đại học công lập đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, có cơ sở đại học công lập tham gia vào quá trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức theo những chương trình đặc biệt liên quan đến các hoạt động quản lý nhà nước, Tính pháp lý của của các trường cũng như hoạt động đào tạo bồi dưỡng công chức trong luôn nằm trong khung khổ quy định.Tên gọi chung của các trường tại mỗi quốc gia, khu vực cũng khác nhau:
Bảng 1.1 Một số mô hình cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
Tên gọi chung Tên giao dịch quốc tế Nước áp dụng Ghi chú
Trường Chính phủ (National School of Government Superior School of Public Administraion Colombia School of Public Administraion Latvia National Institute of Public Administraion
Spain Việt Nam có
giai đoạn sử dụng đúng cụm từ nay. Mohamed Bin Rashid
School of Government
United Arab Emirate
School of Public service Canada, Australia Cilvil Service College Singapore
National University of Public service
Hugary
The Academy of Public Administraion Kazakhstan The Development Academy Philippine National Institute of Developemt Administration Thailand
The National Academy of Public Administraion
Việt Nam
Nguồn: OECD (2017). National Schools of Government Building Civil Service Capacity. OECD. 2017].
Theo nhóm tác giả của OECD [35],kết quả điều tra hệ thống các trường Chính phủ (National School of government) trên phạm vi OECD và đối tác chỉ ra ba xu hướng:
Xu hướng thứ 1: Các quốc gia thành lập một chủ thể cung cấp dịch vụ và có một số quyền nhất định liên quan đến đào tạo bồi dưỡng công chức, không liên kết với các chủ thể khác. cơ sở cung cấp dịch vụ đào tạo bồi dưỡng công chức mang tính sở hữu độc quyền của nhà nước. Chủ thể đào tạo bồi dưỡng công chức này đều tương tự như là những chủ thể giáo dục đại học bao gồm cả cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ.
Xu hướng thứ hai: cũng trong Chính phủ hình thành một hệ thống các chủ thể
đào tạo bồi dưỡng công chức và có sự chia sẽ nhiệm vụ và trách nhiệm trong việc đào tạo bồi dưỡng công chức, bao gồm:
- Các cơ sở đào tạo bồi dưỡng công chức chung thuộc chính phủ trung ương (Chủ thể đào tạo bồi dưỡng công chức này cũng có thể là những chủ thể giáo dục đại học bao gồm cả cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ.)
- Các cơ sở đào tạo bồi dưỡng công chức mang tính chuyên ngành thuộc các bộ chuyên ngành. Đây là những cơ sở đào tạo bồi dưỡng công chức thuộc lĩnh vực mà bộ quản lý.
- Các cơ sở đào tạo bồi dưỡng công chức thuộc chính quyền địa phương các cấp.
Xu hướng thứ ba: Chia hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức giữa các chủ
thể khác. Đó là những chủ thể không nằm trong cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà nước. Đó là chia hoạt động đào tạo bồi dưỡng công chức giữa các tổ chức của Chính phủ với các tổ chức phi chính phủ (non- government).
Xu hướng thứ tư: Tồn tại các cơ sở đào tạo bồi dưỡng công chức trong các cơ
sở giáo dục quốc dân.
Xu hướng thứ năm: Việc thành lập các cơ sở đào tạo bồi dưỡng công chức dưới các dạng nêu ở trên, phụ thuộc vào mô hình công vụ được áp dụng ở từng quốc gia. Hai mô hình công vụ điển hình đã và đang được áp dụng ở các nước là mô hình chức nghiệp (Career-based system) và mô hình dựa vào vị trí (Position-based system).
Xu hướng thứ sáu: Đây là xu hướng kết hợp của quá trình cải cách công vụ của các nước nói chung. Xu hướng chung của cải cách công vụ là nhằm hướng đến những mô hình quản lý mới như: hành chính công mới; công vụ mới; quản
lý công mới; Good governance. Các cơ sở đào tạo bồi dưỡng sẽ dần chuyển sang thành:
- Các đơn vị sự nghiệp hoạt động mang tính tự chủ giống như doanh nghiệp; - Thuê các cơ sở giáo dục quốc dân đảm nhận đào tạo bồi dưỡng công chức theo nhu cầu của cơ quan nhà nước (chung) hoặc từng cơ quan nhà nước mang tính chuyên ngành;
- Các chủ thể cung cấp dịch vụ sẽ hoạt động mang tính cạnh tranh để nhận được hợp đồng với các cơ quan nhà nước có nhu cầu.
Việt Nam đã và đang từng bước chuyển các đơn vị sự nghiệp công lập vốn thuộc nhà nước sang các cơ chế tự chủ từng bước. Hướng đến tất cả các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ tự chủ hoàn toàn hoạt động của mình, trong đó có một phần các đơn vị sự nghiệp công lập về đào tạo bồi dưỡng công chức.
Về đặc điểm của viên chức trong các cơ sở đào tạo này cho thấy, bên cạnh những đặc điểm như những trường đại học công lập khác thì trước hết họ là những người rất am hiểu về nhà nước và hoạt động nhà nước, có mối quan hệ mật thiết với các cơ quan nhà nước trong đặt hàng về chương trình , tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cũng như trực tiếp thực hiện các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, tham gia trong chuỗi các kỳ thi nâng ngạch hàng năm. Vì vậy có thể thấy thực hiện chính sách bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở này có một số đặc trưng sau:
- Về kiến thức chuyên môn: Ngoài các chuyên ngành thì chú trọng đến các kiến thức quản lý, các kiến thức mang tính thời sự ( đổi mới, cải cách, hội nhập ) quốc tế và trong nước.
- Về phương pháp: Ngoài phương pháp sư phạm thì phải được trang bị phương pháp sư phạm về giảng dạy hành chính (Quản lý nhà nước).
- Về kỹ năng: Phải được trang bị các tình huống trong từng chuyên đề quản lý, các viên chức là giảng viên phải có đủ về tiêu chuẩn kiến thức (học vị, học hàm) và giữ ngạch bậc , chức vụ tương ứng mới được giảng dạy các đối tượng tương ứng (cấp vụ, cấp sở, cấp huyện, chuyên viên cao cấp, ...) do đó có tính phân cấp rất cao trong hoạt động quản lý giảng dạy
cũng như cung ứng cho họ thu hưởng các chính sách bồi dưỡng cập nhật thường xuyên để có đủ năng lực thực thi nhiệm vụ.
- Về thái độ. hành vị: Phải là những con người luôn thấu hiểu và có đạo đức công vụ, tích cực ủng hộ và truyền đạt văn hóa công sở, ý thức tổ chức kỹ luật cho các đối tượng giảng dạy.