Quy trình thực thi chính sách bồi dưỡngviên chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách bồi dưỡng viên chức thuộc học viện hành chính quốc gia (Trang 64 - 71)

1 Trình độ LLCT: Cao cấp

2.2.5. Quy trình thực thi chính sách bồi dưỡngviên chức

Quy trình thực thi chính sách bồi dưỡng viên chức tại Học viện tương đối đơn giản, tuy nhiên cũng triển khai đầy đủ các bước theo thực thi chính sách công.

2.2.5.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách bồi dưỡng viên chức

Quá trình tổ chức thực thi chính sách bồi dưỡng viên chức diễn ra trong một thời gian dài theo chiến lược và được lập kế hoạch thực thi qua mỗi năm, nhằm triển khai thực hiện một cách chủ động trước khi đưa vào thực tiễn qua hàng năm, nhằm duy trì thực hiện chính sách. Kế hoạch triển khai thực thi chính sách bồi dưỡng viên chức gồm những nội dung chủ yếu sau:

- Lập kế hoạch tổ chức điều hành: Dự kiến số lượng và chất lượng nhân sự tham gia tổ chức thực thi; những dự kiến về cơ chế trách nhiệm của cán bộ quản lý và viên chức thực thi; cơ chế tác động giữa các đơn vị thực thi. Ban Tổ chức cán bộ là cơ quan chủ trì xây dựng kế hoạch tổ chức điều hành; các đơn vị phối hợp triển khai thực hiện như: Văn phòng, các đơn vị có viên chức bồi dưỡng tại Hà Nội, 03 phân hiệu thuộc Học viện; các Ban quản lý (đơn vị tổ chức bồi dưỡng) tại Học viện, các khoa giảng viên (tham gia giảng dạy tại Học viện), các đầu mối khác tham gia (Trung tâm tin học, thư viện, ngoại ngữ,...).

- Xác định kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực như dự kiến về cơ sở kiến trúc, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho tổ chức thực thi chính sách; các nguồn lực tài chính (Nếu tổ chức riêng, hoặc cử đi học) và bổ sung các nguồn lực trên (nếu gắn vào tổ chức chung, tổ chức tại Học viện).

- Xác định thời gian triển khai thực hiện thông qua dự kiến về thời gian bồi dưỡng; dự kiến các bước cũng như yêu cầu đặt ra cho mỗi bước thực thi đều có mục tiêu cần đạt được và thời gian dự kiến cho việc thực hiện các mục tiêu.

Chính sách bồi dưỡng viên chức được thực hiện hàng năm, thực hiện theo năm tài chính cũng như năm học, bảo đảm đầy đủ các bước của quá trình thực thi từ công tác xây dựng kế hoạch năm, đến tổng kết rút kinh nghiệm cho mỗi chương trình bồi dưỡng.

Phần lớn thực thi các chính chính bồi dưỡng theo ngạch, theo chức danh được lồng ghép vào cac khóa học bồi dưỡng liên tục tại các cơ sở của Học viện, tại đây các viên chức có điều kiện tham gia dễ dàng (các hoạt động kiểm tra, đánh gia theo quy chế chung của đào tạo hay bồi dưỡng hiện hành).

Các chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị thường được cử đi học tại các khóa học của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh trên các khu vực, kết quả đánh giá sẽ căn cứ vào đánh giá của cơ sở đào tạo chuyển về nhằm thực thi các chính sách cho viên chức đi bồi dưỡng.

Các trường hợp cử đi bồi dưỡng trong và ngoài nước, viên chức được cử đi học sẽ phải thông báo kết quả về Ban tổ chức cán bộ làm thước đo đánh giá cũng như theo dõi quá trìnhbồi dưỡng. Thực tế qua hàng năm các chương trình bồi dưỡng theo chính sách của Đảng và nhà nước, các chương trình liên kết bồi dưỡng của Học viện cũng như các mối quan hệ hoạt động mà số lượng viên chức được của đi ĐTBD diễn ra thường xuyên và liên tục qua các năm.

2.2.5.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách bồi dưỡngviên chức

Hoạt động phổ biến, tuyên truyền chính sách bồi dưỡng là bước tiếp theo sau khi có được chính sách bồi dưỡng. Chính sách bồi dưỡng viên chức tại Học viện được thực hiện bằng nhiều hình thức nhưng chủ yếu là sao gửi các văn bản, tài liệu kèm theo công văn hướng dẫn thực hiện chính sách cũng như lồng ghép việc phổ biến quán triệt chính sách tại các các cuộc họp, giao ban tại các cơ sở, phân viện thuộc Học viện song song việc đăng tải trên Webside của Học viện.

