Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ trực tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thăng long (Trang 103)

Trên cơ sở kết quả phân tích và phân loại nợ xấu, cán bộ tín dụng cần tiến hành đôn đốc khách hàng trả nợ trong thời gian ngắn nhất. Đây đƣợc xem là biện pháp thu hồi nợ ít tốn kém nhất nhƣng mang lại hiệu quả tƣơng đối lớn.

Sau khi phân tích đánh giá các khoản nợ xấu, nợ đã XLRR, ngân hàng cần làm việc trực tiếp với khách hàng, nhiều khách hàng có thể trả ngay đƣợc một phần khoản nợ và có kế hoạch trả nợ dần trong tƣơng lai, do vậy phải động viên, phối hợp, tiếp tục hỗ trợ khách hàng để khôi phục SXKD, có nguồn thu để trả nợ ngân hàng. Để làm đƣợc điều này về phía ngân hàng, cán bộ phải giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kiến thức về kinh tế xã hội, đặc biệt phải có quá trình làm việc, am hiểu lịch sử khách hàng. Về phía khách hàng vay vốn, phải hợp tác với ngân hàng, quyết tâm khôi phục sản xuất kinh doanh, có khả năng tổ chức SXKD tạo ra lợi nhuận để trả nợ ngân hàng. Cách làm này tƣơng đối phù hợp khi tiến hành thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro của khách hàng là hộ gia đình, cá nhân nhất là đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông lâm nghiệp. Đây là cách làm có hiệu quả trong quá trình xử lý thu hồi nợ xấu, đồng thời mang tính nhân văn sâu sắc.

Đối với các trƣờng hợp khách hàng có dấu hiệu lừa đảo, trây ỳ không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, cần phối hợp tốt với các cơ quan bảo vệ pháp luật để khởi kiện, phát mại tài sản bảo đảm thu hồi nợ.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động thu hồi nợ trực tiếp, ngân hàng cần có cơ chế khen thƣởng hấp dẫn đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hỗ trợ, giúp đỡ ngân hàng thu hồi nợ xấu, bao gồm cả cán bộ nhân viên ngân hàng; cần xây dựng nguyên tắc khen thƣởng theo tỷ lệ phần trăm giá trị nợ xấu thu hồi đƣợc để tối đa hoá giá trị các khoản nợ xấu thu hồi.

Trƣờng hợp những khoản nợ xấu do chủ quan cán bộ ngân hàng gây ra, cần kiểm tra, xác minh và quy trách nhiệm cụ thể, buộc phải bồi hoàn, nếu không thực hiện đƣợc phải xử lý nghiêm túc. Nếu cán bộ ngân hàng cố ý làm trái quy định, lợi dụng mối quan hệ với khách hàng để rút vốn ngân hàng thì phải truy tố trƣớc pháp luật.

Bên cạnh đó, cần phối hợp những biện pháp xử lý nợ xấu khác có tính chủ động và linh hoạt nhƣ đẩy mạnh việc chuyển nợ vay thành vốn góp vào những doanh nghiệp có triển vọng. Tức là ngân hàng chuyển số tiền từ hình thức cho vay sang hình thức góp vốn và tham gia vào điều hành hoạt động của doanh nghiệp hoặc chọn thời điểm thích hợp để chuyển nhƣợng cổ phần.

3.2.8. Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ tín dụng

Không thể phủ nhận con ngƣời luôn là trung tâm, giữ vai trò quyết định trong mọi hoạt động. Thực tế đã chứng minh, nếu một ngân hàng nào có đội ngũ cán bộ nhanh nhạy, sáng tạo trong công việc, có tinh thần và trách nhiệm cao, phấn đấu vì lợi ích của ngân hàng thì ngân hàng đó chắc chắn có thể đứng vững và phát triển trƣớc những cạnh tranh khắc nghiệt của kinh tế thị trƣờng.

Agribank Thăng Long cần áp dụng những biện pháp nhằm tuyển lựa đƣợc những nhân viên có tài và tƣ chất đạo đức tốt. Tuy nhiên chi nhánh cần mạnh dạn hơn trong công tác loại thải cán bộ, khi phát hiện những cán bộ có sự suy thoái về đạo đức hay trình độ không đáp ứng nhu cầu công việc cần đề xuất với Trụ Sở chính để có hƣớng bố trí công việc phù hợp thậm chí loại khỏi ngành để tránh rủi ro phát sinh.

