Giám sát nợ xấu cần đƣợc phân ra thành giám sát từng khoản vay và giám sát tổng thể danh mục tín dụng. Giám sát từng khoản vay một cách thƣờng xuyên, nhằm phát hiện những dấu hiệu cảnh báo sớm để đƣa ra các biện pháp khắc phục kịp thời. Việc giám sát từng khoản vay đƣợc thực hiện thông qua hệ thống phần mềm kế toán và thanh toán khách hàng, hệ thống chấm điểm xếp hạng nội bộ tín dụng, rà soát và phân tích BCTC nhằm đánh giá năng lực tài chính của khách hàng, bên cạnh đó cán bộ xử lý khoản vay cần thƣờng xuyên đi thực tế khách hàng để nắm bắt tình hình hoạt động SXKD, tình trạng nhà xƣởng, máy móc thiết bị cũng nhƣ tài sản đảm bảo của khách hàng vay vốn. Giám sát, phân tích tổng thể danh mục tín dụng nhằm đánh giá chất lƣợng tín dụng, ngăn chặn tình trạng tập trung tín dụng, phát hiện sớm những vấn đề tiềm ẩn rủi ro và đƣa ra biện pháp xử lý kịp thời, tránh cho ngân hàng phải gánh chịu những biến động bất lợi trong hoạt động tín dụng do nợ xấu phát sinh.
Khi khoản nợ đƣợc xác định là nợ xấu, cán bộ xử lý khoản vay phải coi việc phân tích, phân loại nợ xấu là một công việc trọng yếu. Đối với từng khoản nợ xấu phải phân tích chi tiết thực trạng tình hình tài chính của khách hàng cũng nhƣ thực trạng TSBĐ nợ vay, tìm ra nguyên nhân dẫn đến phát sinh nợ xấu, khả năng trả nợ của khách hàng cũng nhƣ việc phát mại tài sản đảm bảo có thể thu nợ đƣợc bao nhiêu, tìm hiểu rõ đạo đức và gia cảnh của
khách hàng nợ... Trên cơ sở nắm bắt cụ thể nguyên nhân phát sinh nợ xấu, cán bộ xử lý khoản vay chủ động đề xuất và thực hiện phƣơng án giải quyết đối với từng trƣờng hợp cụ thể.
Việc phân tích, phân loại nợ xấu phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, liên tục theo định kỳ, tổ xử lý nợ xấu tại các chi nhánh phải chủ động nắm bắt diễn biến tình hình tài chính, khả năng trả nợ và tinh thần hợp tác của từng khách hàng có nợ xấu, báo cáo những khó khăn vƣớng mắc trong quá trình xử lý nợ xấu về Ban chỉ đạo thu hồi nợ xấu Agribank Thăng Long để chỉ đạo, tháo gỡ kịp thời. Ban chỉ đạo thu hồi nợ xấu tại Agribank Thăng Long chủ động nắm bắt và tổ chức phân tích nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro tại các chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu lớn, trên cơ sở đó có định hƣớng cụ thể, rõ ràng, đƣa ra giải pháp và hỗ trợ chi nhánh trong quá trình xử lý các khoản nợ xấu có tính chất phức tạp.
Để làm tốt hơn công tác quản trị và xử lý nợ xấu, cần tập trung làm tốt những nội dung sau:
- Xây dựng và giao kế hoạch thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro tháng, theo quý, là cơ sở để đánh giá và giao chỉ tiêu khoán đến từng cán bộ xử lý nợ xấu.
Ban chỉ đạo phân tích nợ xấu có nhiệm vụ chỉ đạo triển khai thực hiện các biện pháp xử lý thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro; thực hiện phân tích nợ xấu tại các Phòng giao dịch theo chƣơng trình công tác của Giám đốc Agribank Thăng Long.
Các đồng chí thành viên ban giám đốc có trách nhiệm chỉ đạo tổ xử lý nợ xấu chuyên trách, các Phòng giao dịch thực hiện các biện pháp xử lý thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro và tổ chức phân tích nợ theo quy định.
Cán bộ chỉ đạo và cán bộ phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ có trách nhiệm thƣờng xuyên theo dõi diễn biến nợ xấu tại đơn vị đƣợc phân công phụ trách, tham dự các cuộc họp phân tích nợ của chi nhánh để nắm bắt tình hình nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, những vấn đề khó khăn vƣớng mắc trong quá trình xử lý thu hồi nợ tại chi nhánh để báo cáo Giám đốc xử lý kịp thời.