Các phương thức giải quyết tranh chấp lao động tập thể rất phong phú, đa dạng. Điều đó góp phần giải quyết các tranh chấp lao động một cách nhanh chóng, hiệu quả. Tuy nhiên vẫn còn những thiếu sót hạn chế nhất định cần phải được khắc phục mà hạn chế nhằm thúc đấy các quan hệ lao động phát triển đúng chiều hướng hạn chế các tranh chấp và thúc đẩy sản xuất phát triển. Hiện tại, theo quy định của pháp luật hiện hành, nước ta có các phương thức giải quyết tranh chấp lao động tập thể như sau:
1.1.5.1.Thương lượng
Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp mà các bên tranh chấp đối thoại với nhau một cách trực tiếp nhằm đạt được các thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp. Trong thực tế đây là phương thức giải quyết tranh chấp được sử dụng rộng rãi nhất. Tại Khoản 1, Điều 194 BLLĐ năm 2012 thì nguyên tắc tự thương lượng giữa các bên là nguyên tắc được ghi nhận đầu tiên trong các nguyên tắc giải quyết tranh chấp, điều đó cho thấy sự coi trọng của nhà làm luật đối với nội dung này. Việc tự thương lượng được giữa các bên sẽ góp phần giảm tốn kém trong việc giải quyết tranh chấp, rút ngắn thời gian tranh chấp. Tránh gây ảnh hưởng đến quan hệ hai bên ít bị ảnh hưởng và quan hệ sản xuất đỡ bị gián đoán lâu do sự việc tranh chấp gây ra.
1.1.5.2.Hòa giải và trung gian
Hòa giải và trung gian là phương thức giải quyết tranh chấp lao động tập thể có sự tham gia của bên thứ ba nhằm hỗ trợ các bên tranh chấp đạt
được thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp. Đối với phương thức trung gian thì sự tham gia của bên thứ ba chỉ mang tính chất là bên kết nối giữa hai bên, giúp hai bên gặp gỡ thương lượng với nhau chứ nhiệm vụ bên trung gian không nhiều ý nghĩa. Đối với phương thức giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo hình thức hòa giải thì bên thứ ba không chỉ là đơn vị kết nối hai bên tranh chấp mà còn trực tiếp đề xuất các phương án giải quyết để hai bên tham khảo, thương lượng giải quyết các tranh chấp đó. Ở nước ta chủ yếu chỉ có phương thức hòa giải, chưa có quy định về trung gian giải quyết tranh chấp.
1.1.5.3.Trọng tài
Trọng tài cũng là một trong những phương thức được sử dụng để giải quyết tranh chấp lao động tập thể. Đây là một phương thức đặc trưng bởi có sự tham gia giải quyết tranh chấp của một bên thứ ba với vai trò là bên có quyền phân xử tranh chấp, tất nhiên việc phân xử này trước đó phải có sự đồng thuận của cả hai bên tranh chấp. Đối với các tranh chấp lao động tập thể về quyền, các phán quyết của Hội đồng trọng tài có ý nghĩa như một bản án của tòa án. Đối với các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, phán quyết này thì phán quyết của Hội đồng trọng tài có ý nghĩa thay thế kết quả thương lượng giữa tập thể NLĐ và NSDLĐ. Tuy nhiên, tùy thuộc vào hệ thống pháp luật của mỗi nước, hiệu lực của các quyết định trọng tài có ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên dù có ý nghĩa bắt buộc thì thông thường các quyết định của trọng tài cũng không được thi hành ngay như đối với các bản án của tòa án, muốn được thực hiện ngay thông thường bên có quyền phải yêu cầu tòa án công nhận sau đó mới có bước thi hành quyết định của Hội đồng trọng tài.
1.1.5.4.Quyết định hành chính.
Quyết định hành chính cũng là một phương thức để giải quyết các tranh chấp lao động tập thể. Phương thức này giúp các cơ quan hành chính có thể điều tra, đưa ra các phán quyết để giải quyết các tranh chấp lao động tập thể
theo yêu cầu của các bên. Tuy có vai trò trên thực tế rất cao nhưng trên thế giới trong hệ thống pháp luật giải quyết tranh chấp lao động tập thể thì phương thức này lại ít được ghi nhận, thông thường phương thức này chỉ được sử dụng để giải quyết các tranh chấp về công đoàn. Ở nước ta, phương thức giải quyết tranh chấp lao động tập thể bằng các quyết định hành chính lại được ghi nhận cụ thể và sử dụng trên thực tế khá nhiều. Tại nghị định số 04/2005/NĐ – CP đã ghi nhận về phương thức giải quyết này một cách khá cụ thể, rõ ràng. Đến năm 2008 Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tiếp tục ban hành Thông tư số 06/2008/TT-BLĐTBXH quy định cụ thể về phương thức này. Tại Điều 203 của BLLĐ năm 2012 cũng quy định cụ thể thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện về việc giải quyết các tranh chấp lao động tập thể về quyền, đồng thời quy định cụ thể về thời hạn để Chủ tịch UBND cấp huyện trong việc giải quyết các tranh chấp lao động tập thể về quyền như “Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải tiến hành giải quyết tranh chấp lao động”
1.1.5.5.Xét xử
Xét xử là phương thức giải quyết tranh chấp lao động tập thể mà theo đó tòa án sẽ ra một bản án hoặc quyết định để giải quyết vụ việc. Tại Điều 203 của BLLĐ năm 2012 quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền thuộc thẩm quyền của tòa án, và các thủ tục giải quyết liên quan.