Để giúp cho mọi đối tượng viên chức quan tâm dễ dàng tiếp cận, hàng năm các chính sách bồi dưỡng thường được tuyên truyền trước giúp mọi viên chức đều được biết và hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của chính sách bồi dưỡng viên chức gắn với mục tiêu bồi dưỡng nguồn nhân lực của Học viện với cá

nhân mỗi vị trí của viên chức, đây cũng chính là yêu cầu chung đặt ra trong công tác bồi dưỡng và thực thi chính sách bồi dưỡng viên chức.

2.2.5.3. Phân công phối hợp thực hiện chính sách bồi dưỡngviên chức

Thực thi chính sách bồi dưỡng phải có sự phối hợp, phân công hợp lý để hoàn thành tốt nhiệm vụ, các hoạt động thực thi diễn ra theo tiến trình thực hiện chính sách một cách chủ động, khoa học, sáng tạo thì sẽ có hiệu quả cao và duy trì ổn định.

Hoạt động thực hiện chính sách bồi dưỡng viên chức có sự phân công cụ thể, chi tiết cho các đơn vị liên quan trong Học viện như:

- Ban Tổ chức cán bộ:

+ Xây dựng, trình Giám độc Học viện phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, giải pháp nâng cao trình độ đối với viên chức hàng năm, giai đoạn theo quy định của Bộ Nội vụ và kinh phí đảm bảo thực hiện; cũng như quyết định chế độ chính sách đối với viên chức và các vấn đề khác liên quan đến công tác tổ chức học tập, bồi dưỡng tại Học viện cũng như bên ngoài Học viện. Là đầu mối tổ chức, hướng dẫn thực hiện quy hoạch, kế hoạch bồi dưỡng và trình lãnh đạo Học viện danh sách viên chức do các đơn vị cử đi bồi dưỡng theo quy định hiện hành;

+ Phối hợp với các cơ quan, đơn vị mở lớp và giải quyết hoặc đề xuất giải quyết các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền (bồi dưỡng ngoài Học viện), phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tổng kết công tác bồi dưỡng viên chức (bồi dưỡng trong Học viện),

- Ban Quản lý Bồi dưỡng:

+ Đánh giá nhu cầu bồi dưỡng hàng năm; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng trình Giám đốc phê duyệt; tổ chức thực hiện và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện các nội dung được giao (các chương trình chung trong đó có sự tham gia của viên chức Học viện);

+ Báo cáo và trình lãnh đạo Học viện chỉ đạo cũng như phối hợp với các khoa chuyên môn tổ chức xây dựng, biên soạn các chương trình khung, các chương trình, tài liệu bồi dưỡng trình cấp thẩm quyền thẩm định, ban hành

theo quy định; Xây dựng và ban hành các quy chế, quy định cụ thể về tổ chức bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên;

+ Tổ chức các khóa theo kế hoạch đã được Lãnh đạo Học viện phê duyệt; Đánh giá kết quả học tập của học viên, thông báo cho cơ quan, đơn vị có viên chức đi học;

+ Báo cáo Lãnh đạo Học viện sơ kết, tổng kết công tác bồi dưỡng theo định kỳ, hàng năm;

- Các khoa chuyên môn được giao nhiệm vụ giảng dạy

+ Tham gia biên soạn, thẩm định chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo yêu cầu của lãnh đạo Học viện;

+ Căn cứ vào chỉ tiêu và tiêu chuẩn để lựa chọn, cử viên chức đi bồi dưỡng theo yêu cầu của Học viện;

+ Trực tiếp phối hợp với các Ban quản lý bồi dưỡng trong Học viện để cử giảng viên tham gia giảng dạy theo lịch học các khóa bồi dưỡng tổ chức tại Học viện

- Các đơn vị phối hợp phục vụ và tham gia chương trình bồi dưỡng (Ban Hợp tác Quốc tế, Trung tâm ngoại ngữ-tin học và thông tin -thư viện, Ban Kế hoạch-tài chính, Văn phòng tại Học viện Hà Nội và các bộ phận liên quan tại các Phân viện):

+ Xây dựng các chương trình, dự án hợp tác quốc tế và hỗ trợ kỹ thuật trong lĩnh vực ĐTBD; khai thác các chương trình, dự án hợp tác bồi dưỡng và hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế trong và ngoài nước;

+ Xây dựng kế hoạch huy động các nguồn tài chính trong và ngoài nước cho công tác bồi dưỡng viên chức theo quy định của pháp luật.

