng giảng viên (quan điểm, mục tiêu, chế độ chính sách, cách thức thực hiên,...)
+ Đa dạng hóa hình thức bồi dưỡng + Đa dạng hóa nguồn lực bồi dưỡng
+ Xây dựng cơ chế khuyến khích cũng như định hướng bồi dưỡng gắn với ràng buộc nghĩa vụ, trách nhiệm giảng viên (khuyến khích rèn lyện kỹ năng sư phạm, phương pháp giảng dạy, NCKH, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, nghiệp vụ quản lý).
Giảng viên là nhân tố quyết định trong hoạt động giảng dạy và học tập. Chất lượng thực thi chính sách bồi dưỡng viên chức phụ thuộc vào chất lượng của đội ngũ này. Đòi hỏi xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu hợp lý cho từng chuyên ngành, chuyên đề cụ thể gắn với bồi dưỡng theo yêu cầu công việc, vị trí việc làm của hoạt động quản lý nhà nước; có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giảng viên cơ hữu theo hướng chuyên nghiệp đạt trình độ chuyên môn cao, có kế hoạch cho giảng viên đi bồi dưỡng trung hạn, ngắn hạn ở nước ngoài. Tăng cường các hoạt động chuyên môn đối với giảng viên cơ hữu, giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học dưới nhiều hình thức: đề tài nghiên cứu khoa học, bài báo của giảng viên, coi hoạt động nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ quan trọng để nâng cao kiến thức thực tế và chất lượng giảng dạy của giảng viên. Bên cạnh đó cũng cần xây dựng cơ cấu hợp lý giữa giảng viên cơ hữu và giảng viên kiêm nhiệm trong toàn Học viện (có thể trong cả Bộ Nội vụ): Đội ngũ giảng viên cơ hữu được xác định là nòng cốt của các cở sở ĐTBD công chức viên chức của cả nước, nên cần chuyên nghiệp và tiêu chuẩn hoá về chất lượng, thể hiện không chỉ bằng cấp, học hàm, học vị mà còn năng lực giảng dạy thực tế với đối tượng đặc biệt; Đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm là những người được mời tham gia giảng bài theo chuyên đề chuyên ngành. Về cơ bản, giảng viên kiêm nhiệm vừa có trình độ, kiến thức, năng lực, vừa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn và thông thạo chuyên ngành, vì họ là những người hoạt động thực tiễn trong các cơ quan quản lý nhà nước đảm nhiệm bồi dưỡng các khía cạnh của hoạt động quản lý nhà nước.
Chú trọng đến cơ chế thích hợp để kích thích đội ngũ giảng viên có động lực, nỗ lực tham gia nghiên cứu, học tập, rèn luyện để nâng cao khả năng chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận, khả năng sư phạm…. các cơ chế có thể theo hướng khuyến khích và bắt buộc. Ngoài ra, cũng cần xây dựng cơ chế phù hợp khiến cho đội ngũ giảng viên có năng lực tốt, nhiều kinh nghiệm tích
cực truyền thụ, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho thế hệ tiếp nối trong Học viện
- Chính sách đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ giảng viên trên cơ sơ cải cách tiền lương gắn với vị trí chức danh viên chức giảng dạy, gắn phụ cấp với ngạch bậc nhà giáo, chính sách tạo động lực từ các nguồn thu đa dạng của Học viện, đặt chính sách đãi ngộ, tôn vinh thường xuyên gắn với công trạng, kết quả của giảng viên.
Phấn đấu đến năm 2030 toàn bộ giảng viên của 4 cơ sở phải được chuẩn hoá để đảm nhiệm công tác giảng dạy từ trình độ đào tạo thạc sỹ trở lên và các vị trí chức danh quan trọng trong hệ thống cơ quan nhà nước và khu vực công nhất là các chuyên đề, chương trình tài liệu chuyên ngành mới. Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. Thông qua mở rộng hợp tác quốc tế để tranh thủ tiếp thu công nghệ hiện đại, trao đổi khoa học nhằm tăng cường kiến thức mới trong các chương trình bồi dưỡng.
3.2.2.2. Đối với hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học
- Nghiên cứu khoa học của Học viện đạt chuẩn khu vực và hướng đến chuẩn quốc tế và phục vụ trực tiếp, có hiệu quả cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý về hành chính và quản lý nhà nước; tư vấn, cung cấp đầy đủ và kịp thời luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về hành chính và quản lý nhà nước.
