Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách bồi dưỡng viên chức thuộc học viện hành chính quốc gia (Trang 76 - 77)

1 Trình độ LLCT: Cao cấp

2.3.2. Những hạn chế

Tuy có nhiều cố gắng trong thực thi chính sách bồi dưỡng viên chức trong Học viện, nhưng trước những thách thức về yêu cầu đổi mới thì hoạt động này vẫn còn những hạn chế, bất cập dưới đây:

Thứ nhất, công tác tuyên truyền, phổ biến về mục đích, nội dung, yêu cầu của chính sách chưa thực sự đầy đủ, rõ ràng và kịp thời đến các viên chức liên quan trong toàn Học viện, bên cạnh đó kế hoạch bồi dưỡng cũng chưa được ấn định vào đầu các năm học (hoặc năm kế hoạch) dẫn đến không chủ động được thời gian và công việc tham gia bồi dưỡng (điều này ảnh hưởng đến cả các viên chức quản lý tại các đơn vị), làm ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi chính sách qua mỗi năm;

Thứ hai, hình thức tổ chức thực hiện các lớp vẫn chủ yếu là các lớp tập trung, chưa có nhiều những hình thức khác nên tại các phân viện cũng như tại Hà Nội không ít cơ hội có thể tham gia thường xuyên, kịp thời. Một số các khóa học mà Học viện không tự mở (Ngạch giảng viên, bồi dưỡng lý luận chính trị, tin học theo quy định, thường được gửi đi theo hình thức phối hợp tổ chức tại địa điểm cố định của cơ sở chủ trì tổ chức nên số lượng viên chức tham gia bị hạn chế;

Ba là, về cơ chế chính cho thực thi còn chưa được linh hoạt, bởi lẽ Học viện còn tuân thủ về quy định chung về đối tượng thực thi chính sách như phải

là cơ cấu nguồn vị trí nào mới được cử đi bồi dưỡng các khóa theo điều kiện bổ nhiệm của vị trí đó, hoặc căn cứ vào mức lương để xét cử đi bồi dưỡng, vì vậy một số viên chức có trình độ (tiến sỹ, thạc sỹ) còn phải chờ đợi cũng chính vì thế lảm ảnh hưởng đến tiêu chí tham gia giảng dạy, bồi dưỡng các cấp độ và chức danh tại Học viện;

Bốn là, vẫn còn không ít trường hợp chưa thực hiện đầy đủ các bước trong tổ chức thực thi chính sách. Việc xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách không chỉ chưa chú ý đến đội ngũ viên chức mà các các nguồn lực khác kinh phí, điều kiện vật chất, thời gian) để thực hiện chính sách còn hạn chế, phân công, phối hợp thực hiện chính sách đôi lúc chưa hợp lý, chưa đề cao hết trách nhiệm, tinh thần phối kết hợp giữa các cơ quan hữu quan về tổ chức thực thi trong toàn Học viện;

Năm là, việc phối hợp trong theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện một số chính sách không được thực hiện thường xuyên, hoặc thực hiện hình thức, chiếu lệ, có khi ủy thác hoàn toàn cho công tác tự quản của khóa học nên không phát hiện kịp thời những hạn chế, bất cập để kịp thời rút kinh nghiệm nhằm hoàn thiện tổ chức thực hiện chính sách.

Sáu là, việc thực thi chính sách bồi dưỡng chưa thực sự gắn với đánh giá mang tính quyền lợi về vật chất cho viên chức, mà cụ thể là giữa học và tham gia thi vào ngạch, bậc từ đó làm cho tinh thần, thái độ người học chưa thực sự hướng tới mục tiêu, mục đích cuối cùng.

Ngoài ra, một số hạn chế từ cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập cũng còn nhiều hạn chế. Số lượng phòng học đủ điều kiện chưa nhiều, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy cũng chưa phải là đầy đủ. đội ngũ phục vụ thường xuyên, chuyên nghiệp cũng chưa thực sự đảm bảo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách bồi dưỡng viên chức thuộc học viện hành chính quốc gia (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)