+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Học viện xây dựng cơ chế tài chính, các nội dung, định mức chi liên quan đến công tác quản lý và sử dụng kinh phí bồi dưỡng viên chức trình Lãnh đạo Học viện xem xét, ban hành cũng như trực tiếp tổ chức, thực hiện công tác bồi dưỡng theo các nguồn lực của Học viện;

+ Thực hiện quy chế bồi dưỡng và chịu sự quản lý của cơ sở bồi dưỡng; được hưởng nguyên lương và phụ cấp; thời gian bồi dưỡng được tính vào thâm niên công tác liên tục, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật; viên chức đạt kết quả xuất sắc trong khóa bồi dưỡng được biểu dương, khen thưởng; viên chức đã được bồi dưỡng nếu tự ý bỏ việc, xin thôi việc phải đền bù chi phí bồi dưỡng theo quy định của pháp luật;

+ Thực hiện chế độ bồi dưỡng theo quy định: Ví dụ: Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, theo tiêu chuẩn vị trí việc làm; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; Bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu kiến thức, kỹ năng chuyên ngành hàng năm,....cũng như bồi dưỡng nâng cao theo đặc điểm của đơn vị sự nghiệp đặc biệt.

2.2.5.4. Duy trình chính sách bồi dưỡng viên chức

Đây là bước nhằm làm cho chính sách tồn tại và phát huy tác dụng trong môi trường thực tế. Để duy trì được chính sách đòi hỏi phải có sự đồng tâm, hiệp lực của nhiều yếu tố như nhà nước và người tổ chức thực thi chính sách phải tạo điều kiện và môi trường để chính sách được thực thi tốt. Đối với người chấp hành chính sách phải có trách nhiệm tham gia tích cực vào thực thi chính sách. Đây là việc làm không khó đối với điều kiện của Học viện hiện nay.

Thực tiễn cho thấy, tại Học viện Hành chính Quốc gia thời gian qua, số lượng viên chức được bồi dưỡng không ngừng được duy trì, phát triển, không có một viên chức nào là không được bồi dưỡng hàng năm (ngoài các khóa học phổ biến kiến thức thì các khóa bồi dưỡng dành cho các viên chức hoàn thiện kiến thức luôn được thực thi). Điều này cho thấy, Ban lãnh đạo Học viện cũng Ban Tổ chức cán bộ luôn quan tâm đôn đốc các đơn vị liên trong Học viện quan xây dựng kế hoạch bồi dưỡng viên chức hàng năm của đơn vị mình, chú trọng cử viên chức đúng đối tượng tham gia các khóa bồi dưỡng trong và ngoài nước theo phân cấp quản lý cũng như đảm bảo thực hiện thời gian bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm; đánh giá kết quả bồi dưỡng viên chức thông qua năng lực thực thi nhiệm vụ của viên chức sau khi tham gia học tập.

Việc thực thi chính sách bồi dưỡngviên chức tại Học viện trước đây thực hiện theo Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính Phủ về ĐTBD công chức, Thông tư số 19/2014/TT-BNV ngày 04/12/2014 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn ĐTBD viên chức, hiện nay thực hiện theo thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 8/1/2018 về hướng dẫn một số điều của Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 1/1/2017 về ĐTBD công chức, viên chức. tuy nhiên, do viên chức trong Học viện phải là những người am hiểu về những kiến thức của khu vực cán bộ, công chức, do đó Học viện thường xuyên có những chính sách ưu tiên cho các giảng viên theo chế độ tạo nguồn, tức là họ được các khóa học theo vị trí chức danh và ngạch để tăng cường kiến thức tham gia nghiên cứu, giảng dạy.

