Kiến nghị về bổ sung chính sách bồi dưỡngviên chức cơ chế chính sách nâng cao chất lượng chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách bồi dưỡng viên chức thuộc học viện hành chính quốc gia (Trang 98 - 103)

1 Trình độ LLCT: Cao cấp

3.3. Kiến nghị về bổ sung chính sách bồi dưỡngviên chức cơ chế chính sách nâng cao chất lượng chính sách

chính sách nâng cao chất lượng chính sách

- Nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện các quy định về bồi dưỡng viên chức của Học viện Hành chính Quốc gia

Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục

đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý đã xác định rõ mục tiêu “Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực, phong cách làm việc hiệu quả đáp ứng yêu cầu

của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Bên

cạnh đó với ý nghĩa là một đơn vị sự nghiệp giáo dục hạng đặc biệt thì sự cần thiết phải có sự quan tâm "đặc biệt" tới đội ngũ viên chức ở đây, các nghiên cứu, hoàn thiện có thể có từ các góc nhìn và cách tiếp cận như:

- Chuẩn các viên chức là giảng viên giảng dạy trong khu vực bồi dưỡng phải có trình độ từ thạc sỹ trở lên đúng chuyên môn, được trang bị kiến thức về cao cấp lý luận chính trị và cao cấp về ngạch QLNN cũng như cấp phòng mới có thể tham gia hoạt động bồi dưỡng các khóa học cho các đối tượng mới lần đầu tham gia bồi dưỡng về QLNN ( trình độ thấp).

- Chuẩn các viên chức là giảng viên giảng dạy trong khu vực bồi dưỡng phải có trình độ từ tiến sỹ trở lên đúng chuyên môn, được trang bị kiến thức về cao cấp lý luận chính trị và cao cấp về ngạch QLNN cũng như cấp vụ mới có thể tham gia hoạt động bồi dưỡng các khóa học cho các đối tượng có chức vụ tham gia bồi dưỡng về QLNN (trình độ trung bình đến cao cấp,). Những người đủ tiêu chuẩn này nhưng phải là GVCC có kinh nghiệm , có niên hạn giảng dạy tại Học viện theo quy định mới có thể tham gia dạy các lớp cấp vụ, sở,

huyện trở lên.

- Chuẩn về trình độ quản lý tại các cơ sở và đơn vị bồi dưỡng cũng cần xem xét tới các tiêu chí đặc thù tương ứng để định ra khung năng lực, ngoài đội ngũ giảng viên tiếp tục giảng dạy trong khu vực đào tạo (thạc sỹ, tiến sỹ) thì đội ngũ giảng viên trước đây chỉ dạy đạo học nay sẽ được chuẩn quy định của hoạt động bồi dưỡng tại Học viện. Với cách tiếp cận này thì đội ngũ giảng viên không chỉ có kiến thức về chuyên môn mà phải có chính sách bồi dưỡng theo hướng được tiếp cận nhiều hơn với các chương trình và kinh nghiệm quản lý tiên tiến trên thế giới (có thể hàng năm được đi bồi dưỡng, khảo sát nước ngoài hoặc tham gia các chương trình hợp tác quốc tế) đồng thời cũng được đi thực tế, tìm hiểu, đánh giá tại các đơn vị hành chính trong nước.

Từ các căn cứ này sẽ hoàn thiện các quy định trong chính sách bồi dưỡng viên chức của Học viện Hành chính Quốc gia trong thời gian tới.

-Nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng chính sách bồi dưỡng viên chức

Về công tác tổ chức trong quá trình thức thi các bước bồi dưỡng viên chức: Cần tăng cường công tác kiểm định, đánh giá trong từng bước để nhận diện đầy đủ các nội dung thực thi chính sách theo đúng kế hoach và chất lượng đề ra.

Về tuyển dụng, sử dụng đối với đội ngũ viên chức: Đề nghị bổ sung chính sách ưu tiên tuyển dụng đối với các viên chức đã và đang có đủ các tiêu chuẩn từ cao đến thấp trong khung năng lực và đặc biệt là ngoại ngữ phải thông thạo tiếng Anh, hiện được coi là thông dụng trong NCKH hiện nay. Đây cũng là điều kiện để tạo động lực tham gia bồi dưỡng của các viên chức trong toàn Học viện. Ngoài ra cần tiến hành kiểm định đánh giá chất lượng bồi dưỡng theo thông tư số 10/2017/TT-BNV ngày 29/12/2017 của Bộ Nội vụ nhằm đem lại sự hứng thú, công bằng cũng như khích lệ đối với công tác rèn luyện chất lượng viên chức tại Học viện.

Tìm kiếm các cơ hội trong hợp tác quốc tế có sự hỗ trợ về nguồn lực về công tác bồi dưỡng các kiến thức chuyên ngành QLNN nhằm không ngứng nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức cũng như đáp ứng kịp thời yêu cầu đặt ra đối với chính sách thực thi bồi dưỡng viên chức trong giai đoạn mới của

Học viện Hành chính Quốc gia.

