- Thứ nhất:Về trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể tại hội đồng trọng tài lao động
Cần có quy định rút ngắn về thời gian giải quyết các tranh chấp lao động tập thể tại cơ quan trọng tài lao động, hiện tại theo quy định tại khoản 1 Điều 206 của BLLĐ năm 2012 thì “Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết, Hội đồng trọng tài lao động phải kết thúc việc hòa giải”, tuy nhiên việc quy định thời hạn như vậy là quá lâu, gây ảnh hưởng không tốt đối với hai bên tranh chấp. Bởi như chúng ta đã biết việc tranh chấp lao động tập thể thường rất phức tạp và khi các bên đã đưa các tranh chấp ra các cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì mức độ mâu thuẫn đã ở mức độ khá cao việc càng kéo dài quá trình giải quyết bao nhiêu sẽ dẫn đến những nguy cơ về hành động công nghiệp gây bất ổn trật tự xã hội và ảnh hưởng sản xuất bấy nhiêu. Theo chúng tôi thời gian như quy định ở trên nên giảm xuống chỉ còn năm ngày làm việc như vậy mới đảm bảo về tính nhanh chóng, hiệu quả của công tác trọng tài lao động.
Pháp luật nước ta cũng nên quy định một khoảng thời gian nhất định để các bên tự nguyện thi hành quyết định của hội đồng trọng tài lao động. Sau khi hết khoảng thời gian đó thì trao cho tòa được quyền công nhận và cưỡng chế thi hành quyết định của hội đồng trọng tài, để đảm bảo quyết định công nhận hòa giải thành của hội đồng trọng tài được thực hiện. Điều này sẽ đảm bảo được hiệu quả của việc giải quyết các tranh chấp lao động tập thể tại cơ quan trọng tài lao động một cách triệt để, thực tế từ trước đây pháp luật vẫn còn thiếu các quy định về thời hạn thực thi các quyết định khiến các bên thiếu
căn cứ để yêu cầu bên kia thực hiện các nghĩa vụ của mình căn cứ vào kết quả giải quyết tranh chấp của cơ quan trọng tài.
- Thứ hai: Về cơ chế thi hành các biên bản hòa giải thành của hòa giải viên và các quyết định của hội đồng trọng tài xem xét, bổ sung những quy định về cơ chế bảo đảm việc thực hiện các biên bản hòa giải thành của hòa giải viên cũng như biên bản hòa giải thành của hội đồng trọng tài lao động. Trong trường hợp này cần quy định một cơ chế cưỡng chế thi hành khi đến thời hạn mà các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nội dung mà các bên đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành trước đó. Cơ quan được chỉ định thực hiện việc cưỡng chế là cơ quan thi hành án cấp huyện nơi có trụ sở của doanh nghiệp có tranh chấp. Cần có quy định về thẩm quyền của hội đồng trọng tài trong việc tham gia giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo đó hội đồng trọng tài có quyền đưa ra phán quyết để giải quyết sự việc, phán quyết này có hiệu lực và thời hạn thi hành nhất định. Phán quyết này cũng có tính cưỡng chế khi các bên không tự nguyện thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trong thời hạn quy định. Điều này sẽ nâng cao vai trò của hội đồng trọng tài lao động so với quy định hiện tại vì hiện nay theo quy định thì khi giải quyết tranh chấp lao động hội đồng trọng tài cũng chỉ đưa ra phương án hòa giải nếu các bên chấp thuận thì lập biên bản hòa giải thành còn nếu không thì lập biên bản hòa giải không thành, điều đó vô hình chung biến cơ quan trọng tài lao động thành một cơ quan hòa giải tranh chấp đơn thuần.
- Thứ ba: Đa số các vụ tranh chấp lao động tập thể xảy ra trên thực tế được giải quyết thông qua tổ công tác liên ngành. Chính vì vậy, pháp luật cần có cơ chế quy định rõ ràng trách nhiệm quyền hạn chung của tổ liên ngành và của từng cơ quan tổ chức trong tổ công tác liên ngành.
3.2.Hoàn thiện hoạt động giải quyết tranh chấp lao động tập thể
3.2.1.Về các quy định pháp luật
-Thứ nhất: Về cơ quan hòa giải cơ sở.
