Nâng cao hiệu quả phòng ngừa nợ xấu phát sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thăng long (Trang 100 - 101)

Đi đôi với việc xử lý dứt điểm nợ xấu, chi nhánh cần có biện pháp tích cực, phù hợp nhằm ngăn chặn, phòng ngừa nợ xấu có thể sẽ phát sinh. Đây là giải pháp thƣờng xuyên, đặt ra ở tất cả các khâu của quá trình hoạt động kinh doanh, do đó đòi hỏi ngƣời điều hành, lãnh đạo đến các cán bộ tín dụng trong toàn chi nhánh phải quan tâm thực hiện tốt một số nội dung sau:

- Xây dựng và thực hiện nghiêm túc các giới hạn tín dụng, phù hợp với các lĩnh vực, ngành kinh tế, vùng kinh tế và nhóm khách hàng... Trên cơ sở các phân tích, báo cáo về xu hƣớng phát triển, nhu cầu vốn, mức độ rủi ro của các ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm trên thị trƣờng, đồng thời hạn chế rủi ro tín dụng do tập trung tín dụng vào một số lĩnh vực, khách hàng chủ yếu, cần xây dựng các giới hạn tín dụng phù hợp trong từng thời kỳ nhất định.

- Chấp hành nghiêm túc quy trình tín dụng, các quy định về bảo đảm tiền vay; không thể coi nhẹ hay vì lý do cạnh tranh, thu hút khách hàng, giữ khách hàng mà bỏ qua bất cứ một khâu nào của quy trình cấp tín dụng; tăng cƣờng kiểm tra trƣớc, trong và sau khi cho vay; nâng cao chất lƣợng công tác thông tin tín dụng, áp dụng các hình thức bảo hiểm cho tài sản và đối tƣợng liên quan trong kinh doanh tín dụng. Khi thấy khách hàng có biểu hiện khó khăn về tài chính, CBTD phải trực tiếp tƣ vấn cho khách hàng về bán sản phẩm, thu hồi công nợ, điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp lý, yêu cầu ngƣời vay giảm bớt kế hoạch đầu tƣ trung, dài hạn, hạn chế mua sắm tài sản chƣa thật cần thiết, thậm chí phải kiểm soát thu nhập và chi phí của ngƣời vay để tập trung nguồn trả nợ ngăn chặn nợ xấu phát sinh.

- Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng, thông qua hoạt động kiểm tra có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó hoạt động kiểm tra cũng phát hiện, ngăn chặn những rủi ro đạo đức do CBTD gây ra. Hiện nay bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Agribank

vẫn theo mô hình chịu sự chỉ đạo của Giám đốc chi nhánh, do đó chƣa đảm bảo tính độc lập khách quan, đồng thời hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ chƣa đạt đƣợc nhƣ mong muốn. Để nâng cao vai trò của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ cần sắp xếp lại theo mô hình trực thuộc Hội đồng thành viên, nhằm nâng cao tính độc lập và tăng hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

- Thƣờng xuyên đào tạo, bồi dƣỡng CBTD nhằm nâng cao chất lƣợng thẩm định dự án đầu tƣ; thẩm định khách hàngvay vốn trên các phƣơng diện năng lực pháp lý, năng lực tài chính, môi trƣờng, hiệu quả kinh doanh và khả năng trả nợ; thẩm định tính khả thi của dự án SXKD; cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn về công nghệ thông tin, phòng chống rủi ro... để hạn chế những rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thăng long (Trang 100 - 101)