Tiểu kết Chương 3

Ở Chương 3, trên cơ sở nghiên cữu về lý luận về chính sách và thực thi chính sách bồi dưỡng viên chức và căn cứ vào kết quả phân tích và đánh giá thực trạng thực thi chính sách bồi dưỡng viên chức của Học viện Hành chính trong giai đoạn qua, từ những hạn chế và nguyên nhân cùng như bài học quốc tế đã được lựa chọn, cũng như trên cơ sở các quan điểm, mục tiêu chính sách bồi dưỡng viên chức trong giai đoạn 2010-2030 đã đưa ra một số đề xuất hoàn thiện chính sách thực thi bồi dưỡng viên chức trong thời gian tới, gồm 2 nhóm, nhóm giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ viên chức tổ chức thực thi chính sách và nhóm giải pháp đối với viên chức làm công tác nghiên cứu khoa học và giảng dạy tại Học viện.

Cũng trong Chương 3, luận văn cũng đã đưa ra kiến nghị với Học viện Hành chính Quốc gia về Nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện các quy định về bồi dưỡng viên chức của Học viện cũng như nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng chính sách bồi dưỡng viên chức trong một số nội hàm, nhằm từng bước chuẩn hóa chất lượng của đội ngũ viên chức của Học viện Hành chính Quốc gia.

KẾT LUẬN

Trước yêu cầu của giai đoạn cuối cùng của nghị quyết 30c về cải cách hành chính, sớm hiện thực một nước công nghiệp với một nền hành chính hiện đại , chuyên nghiệp, kiến tạo và phục vụ, mà trước hết là chất lượng cán bộ, công chức trong khu vực công, từ đó đặt ra là phải đổi mới công tác ĐTBD cũng như chất lượng viên chức tại các cơ sở bồi dưỡng, trong đó có Học viện Hành chính Quốc gia, trung tâm giáo dục hạng đặc biệt về ĐTBD cán bộ, công chức cả nước.

Tổ chức thực thi chính sách bồi dưỡng viên chức là nhiệm vụ quan trọng luôn được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Trong giai đoạn hiện nay, với trò rất quan trọng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phải có bản lĩnh chính trị, tinh thông về quản lý, không chỉ giỏi về chuyên môn mà biết nhận diện chính sách trong xu hướng quản lý công mới, có năng lực đánh giá tổng kết qua các tình huống được trang bị cũng như năng lực phản biện, trách nhiệm giải trình qua các cách thức được quy nạp trước bối cảnh xã hội hiện đại và đặc trưng của nhà nước ta hiện nay nhất là từ các trung tâm bồi dưỡng đặc biệt về lý luận chính trị và quản lý nhà nước. Từ đó cho thấy giá trị quan trọng của đội ngũ viên chức làm công tác giảng dạy và phục vụ giảng dạy tại Học viện Hành chính Quốc gia và sự cần thiết của hoạt động thực thi chính sách bồi dưỡng cho họ, để họ thực sự là bộ mặt của tâm hồn Học viện Hành chính Quốc gia, là trang phục của tư duy quản lý lãnh đạo hành chính nhà nước, có bản chất của người nghiên cứu hành chính công phát triển có tài năng giảng dạy và có tính cách nghệ thuật về truyền thụ cho lớp cán bộ, công chức khu vực công những khả năng vận dụng tốt những trong hoạt động công vụ phục vụ đất nước.

Nâng cao chất lượng bồi dưỡng cho viên chức Học viện Hành chính Quốc gia có tầm quan trọng đặc biệt và cấp thiết. Để làm tốt hoạt động này, cần có sự quan tâm đúng mức đến thực thi chính sách bồi dưỡng viên chức của toàn học viện, nhất là đối với đội ngũ viên chức làm công tác giảng dạy và có những nghiên cứu kịp thời nhằm hoàn thiện, duy trì và tổ chức tốt các bước trong chu

trình thực thi chính sách để công tác bồi dưỡng ngày càng đi vào chính quy, hiện đại, chuyên nghiệp;

Đề tài “Thực thi chính sách bồi dưỡng viên chức thuộc Học viện Hành chính Quốc gia” nhằm nghiên cứu hoạt động thực thi chính sách bồi dưỡng viên chức và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện thực thi chính sách bồi dưỡng viên chức của Học viện Hành chính Quốc gia trong thời gian tới, bản luận văn vừa góp phần làm rõ thêm về cơ sở lý luận trong thực thi chính sách đào tạo, bồi dưỡng nói chung mà còn phân tích, đánh giá thực trạng thực thi chính sách bồi dưỡng viên chức thông qua các bước thực thi chính sách bồi dưỡng viên chức của Học viện Hành chính Quốc gia; trên cơ sở đề án xây dựng chiến lược phát triển Học viện Hành chính Quốc gia giai đoạn 2020- 2030 tầm nhìn 2045, luận văn đề xuất các giải pháp hoàn thiện thực thi chính sách bồi dưỡng viên chức nhằm không ngứng hoàn thiện và nâng cao năng lực của đội ngũ viện chức tại Học viện trong giai đoạn tới./.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách bồi dưỡng viên chức thuộc học viện hành chính quốc gia (Trang 98 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)