+ Về tiêu chuẩn hòa giải viên: cần quy định cụ thể hơn về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của hòa giải viên lao động. Tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của hòa giải viên lao động được quy định trong Điều 4 nghị định số 46/2013/NĐ-CP của Chính phủ rất chung chung và sơ sài. Trong khi đó, hòa giải viên lao động của nhà nước ở các quốc gia khác thường được lựa chọn theo những tiêu chuẩn rất khắc khe. Chính vì vậy, hòa giải viên lao động phải đáp ứng được hai tiêu chuẩn là: có bằng đại học trở lên trong lĩnh vực pháp luật, kinh tế hoặc lao động; và có thời gian công tác từ năm năm trở lên trong lĩnh vực công đoàn, quản lý nhân sự, quản lý nhà nước về lao động hoặc giải quyết tranh chấp. Chính vì thế việc quy định về tiêu chuẩn hòa giải viên tại nước ta cũng cần có những quy định cụ thể và kỹ lưỡng hơn như phải có thời gian tối thiểu là năm năm trong lĩnh vực công đoàn hoặc lao động và tối thiểu phải có bằng đại học về lĩnh vực liên quan đến lĩnh vực giải quyết các tranh chấp lao động tập thể. Có như vậy thì hòa giải viên lao động mới có thể tạo được sự tin cậy của các bên tranh chấp và có đủ kinh nghiệm để xử lý các vụ việc phức tạp như tranh chấp lao động tập thể.
+ Về số lượng hòa giải viên khi tham gia giải quyết tranh chấp: BLLĐ năm 2012 đã có sửa đổi đối với nội dung về cơ quan hòa giải cơ sở đó là xóa bỏ hội đồng hòa giải lao động cơ sở và giao thẩm quyền này cho hòa giải viên lao động. Khi có tranh chấp lao động tập thể tại đơn vị thì một hòa giải viên sẽ được cử tham gia hòa giải để giải quyết tranh chấp lao động tập thể đó. Tuy nhiên để đảm bảo tính khách quan, thận trọng trong việc giải quyết các tranh chấp lao động tập thể thì nên có quy định giao nhiệm vụ cho một ban hòa giải bao gồm ba hòa giải viên lao động do cơ quan lao động chỉ định tham gia giải
quyết đối với từng vụ tranh chấp lao động tập thể nhất định. Đề xuất này có lý do là vì các tranh chấp lao động tập thể thường phức tạp hơn rất nhiều so với các tranh chấp lao động cá nhân nên việc tham gia của ba hòa giải viên sẽ giúp cho việc tiếp thu ý kiến của nhiều cá nhân và các ý kiến đưa ra sẽ mang tính khách quan hơn so với cơ chế một hòa giải viên như hiện tại.
- Thứ hai: Về cơ quan trọng tài lao động.
+ Về thẩm quyền của hội đồng trọng tài lao động: Cần xem xét để mở rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của hội đồng trọng tài lao động theo hướng hội đồng trọng tài có thể giải quyết cả hai loại hình của tranh chấp lao động tập thể theo sự tự do lựa chọn của các bên, bao gồm cả tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. Việc mở rộng thẩm quyền của hội đồng trọng tài lao động vừa khắc phục được những hạn chế về trình độ và hiệu quả giải quyết các tranh chấp lao động tại các cơ quan khác vừa góp phần giải quyết nhanh chóng tranh chấp lao động, đồng thời giảm tải cho tòa án và phát huy được năng lực của các thành viên hội đồng trọng tài.
