Phân loại nợ xấu Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thăng long (Trang 27 - 28)

Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN về PLN, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động NH của các TCTD và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi, bổ sung quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN thì NX đƣợc xác định dựa trên cả yếu tố thời hạn nợ và khả năng thu hồi nợ. Cụ thể

- Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

“+ Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày,

+ Các khoản nợ đƣợc miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng (HĐTD),

+ Nợ xấu thuộc nhóm này đƣợc coi là các khoản nợ xấu có khả năng thu hồi cao nhất. Ngân hàng sẽ trích lập một tỷ lệ DPRR cho nợ xấu nhóm này là 20% tính trên số dƣ nợ của nhóm”.

- Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

“+ Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày,

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai,

Nợ xấu thuộc nhóm này đƣợc đánh giá là có khả năng thu hồi thấp hơn so với các khoản nợ thuộc nhóm 3. Các khoản nợ này đƣợc xếp vào những khoản nợ mà ngân hàng có sự nghi ngờ về khả năng trả nợ. Tỷ lệ trích lập

DPRR cho nợ xấu thuộc nhóm này là 50% tổng dƣ nợ của nhóm”.

- Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: “+ Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.

+ Các khoản nợ đƣợc cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần hai.

+ Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý”.

Khả năng thu hồi nợ của nhóm này đƣợc coi nhƣ bằng 0, do vậy tỷ lệ trích lập DPRR tƣơng ứng là 100% tổng dƣ nợ của nhóm.

Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, đƣợc trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của tổ chức tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thăng long (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)