Bên cạnh đó, chi nhánh phải đƣa ra các biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ những nhân viên khi vào làm việc tại ngân hàng bằng cách: đơn giản hoá các thủ tục, rút ngắn thời gian thử việc nếu hiệu quả công việc cao. Việc bố trí cán bộ vào các vị trí công tác cần đảm bảo điều kiện phát triển bền vững của chi nhánh cũng nhƣ tạo điều kiện cho cán bộ đó phát triển trong tƣơng lai. Công việc này cần đƣợc tiến hành cẩn thận để tránh sự bất cập trong quá trình

chuyển giao cán bộ, giúp nhân viên trẻ nhanh chóng hòa nhập với công việc, tránh những ảnh hƣởng xấu đến kết quả kinh doanh góp phần đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay.

Ngoài ra, chi nhánh cũng nên tiến hành tiêu chuẩn hóa cán bộ về mọi mặt: kiến thức, trình độ, kỹ thuật, tƣ cách đạo đức,… Kiên quyết thanh lọc những cán bộ có biểu hiện không trong sạch, lợi dụng quyền hạn đối với khách hàng, sử dụng quan hệ công việc để làm ăn không chính đáng ra khỏi đội ngũ cán bộ tín dụng.

Để xây dựng đƣợc đội ngũ cán bộ đủ tiêu chuẩn, chi nhánh phải chú trọng đến việc đào tạo cán bộ: cán bộ tín dụng không những phải nắm vững nghiệp vụ tín dụng, lý luận và phân tích tài chính tiền tệ, ngân hàng mà còn phải hiểu biết sâu rộng về thị trƣờng và các loại hình kinh doanh khác. Do đó, chi nhánh cần khuyến khích các cán bộ tín dụng đi học để nâng cao kiến thức và nghiệp vụ, cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn, các lớp ứng dụng công nghệ thông tin kỹ thuật, để nâng cao hiệu quả hoạt động.

Bên cạnh đó, chi nhánh cần quy định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn của từng cán bộ tín dụng. Bản thân cán bộ tín dụng phải thƣờng xuyên cập nhật những qui định của nhà nƣớc có liên quan đến lĩnh vực đầu tƣ, thị trƣờng, pháp luật, phải có trực giác nhạy bén để bảo vệ lợi ích của mình cũng nhƣ của cả ngân hàng.

Ngoài ra, Ban lãnh đạo Chi nhánh cũng nên chú ý chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với cán bộ để các cán bộ phải hết sức nỗ lực và cố gắng. Khen thƣởng kịp thời những cán bộ có thành tích tốt trong việc xử lý nợ, ngƣợc lại cần đƣa ra những hình thức kỷ luật nghiêm khắc đối với những sai sót, sơ hở do thiếu trách nhiệm của cán bộ tín dụng dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Tuỳ theo mức độ thiệt hại mà ngân hàng có biện pháp xử lý khác nhau nhƣ: cảnh cáo, khiển trách, trừ công tác phí, trừ lƣơng...

3.3. Một số kiến nghị

SXKD, tạo hành lang pháp lý vững chắc để các thành phần kinh tế yên tâm bỏ vốn đầu tƣ. Bên cạnh đó cần tăng cƣờng vai trò kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp thông qua các quy định về kiểm toán bắt buộc BCTC, thanh toán không dùng tiền mặt... đảm bảo tuân thủ chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực tài chính, kế toán, tạo điều kiện cho các NH trong việc đƣa ra quyết định cho vay hợp lý, an toàn và hạn chế phát sinh nợ xấu.

Hoàn thiện các Luật, văn bản pháp luật có liên quan, tạo môi trƣờng pháp lý vững chắc cho hoạt động ngân hàng, đặc biệt là các văn bản pháp lý liên quan đến việc xử lý phát mại tài sản thế chấp, nhằm giải toả những ách tắc trong vấn đề xử lý tài sản thế chấp hiện nay.

Chính phủ chỉ đạo sự phối hợp chặt chẽ các ngành, các cấp để tiếp tục tháo gỡ khó khăn trong quá trình xử lý nợ xấu:

- Ngân hàng nhà nƣớc chỉ đạo các TCTD tiếp tục chủ động phối hợp với các cổ đông lớn, đặc biệt cổ đông là tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nƣớc để xây dựng lộ trình, phƣơng án thoái vốn theo đúng chỉ đạo, định hƣớng của Chính phủ về sở hữu cổ phần tại các TCTD trong thời gian tới.