+ Về cơ cấu tổ chức của hội đồng trọng tài: Việc quy định số lượng thành viên của hội đồng trọng tài lao động theo quy định tại điều 199 BLLĐ năm 2012 có thể lên đến 7 người là quá nhiều. Sự tham gia của nhiều người như vậy có thể khiến cho quá trình giải quyết các tranh chấp lao động chậm chạp, kém linh hoạt và thiếu dứt khoát do có quá nhiều luồng ý kiến giải quyết vụ việc. Ở các nước khác việc giải quyết các tranh chấp lao động tập thể chỉ được thực hiện bởi một trọng tài viên hoặc một hội đồng trọng tài không quá ba người. Hội đồng trọng tài có số lượng trên ba thành viên chỉ xuất hiện trong trường hợp vụ việc tranh chấp quá phức tạp hoặc cần xem xét lại quyết định của trọng tài theo thủ tục phúc thẩm. Vì vậy chỉ nên quy định số lượng trọng tài viên tham gia trong một vụ giải quyết tranh chấp lao động
tối đa không quá 5 người, điều này sẽ giúp việc đưa ra các ý kiến và quyết định giải quyết một vụ tranh chấp được nhanh chóng và giảm bớt chi phí các bên trong quá trình giải quyết.
+ Bổ sung quy định cụ thể về tiêu chuẩn trở thành thành viên hội đồng trọng tài. Trọng tài viên không những phải hiểu biết pháp luật mà còn cần phải có chuyên môn nghiệp vụ, hiểu biết sâu sắc về các vấn đề lao động xã hội trong nền kinh tế thị trường. Nhưng hiện nay trình độ chuyên môn của một số trọng tài viên còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy Nhà nước cần đưa ra tiêu chuẩn rõ ràng đối với trọng tài viên như trình độ chuyên môn, kinh nghiệm giải quyết tranh chấp lao động, phẩm chất đạo đức … Điều này sẽ giúp cho việc nâng cao hơn chất lượng của các trọng tài viên tham gia giải quyết các tranh chấp lao động và từ đó nâng cao được hiệu quả giải quyết các tranh chấp lao động nói chung và các tranh chấp lao động tập thể nói riêng.
Về trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể tại hội đồng trọng tài lao động: Cần có quy định rút ngắn về thời gian giải quyết các tranh chấp lao động tập thể tại cơ quan trọng tài lao động. Nên quy định một khoảng thời gian nhất định để các bên tự nguyện thi hành quyết định của hội đồng trọng tài lao động. Sau khi hết khoảng thời gian đó thì trao cho tòa được quyền công nhận và cưỡng chế thi hành quyết định của hội đồng trọng tài, để đảm bảo quyết định công nhận hòa giải thành của hội đồng trọng tài được thực hiện. Điều này sẽ đảm bảo được hiệu quả của việc giải quyết các tranh chấp lao động tập thể tại cơ quan trọng tài lao động một cách triệt để, thực tế từ trước đây pháp luật vẫn còn thiếu các quy định về thời hạn thực thi các quyết định khiến các bên thiếu căn cứ để yêu cầu bên kia thực hiện các nghĩa vụ của mình căn cứ vào kết quả giải quyết trành chấp của cơ quan trọng tài.
Về cơ chế thi hành các biên bản hòa giải thành của hòa giải viên và các quyết định của hội đồng trọng tài: Cần xem xét, bổ sung những quy
định về cơ chế bảo đảm việc thực hiện các biên bản hòa giải thành của hòa giải viên cũng như biên bản hòa giải thành của hội đồng trọng tài lao động. Trong trường hợp này cần quy định một cơ chế cưỡng chế thi hành khi đến thời hạn mà các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nội dung mà các bên đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành trước đó. Cơ quan được chỉ định thực hiện việc cưỡng chế là cơ quan thi hành án cấp huyện nơi có trụ sở của doanh nghiệp có tranh chấp. Cần có quy định về thầm quyền của hội đồng trọng tài trong việc tham gia giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo đó hội đồng trọng tài có quyền đưa ra phán quyết để giải quyết sự việc, phán quyết này có hiệu lực và thời hạn thi hành nhất định. Phán quyết này cũng có tính cưỡng chế khi các bên không tự nguyện thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trong thời hạn quy định. Điều này sẽ nâng cao vai trò của hội đồng trọng tài lao động so với quy định hiện tại vì hiện này theo quy định thì khi giải quyết tranh chấp lao động hội đồng trọng tài cũng chỉ đưa ra phương án hòa giải nếu các bên chấp thuận thì lập biên bản hòa giải thành còn nếu không thì lập biên bản hòa giải không thành, điều đó vô hình chung biến cơ quan trọng tài lao động thành một cơ quan hòa giải tranh chấp đơn thuần.