- Tăng cường nghiên cứu khoa học hành chính cơ bản, đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng phục vụ công tác tham mưu cho Đảng và Nhà nước về quản lý, hành chính và chính sách công.
- Các hướng nghiên cứu chính trong Học viện:
+ Nghiên cứu lý luận trong lĩnh vực khoa học hành chính phục vụ đào tạo, bồi dưỡng và phát triển khoa học hành chính ở Việt Nam; nghiên cứu quy luật vận động, xu hướng phát triển của quản lý công, quản trị nhà nước, chính sách công (hành chính so sánh, chính sách công so sánh) để cung cấp dự báo khoa học phục vụ tham mưu, đề xuất chủ trương và giải pháp cho Đảng và
Nhà nước trong lĩnh vực hành chính và quản lý nhà nước, cải cách, tái cấu trúc, đổi mới, sáng tạo quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam.
+ Nghiên cứu tổng kết thực tiễn quá trình cải cách bộ máy hành chính nhà nước, cải cách công vụ, công chức, công nghệ và nghiệp vụ hành chính… góp phần cung cấp các luận cứ trong quá trình hoạch định, thực thi, đánh giá chính sách, pháp luật nói chung, trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước nói riêng.
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn để thu hút sự tham gia của các bên vào quản lý nhà nước, tham gia xây dựng Chính phủ kiến tạo, pháp quyền, liêm chính, phục vụ; nghiên cứu đổi mới, tăng cường vai trò, trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị khi tham gia quản lý hành chính nhà nước;
+ Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong quản lý hành chính nhà nước.
+ Nghiên cứu đổi mới mô hình, phương thức, cơ chế quản lý hành chính nhà nước, phương thức quản lý xã hội, quản lý nhà nước trong từng lĩnh vực (kinh tế, môi trường, văn hóa, giáo dục, y tế, an ninh, quốc phòng, đối nội, đối ngoại…) trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
+ Nghiên cứu so sánh trong nước và quốc tế phục vụ việc tham mưu, đề xuất chủ trương và giải pháp cho Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực hành chính và quản lý nhà nước;
+ Nghiên cứu phục vụ trực tiếp biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của Học viện cũng như cả nước.
+ Nghiên cứu về quản lý công, chính sách công, luật Hiến pháp và Luật Hành chính, tài chính công...để phục vụ cho việc đào tạo sau đại học các chuyên ngành tại Học viện.
+ Bắt đầu từ 2021, có công bố quốc tế từ các đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ nghiên cứu sử dụng ngân sách nhà nước; những năm tiếp theo, số lượng công bố quốc tế tăng bình quân 3- 5%.
+ Đến năm 2025, khoa học và công nghệ góp phần đáng kể sự phát triển của Học viện; bảo đảm mức đầu tư cho khoa học và công nghệ không dưới 2% tổng nguồn thu sự nghiệp của Học viện hàng năm.
+ Đến năm 2025, Học viện xây dựng được đội ngũ các nhà khoa học đáp ứng cơ bản yêu cầu phát triển công tác nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng; phấn đấu sau 2025, 30- 40% các nhà khoa học cơ hữu của Học viện đủ năng lực làm việc trong môi trường quốc tế; cơ bản đạt chuẩn quốc tế trong nghiên cứu khoa học và công nghệ về quản lý, quản trị, hành chính, chính sách công. Đồng thời, Học viện có được nhiều chuyên gia đầu ngành, có thế mạnh, đạt trình độ ngang tầm khu vực và thế giới trong những lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ của Học viện.
- Nâng cao năng lực của Học viện trong quản lý khoa học và công nghệ; đến 2030, Viện nghiên cứu khoa học hành chính trở thành một trong những đơn vị nghiên cứu hàng đầu về khoa học hành chính.