Bên cạnh đó, Học viện cũng cần tập trung kiểm tra, giám sát hoạt động thực thi chính sách bồi dưỡng trong việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong năm của viên chức trên cơ sở mức độ hoàn thành nhiệm vụ bồi dưỡng; Bồi dưỡng theo theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý là một trong điều kiện để viên chức được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, xây dựng tiêu chuẩn, năng lực và chính sách thu hút giảng viên tham gia giảng dạy tại các cơ sở bồi dưỡng; khuyến khích học tập; cụ thể hóa quyền và trách nhiệm của cán bộ, viên chức được cử tham gia các khóa bồi dưỡng.

Hiện tại, Học viện đang có những điều chỉnh để đổi mới công tác tổ chức, quản lý hoạt động bồi dưỡng theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, trong đó có thí điểm, mở rộng áp dụng phương thức ĐTBD từ xa, đào tạo trực tuyến, online trong bồi dưỡng công chức, viên chức; mở rộng và đa dạng hóa hình thức hợp tác quốc tế về bồi dưỡng; củng cố, tăng cường năng lực cho trong hoạt động liên kết bồi dưỡng với nước ngoài..

2.2.5.6. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách bồi dưỡng viên chức

Hoạt động giám sát thực thi chính sách bồi dưỡng góp phần phát hiện những điều phù hợp, tốt hơn để phát huy; ngăn ngừa các vi phạm, giữ cho việc thực thi chính sách đúng với đề án chính sách đã được xây dựng ban đầu, quá

trình thực thi phù hợp với thực tiễn, có những linh hoạt và điều chỉnh cần thiết cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Kiểm tra giám sát thực thi chính sách sẽ giúp phát hiện những nhân tố tiến bộ, hợp lý, những cách làm hay, hiệu quả để thúc đẩy thành công chính sách. Đồng thời kiểm tra, giám sát sẽ giúp cho việc phát hiện những sai sót, những tồn tại và bất cập trong thực thi chính sách để có những điều chỉnh, những biện pháp xử lý phù hợp.

Về nguyên tắc giám sát thực thi chính sách bồi dưỡng:

+ Nguyên tắc khách quan: đó là việc đảm bảo quá trình giám sát thực hiện chính sách phải được diễn ra một cách khách quan, không vụ lợi, không thiên vị và có cái nhìn bao quát, tổng thể.

+ Nguyên tắc minh bạch: Hoạt động kiểm tra, giám sát phải luôn bảo đảm yếu tố minh bạch hóa thông tin, để giám sát đạt hiệu quả và có độ tin cậy thì việc thực hiện nguyên tắc minh bạch là cần thiết. Sự minh bạch không chỉ ở việc chủ thể chịu sự giám sát phải cung cấp thông tin đầy đủ, công khai cho chủ thể thực hiện giám sát, mà sự minh bạch còn thể hiện ở việc chủ thể thực hiện hoạt động giám sát phải công khai thông tin đầy đủ cho các cơ quan nhà nước khác và xã hội, cộng đồng dân cư được biết.

+ Nguyên tắc tuân thủ pháp luật: tất cả các chủ thể thực hiện hoạt động giám sát và chủ thể chịu sự giám sát đều phải đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trên cơ sở các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó trình tự, thủ tục của hoạt động giám sát cũng phải được thực hiện theo những quy định của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật nói chung.

- Nội dung thực thi chính sách bồi dưỡng + Kế hoạch thực hiện chính sách;

+ Tiến độ tổ chức thực hiện các giải pháp;

+ Những sai phạm, yếu kém trong thực hiện chính sách;

+ Kết quả thực hiện chính sách; những hạn chế, nguyên nhân của việc không thực hiện hoặc thực hiện không tốt chính sách;

+ Các bước trong thực thi bồi dưỡng: Công tác chuẩn bị mở lớp: công tác tuyên truyền, tư vấn, tuyển sinh; khảo sát nhu cầu học; xét chọn và xác nhận đối tượng học viên; địa điểm mở lớp,…đến quá trình bồi dưỡng: Tình

hình khai giảng, bế giảng; đội ngũ giáo viên; chương trình, giáo trình; trang thiết bị dạy học; vật tư, dụng cụ thực hành; tiến độ giảng dạy, thời gian bồi dưỡng; kiểm tra, cấp chứng chỉ; việc quản lý biểu mẫu, sổ sách, quản lý dạy và học trong ĐTBD;

- Kiểm tra, đôn đốc việc quản lý, sử dụng kinh phí bồi dưỡng thường xuyên hàng năm thực hiện quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách bồi dưỡng viên chức thuộc học viện hành chính quốc gia (Trang 64 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)