- Phối hợp với các Bộ, ngành và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng chỉ đạo các DNNN (bao gồm cả tập đoàn kinh tế, tổng công ty, DNNN) đẩy nhanh tiến độ thoái vốn góp, vốn cổ phần tại TCTD theo chỉ đạo của Chính phủ và các giải pháp, lộ trình đã đề ra.

- Chỉ đạo, hƣớng dẫn hệ thống các TCTD phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phƣơng và các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền để triển khai thực hiện Nghị quyết 42 và Đề án 1058 trên địa bàn.

- Chỉ đạo TCTD chủ động phối hợp chặt chẽ đơn vị liên quan, cơ quan thi hành án để phát mãi tài sản thu hồi nợ xấu; chủ động báo cáo, đề xuất Hội sở chính trong việc bán nợ cho VAMC; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phƣơng, cơ quan chức năng có liên quan trong việc xử lý, thu hồi nợ vay của các TCTD trên địa bàn theo quy định của pháp luật

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

- Thực hiện triệt để tái cơ cấu các ngân hàng thƣơng mại, tập trung xử lý dứt điểm các ngân hàng yếu kém, tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững.

- Ban hành đồng bộ các văn bản pháp lý, hỗ trợ hoạt động xử lý nợ xấu của NHTM nhƣ hƣớng dẫn hoạt động mua bán nợ, khai thác tài sản giữa Công ty xử lý nợ xấu với các tổ chức, cá nhân khác hoặc ngƣợc lại; hƣớng dẫn xử lý tổn thất khi các NHTM mua bán nợ; hƣớng dẫn xử lý TSBĐ; quy chế chuyển nợ thành vốn góp... tạo hành lang pháp lý cho các TCTD trong quá trình XLNX.

- Nâng cao chất lƣợng công tác thông tin phòng ngừa rủi ro; tăng cƣờng thu thập, cung cấp nhiều sản phẩm cảnh báo RRTD; thƣờng xuyên cập nhật, xử lý kịp thời thông tin tại kho dữ liệu CIC phục vụ cho các TCTD khai thác và sử dụng trong quá trình cấp tín dụng.

- Tăng cƣờng công tác thanh tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết 42, Đề án 1058, đồng thời, xử lý nghiêm theo thẩm quyền quy định đối với các vi phạm pháp luật của các TCTD trong quá trình triển khai thực hiện.

- Tăng cƣờng công tác thanh tra, giám sát TCTD, VAMC trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về mua, bán nợ. Tiếp tục chỉ đạo, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các TCTD trong việc thực hiện Nghị quyết 42, Quyết định 1058, Chỉ thị số 06, Quyết định 1533 của NHNN, Kế hoạch, chỉ đạo của các Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố và các văn bản khác có liên quan.

- Tiếp tục chỉ đạo các TCTD có nợ xấu cao chủ động xây dựng phƣơng án, kế hoạch xử lý nợ xấu, có giải pháp ngăn chặn nợ xấu phát sinh; rà soát việc phân loại nợ, đảm bảo phản ánh đúng chất lƣợng khoản vay, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định. Rà soát đánh giá các khách hàng khó khăn để đề xuất, quyết định miễn, giảm lãi tiền vay theo quy định tại Luật Các TCTD, Thông tƣ 39 và quy định có liên quan.

- Tăng cƣờng thanh tra, giám sát chặt chẽ việc chấp hành quy định về an toàn hoạt động và phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, hoạt động cấp tín dụng, chất lƣợng tín dụng, nợ xấu để phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời rủi ro gây tổn thất, mất an toàn và vi phạm pháp luật trong hoạt động cấp tín dụng của TCTD; kiểm soát tốc độ và chất lƣợng tăng trƣởng tín dụng hợp lý; phát hiện và xử lý kịp thời xu hƣớng đầu tƣ, cấp tín dụng vào các lĩnh vực, ngành nghề, đối tƣợng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

-

cho quá trình giám sát và cảnh báo rủi ro tín dụng, nợ xấu phát sinh.