Như vậy, công tác giảng dạy trong hoạt động bồi dưỡng viên chức của Học viện phải đảm bảo chất lượng theo lộ trình của Học viện, trước hết cần nâng cao chất lượng nội dung chương trình bồi dưỡng viên chức, thường xuyên cập nhật, xây dựng, chỉnh sửa nội dung chương trình các lớp bồi dưỡng viên chức theo chuyên môn nghiệp vụ; bồi dưỡng kỹ năng chuyên ngành QLNN phù hợp với tình hình và yêu cầu đổi mới công tác cán bộ, công chức trong cả nước. Gắn giữa bồi dưỡng viên chức của Học viện với biên soạn chương trình, tài liệu ĐTBD kiến thức theo tiêu chuẩn các ngạch chuyên ngành cũng như theo vị trí việc làm. Tổ chức biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng phải xác định rõ kết quả đầu ra, những kiến thức mà người học sẽ thu nhận được và đây sẽ là thước đo cho kết quả của biên soạn chương trình.
3.2.2.3. Tăng cường sử dụng phương thức giảng dạy mới trong giảng dạy
Nhiệm vụ, chức năng của Học viện Hành chính Quốc gia là ĐTBD chuyên sâu về quản lý nhà nước, vị trí công tác có nghĩa là trang bị những kiến thức cần và đủ cho người học về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng xử lý công việc theo từng loại vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, hiệu quả vì vậy cần phải sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực, lấy học viên làm trung tâm; tăng cường phát huy tinh thần chủ động sáng tạo của học viên; tăng cường sự trao đổi giữa giảng viên và học viên và giữa các học viên với nhau. Đa dạng hóa các hình thức giảng dạy nhằm áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực cho giảng viên, cũng phụ thuộc nhiều vào sự lựa chọn của người học, cùng với thời nghị hội nhập sâu, điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị giảng dạy ở các cơ sở ĐTBD của Học viện ngày càng hiện đại, sử dụng các phương pháp thích hợp sẽ có tác dụng phát huy trí tuệ và sự năng động của học viên, đảm bảo nhiều tình huống quản lý mang tính điển hình cần được phổ biến rộng rãi cũng như luyện tập cho người học biết cách tư duy khi xử lý vấn đề đặt ra theo yêu cầu quản lý công mới hiện nay.
3.2.2.4. Đa dạng hóa hình thức tổ chức bồi dưỡng
Các hình thức tổ chức ĐTBD đzx được quy định theo Điều 15, của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 03/6/2010 của Chính phủ về ĐTBD cán bộ, công chức gồm: tập trung, bán tập trung, vừa học vừa làm và từ xa. Tại Học viện thì sử dụng hình thức tập trung là chủ yếu, hiện tại đang thiết kế và triển khai thí điểm hình thức bán tập trung. Tuy nhiên, hình thức tập trung sẽ có nhiều cơ hội để trao đổi tốt hơn.
Trước yêu cầu đổi mới giảng dạy và nhu cầu người học tại 4 khu vực cả Học viện đang tăng thì sự cần thiết phải quan tâm đến các hình thức ĐTBD từ xa, online, hay học trực tuyến (hay còn gọi là e-learning) là phương thức phân phối các nội dung học dựa trên công cụ điện tử hiện đại như máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh, mạng vệ tinh, mạng Internet, Intranet,…Trong đó, nội dung học có thể tiếp cận được từ website, ứng dụng di động, đĩa DVD, CD, băng video, audio…Tính tương tác cao và đa dạng là đặc điểm nổi trội của phương thức e-learning này. Theo đó, người dạy và người học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như: thư điện
tử (e-mail), thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo, video…qua sơ kết thì hình thức này không đòi hỏi phải dành quá nhiều thời gian cho việc học; tất cả mọi người đều có cơ hội học tập suốt đời, nội dung bồi dưỡng được cập nhật nhanh chóng và không tốn thời gian in ấn; nội dung cơ bản của chương trình bồi dưỡng được truyền tải đến học viên một cách nhanh chóng, linh hoạt (qua internet), đồng thời học viên chủ động thiết lập theo thời gian biểu cho bản thân: học theo thời gian, địa điểm, tiến độ của riêng mình; có thể học bất cứ lúc nào và bất kỳ nơi đâu; không phải đến cơ sở bồi dưỡng, giảm thời gian, chi phí di chuyển; được hỗ trợ tối đa trong quá trình học và học viên vẫn có thể vừa tham gia các lớp học trực tuyến vừa làm việc còn giảng viên theo dõi tiến độ học tập, giải đáp thắc mắc, theo dõi kết quả học tập còn viên chức quản lý cũng theo dõi và đánh giá được quá trình học tập của học viên;