Trích lập, sử dụng quỹ dự phòng rủi ro hợp lý và hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thăng long (Trang 101 - 102)

Việc ban hành quy định về trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là cơ sở pháp lý cho các TCTD chủ động tạo lập nguồn tài chính để bù đắp cho những rủi ro tổn thất có thể xảy ra. Đây là giải pháp mà ngân hàng hoàn toàn chủ động thực hiện, không phụ thuộc vào khách hàng, đồng thời dễ dàng xử lý các khoản nợ xấu trên bảng tổng kết tài sản của ngân hàng.

Để đảm bảo tình hình tài chính và chủ động bù đắp rủi ro tín dụng, Agribank Thăng Long cần tuân thủ quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để XLRR tín dụng tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy định về PLN, trích lập và sử dụng dự phòng để XLRR tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005. Bên cạnh đó, cần quan tâm chú trọng nâng cao hiệu quả việc tăng cƣờng trích lập và sử dụng hợp lý, kịp thời quỹ DPRR tín dụng, cụ thể nhƣ:

cần thực hiện phân loại nợ một cách chính xác, phản ánh đúng tình hình tài chính khách hàng, đặc biệt là đối với các trƣờng hợp phân loại nợ trên cơ sở kết quả chấm điểm, xếp hạng khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; việc trích lập DPRR tín dụng phải đảm bảo trích đúng, đủ, kịp thời theo kết quả phân loại nợ tại thời điểm tính trích lập dự phòng; trƣờng hợp tài sản thế chấp không đáp ứng đầy đủ điều kiện pháp lý dẫn đến Agribank không có quyền phát mại, hoặc không phát mại đƣợc, thì giá trị khấu trừ của tài sản phải coi là bằng không để thực hiện trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định. Về sử dụng quỹ dự phòng để XLRR tín dụng, cần quy định cụ thể về việc sử dụng quỹ dự phòng để XLRR đối với các khoản nợ xấu theo quy định hiện hành nhƣ: sử dụng quỹ dự phòng để bù đắp đối với các khoản nợ xấu theo thứ tự ƣu tiên: những khoản nợ không có khả năng thu hồi, những khoản nợ có khả năng thu hồi thấp và những khoản nợ có khả năng thu hồi cao hơn; quy định một khoảng thời gian tối đa để xử lý nợ xấu bằng giải pháp thu nợ trực tiếp trƣớc khi sử dụng quỹ DPRR tín dụng; tăng cƣờng sử dụng nguồn dự phòng chung để bù đắp rủi ro tín dụng đối với các trƣờng hợp đã xử lý phát mại TSTC nhƣng số tiền bán tài sản không đủ thu hồi nợ gốc vay ngân hàng; tránh tình trạng số tiền dự phòng chung đã trích tƣơng đối lớn, nhƣng không đƣợc sử dụng để bù đắp rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thăng long (Trang 101 - 102)