Mục tiêu, phương hướng bồi dưỡngviên chức thuộc Học viện Hành chính Quốc gia giai đoạn 2020-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách bồi dưỡng viên chức thuộc học viện hành chính quốc gia (Trang 80 - 82)

1 Trình độ LLCT: Cao cấp

3.1. Mục tiêu, phương hướng bồi dưỡngviên chức thuộc Học viện Hành chính Quốc gia giai đoạn 2020-

chính Quốc gia giai đoạn 2020-2030

3.1.1. Quan điểm

Về quan điểm phát triển: Ưu tiên đầu tư nâng cao năng lực đội ngũ viên chức trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu để từng bước tiệm cận với trình độ, phương pháp, công nghệ đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học của khu vực và quốc tế. Xây dựng đội ngũ viên chức trong Học viện có trình độ cao, đầu ngành, có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.

Xây dựng đội ngũ viên chức của Học viện vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại và trong sạch, thông qua hoạt động nâng cao chất lượng bồi dưỡng hàng năm, đảm bảo thực hiện chuẩn hoá đội ngũ viên chức giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, vững về lý luận chính trị, có năng lực tư duy, vận dụng linh hoạt kiến thức chuyên môn qua tổng kết thực tiễn vào công tác giảng dạy, từng bước tập hợp đội ngũ viên chức chính quy, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục nguồn nhân lực khu vực công của nền hành chính hiện đại và phát triển.

Nâng cao chất lượng bồi dưỡng đội ngũ viên chức của Học viện trên cơ

sở đổi mới đồng bộ nội dung, chương trình, tổ chức và đánh giá chính sách bồi dưỡng. Nội dung chương trình bồi dưỡng phải thiết thực, phù hợp với yêu cầu của từng đối tượng viên chức trong Học viện; đổi mới chương trình bồi dưỡng để tiếp cận với những thành tựu mới của khoa học, công nghệ, phương thức quản lý hiện đại, chuyên nghiệp nhưng phải bám sát về yêu cầu thực tiễn trong từng giai đoạn.đổi mới nội dung chương trình phải chú trọng cả kiến thức QLNN và lý luận chính trị, phải rèn luyện kỹ năng với tu luyện phẩm chất đạo đức trên cả các phương diện lý luận và thực tiễn.

Chính sách bồi dưỡng viên chức nhằm xây dựng đội ngũ nhân lực của Học viện có cơ cấu hợp lý, có chất lượng; xây dựng đội ngũ chuyên gia, các nhà khoa học có trình độ cao, có đủ có khả năng thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học được Đảng, Nhà nước giao và nhu cầu xã hội.

+ Chính sách bồi dưỡng viên chức của Học viện gắn với quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước về tiêu chuẩn cán bộ công chức viên chức của khu vực công trong từng giai đoạn phát triển cũng như đổi mới căn bản về giáo dục đại học.

+ Chính sách bồi dưỡng viên chức của Học viện phải căn cứ vào bối cảnh và yêu cầu đặt ra của nền hành chính công trong xu thế phát triển và hội nhập

+ Chính sách bồi dưỡng viên chức của Học viện phải dưạ trên cơ sở sắp xếp lại tổ chức bộ máy của Học viện Hành chính Quốc gia cũng như chuyển đổi mô hình chức nghiệp sang mô hình vị trí việc làm của các cơ quan công quyền.

+ Chính sách bồi dưỡng viên chức của Học viện phải dựa trên cơ sở hệ thống các giải pháp đồng bộ và lộ trình thích hợp.

Trong lộ trình trước mắt, chính sách bồi dưỡng cần đáp ứng kịp thời và phù hợp với đặc điểm bồi dưỡng tại Học viện như:

+ Tập trung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn quy định về trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức quốc phòng - an ninh, tin học, ngoại ngữ.

+ Đến năm 2020, 100% viên chức đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn quy định trong quy hoạch bổ nhiệm ngạch, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.

+ Hàng năm, 100% viên chức được cập nhật kiến thức pháp luật, được bồi dưỡng về đạo đức công vụ cũng như bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực thi nhiệm vụ, 100% viên chức có trình độ ý luận chính trị đạt và vượt tiêu chuẩn quy định; 100% viên chức giữ vị trí lãnh đạo, quản lý được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành theo

vị trí công việc; 80% đến 100% viên chức thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách bồi dưỡng viên chức thuộc học viện hành chính quốc gia (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)