- Sửa đổi, bổ sung các quy định, chính sách về hoạt động tín dụng theo hƣớng: đảm bảo phải có sự tham gia vốn hợp lý của chủ đầu tƣ trong các dự án đầu tƣ; nâng cao nguyên tắc, kỷ luật thị trƣờng trong hoạt động tín dụng; công khai, minh bạch, tăng cƣờng sự giám sát của thị trƣờng, nhà đầu tƣ và ngƣời gửi tiền đối với hoạt động tín dụng; tăng cƣờng hạn chế, kiểm soát chặt chẽ việc cấp tín dụng đối với cổ đông lớn và ngƣời có liên quan; phòng ngừa tiêu

- Điều hành linh hoạt, chặt chẽ, thận trọng chính sách tiền tệ và lƣợng tiền cung ứng p

xuất kinh doanh, hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng và bảo đảm an toàn thanh khoản của hệ thống ngân hàng.

-

- Tiếp tục triển khai tái cơ cấu, kiên quyết xử lý dứt điểm và loại bỏ những TCTD yếu kém, tiềm ẩn rủi ro gây mất an toàn hệ thống. NHNN và VAMC cần có quyền chủ động can thiệp bắt buộc xử lý, mua, bán nợ và tài sản bảo đảm trong trƣờng hợp cần thiết để bảo đảm an toàn hoạt động của TCTD và bảo vệ quyền lợi của ngƣời gửi tiền tại TCTD.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định về tổ chức, hoạt động và tài chính của VAMC; nghiên cứu, bổ sung vào văn bản Luật quy định những vấn đề đặc thù về tổ chức, hoạt động, tài chính và thẩm quyền của VAMC. Tiếp tục nghiên cứu trƣờng hợp thực hiện giải pháp chuyển nợ thành vốn góp cho phép các TCTD góp vốn mua cổ phần của khách hàng thông qua việc mua lại một số tài sản vƣợt giới hạn góp vốn mua cổ phần theo quy định của NHNN hiện tại tối đa là 11%.

- Tiếp tục tăng cƣờng công tác tuyên truyền để tạo sự hiểu biết, thống nhất và ủng hộ của dƣ luận xã hội về vai trò, ý nghĩa, mục tiêu của chính sách, giải pháp xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD, tạo sự đồng thuận trong xã hội; triển khai đầy đủ, kịp thời các chỉ đạo của Chính phủ, NHNN về xử lý nợ xấu để các TCTD thực hiện có hiệu quả.

3.3.3. Kiến nghị đối với Agribank

Trong chiến lƣợc kinh doanh, cần nghiên cứu, phân tích và xây dựng kế hoạch tăng trƣởng tín dụng phù hợp với mức tăng trƣởng chung của nền kinh tế; xây dựng hạn mức tín dụng theo ngành, thành phần kinh tế phù hợp với xu hƣớng phát triển của ngành, thành phần kinh tế đó.

Ban hành đồng bộ (sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới) hệ thống các văn bản hƣớng dẫn nghiệp vụ nhƣ quy trình thẩm định cho vay doanh nghiệp; quy trình thẩm định cho vay hộ gia đình, cá nhân; quy trình xử lý TSBĐ... đặc biệt là các văn bản hƣớng dẫn xử lý nợ xấu nhƣ cơ cấu nợ; miễn giảm lãi; mua lại tài sản hình thành từ vốn vay; chi phí môi giới thu hồi nợ…

có sự kiểm soát và ràng buộc lẫn nhau giữa các chỉ tiêu trong bộ tiêu chí chấm điểm, hạn chế tình trạng chấm điểm xếp hạng khách hàng theo ý chí chủ quan của cán bộ tín dụng.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của AMC thuộc Agribank, tạo điều kiện bổ sung vốn điều lệ cho công ty, khuyến khích phát triển nghiệp vụ mua bán nợ không chỉ của Agribank mà còn của các TCTD khác. Xây dựng cơ chế khuyến khích đối với cán bộ nhân viên AMC trong việc xử lý, thu hồi nợ xấu nhƣ chế độ tiền lƣơng, khen thƣởng, ƣu tiên trong công tác đào tạo, tham gia các khóa đào tạo trong và ngoài nƣớc, tạo cơ hội nâng cao nghiệp vụ.

- Thực hiện tốt các quy định tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 10/01/2018 về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2018; tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu.

- Nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật về cấp tín dụng, bảo đảm tiền vay, các quy định an toàn, thận trọng trong hoạt động tín dụng; thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thăng long (Trang 103)