Nội dung xử lý nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thăng long (Trang 37 - 39)

Trên cơ sở xác định đƣợc nợ xấu, chính sách nợ xấu, việc xử lý nợ xấu cần có biện pháp xử lý triệt để trong khoảng thời gian và chi phí nhất định.

- Đôn đốc thu hồi nợ: Các NHTM cần tiến hành phân tích, phân loại các khoản nợ xấu để từ đó đề ra biện pháp đôn đốc thu hồi, xử lý phù hợp với từng khoản vay. Các biện pháp đôn đốc thu hồi chỉ nên thực hiện trong một

thời gian ngắn nhất định.

- Tái cơ cấu các khoản nợ, tái cấu trúc doanh nghiệp: Biện pháp này đƣợc áp dụng đối với những khoản nợ có khả năng thu hồi. Sau khi thƣơng lƣợng với khách hàng về giải pháp thực thi cũng nhƣ nội dung cam kết của khách hàng, ngân hàng có thể áp dụng các phƣơng pháp nhƣ gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, cấp thêm vốn cho khách hàng nếu việc cấp thêm vốn giúp khách hàng vƣợt qua giai đoạn khó khăn và chắc chắn có hiệu quả, chứng khoán hóa các khoản nợ.

- Xử lý tài sản đảm bảo, yêu cầu ngƣời bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh: Khi các khoản nợ xấu không thể cơ cấu, khách hàng chây ỳ không thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán nợ thì ngân hàng sẽ tiến hành các biện pháp xử lý TSBĐ nhƣ phong tỏa tài sản của ngƣời vay, thanh lý tài sản thế cháp, gán nợ, xiết nợ hoặc yêu cầu ngƣời bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Để xử lý TSBĐ phải tuân thủ quy trình theo quy định, đƣợc sự hỗ trợ của chính quyền địa phƣơng và sự phối hợp của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

- Bán các khoản nợ: “Biện pháp này đƣợc ngân hàng sử dụng đối với những khoản nợ khó khăn trong việc xử lý thu hồi. Ngân hàng sẽ chuyển quyền đòi nợ cho một TCTD hoặc tổ chức, cá nhân khác có chức năng theo quy định để sớm thu hồi vốn của mình. Để thực hiện có hiệu quả biện pháp này, các ngân hàng thƣờng thành lập một tổ chức có tính chuyên môn cao gọi là Công ty xử lý nợ xâu và khai thác tài sản (AMC - Asset Management Company), công ty này sẽ tiếp nhận các khoản nợ và thực hiện mua bán tiếp theo”.

- Sử dụng nguồn DPRR tín dụng để bù đắp: “xử lý nợ xấu bằng quỹ DPRR là việc các ngân hàng sử dụng quỹ DPRR tín dụng để bù đắp tổn thất đối với các khoản nợ xấu, chuyển từ theo dõi nội bảng cân đối kế toán sang theo dõi ngoại bảng cân đối kế toán. Đây là biện pháp XLNX chỉ có ý nghĩa

làm giảm nợ xấu nội bảng, làm trong sạch bảng cân đối kế toán của ngân hàng; hiệu lực của HĐTD giữa ngân hàng và hàngkhách vay vốn giữ nguyên giá trị pháp lý, quyền đòi nợ của NH đối với KH đƣợc pháp luật bảo đảm, ngân hàng không đƣợc thông báo cho khách hầng biết về việc XLRR tín dụng này”. Sử dụng biện pháp XLRR tín dụng đồng nghĩa với việc các ngân hàng phải dùng lợi nhuận từ HĐKD của mình để xử lý các khoản nợ.

- Sử dụng công cụ pháp lý để thu hồi nợ: Hồ sơ phải có đầy đủ tính pháp lý để tiến hành khởi kiện. Khách hàng buộc phải bàn giao TSBĐ và trả nợ khi có bản án của Tòa.

- Sự trợ giúp của chính phủ: Chính phủ có thể dùng ngân sách mua toàn bộ nợ xấu của NHTM để các NHTM không bị sa lầy vào khủng hoảng nợ xấu đối với những khoản cho vay theo chính sách của chính phủ, giúp ngân hàng tập trung hơn vào HĐKD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thăng long (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)