Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thăng long (Trang 105)

SXKD, tạo hành lang pháp lý vững chắc để các thành phần kinh tế yên tâm bỏ vốn đầu tƣ. Bên cạnh đó cần tăng cƣờng vai trò kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp thông qua các quy định về kiểm toán bắt buộc BCTC, thanh toán không dùng tiền mặt... đảm bảo tuân thủ chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực tài chính, kế toán, tạo điều kiện cho các NH trong việc đƣa ra quyết định cho vay hợp lý, an toàn và hạn chế phát sinh nợ xấu.

Hoàn thiện các Luật, văn bản pháp luật có liên quan, tạo môi trƣờng pháp lý vững chắc cho hoạt động ngân hàng, đặc biệt là các văn bản pháp lý liên quan đến việc xử lý phát mại tài sản thế chấp, nhằm giải toả những ách tắc trong vấn đề xử lý tài sản thế chấp hiện nay.

Chính phủ chỉ đạo sự phối hợp chặt chẽ các ngành, các cấp để tiếp tục tháo gỡ khó khăn trong quá trình xử lý nợ xấu:

- Ngân hàng nhà nƣớc chỉ đạo các TCTD tiếp tục chủ động phối hợp với các cổ đông lớn, đặc biệt cổ đông là tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nƣớc để xây dựng lộ trình, phƣơng án thoái vốn theo đúng chỉ đạo, định hƣớng của Chính phủ về sở hữu cổ phần tại các TCTD trong thời gian tới.

- Phối hợp với các Bộ, ngành và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng chỉ đạo các DNNN (bao gồm cả tập đoàn kinh tế, tổng công ty, DNNN) đẩy nhanh tiến độ thoái vốn góp, vốn cổ phần tại TCTD theo chỉ đạo của Chính phủ và các giải pháp, lộ trình đã đề ra.

- Chỉ đạo, hƣớng dẫn hệ thống các TCTD phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phƣơng và các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền để triển khai thực hiện Nghị quyết 42 và Đề án 1058 trên địa bàn.

- Chỉ đạo TCTD chủ động phối hợp chặt chẽ đơn vị liên quan, cơ quan thi hành án để phát mãi tài sản thu hồi nợ xấu; chủ động báo cáo, đề xuất Hội sở chính trong việc bán nợ cho VAMC; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phƣơng, cơ quan chức năng có liên quan trong việc xử lý, thu hồi nợ vay của các TCTD trên địa bàn theo quy định của pháp luật

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

- Thực hiện triệt để tái cơ cấu các ngân hàng thƣơng mại, tập trung xử lý dứt điểm các ngân hàng yếu kém, tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững.

- Ban hành đồng bộ các văn bản pháp lý, hỗ trợ hoạt động xử lý nợ xấu của NHTM nhƣ hƣớng dẫn hoạt động mua bán nợ, khai thác tài sản giữa Công ty xử lý nợ xấu với các tổ chức, cá nhân khác hoặc ngƣợc lại; hƣớng dẫn xử lý tổn thất khi các NHTM mua bán nợ; hƣớng dẫn xử lý TSBĐ; quy chế chuyển nợ thành vốn góp... tạo hành lang pháp lý cho các TCTD trong quá trình XLNX.

- Nâng cao chất lƣợng công tác thông tin phòng ngừa rủi ro; tăng cƣờng thu thập, cung cấp nhiều sản phẩm cảnh báo RRTD; thƣờng xuyên cập nhật, xử lý kịp thời thông tin tại kho dữ liệu CIC phục vụ cho các TCTD khai thác và sử dụng trong quá trình cấp tín dụng.

- Tăng cƣờng công tác thanh tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết 42, Đề án 1058, đồng thời, xử lý nghiêm theo thẩm quyền quy định đối với các vi phạm pháp luật của các TCTD trong quá trình triển khai thực hiện.

- Tăng cƣờng công tác thanh tra, giám sát TCTD, VAMC trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về mua, bán nợ. Tiếp tục chỉ đạo, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các TCTD trong việc thực hiện Nghị quyết 42, Quyết định 1058, Chỉ thị số 06, Quyết định 1533 của NHNN, Kế hoạch, chỉ đạo của các Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố và các văn bản khác có liên quan.

- Tiếp tục chỉ đạo các TCTD có nợ xấu cao chủ động xây dựng phƣơng án, kế hoạch xử lý nợ xấu, có giải pháp ngăn chặn nợ xấu phát sinh; rà soát việc phân loại nợ, đảm bảo phản ánh đúng chất lƣợng khoản vay, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định. Rà soát đánh giá các khách hàng khó khăn để đề xuất, quyết định miễn, giảm lãi tiền vay theo quy định tại Luật Các TCTD, Thông tƣ 39 và quy định có liên quan.

- Tăng cƣờng thanh tra, giám sát chặt chẽ việc chấp hành quy định về an toàn hoạt động và phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, hoạt động cấp tín dụng, chất lƣợng tín dụng, nợ xấu để phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời rủi ro gây tổn thất, mất an toàn và vi phạm pháp luật trong hoạt động cấp tín dụng của TCTD; kiểm soát tốc độ và chất lƣợng tăng trƣởng tín dụng hợp lý; phát hiện và xử lý kịp thời xu hƣớng đầu tƣ, cấp tín dụng vào các lĩnh vực, ngành nghề, đối tƣợng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

-

cho quá trình giám sát và cảnh báo rủi ro tín dụng, nợ xấu phát sinh.

- Sửa đổi, bổ sung các quy định, chính sách về hoạt động tín dụng theo hƣớng: đảm bảo phải có sự tham gia vốn hợp lý của chủ đầu tƣ trong các dự án đầu tƣ; nâng cao nguyên tắc, kỷ luật thị trƣờng trong hoạt động tín dụng; công khai, minh bạch, tăng cƣờng sự giám sát của thị trƣờng, nhà đầu tƣ và ngƣời gửi tiền đối với hoạt động tín dụng; tăng cƣờng hạn chế, kiểm soát chặt chẽ việc cấp tín dụng đối với cổ đông lớn và ngƣời có liên quan; phòng ngừa tiêu

- Điều hành linh hoạt, chặt chẽ, thận trọng chính sách tiền tệ và lƣợng tiền cung ứng p

xuất kinh doanh, hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng và bảo đảm an toàn thanh khoản của hệ thống ngân hàng.

-

- Tiếp tục triển khai tái cơ cấu, kiên quyết xử lý dứt điểm và loại bỏ những TCTD yếu kém, tiềm ẩn rủi ro gây mất an toàn hệ thống. NHNN và VAMC cần có quyền chủ động can thiệp bắt buộc xử lý, mua, bán nợ và tài sản bảo đảm trong trƣờng hợp cần thiết để bảo đảm an toàn hoạt động của TCTD và bảo vệ quyền lợi của ngƣời gửi tiền tại TCTD.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định về tổ chức, hoạt động và tài chính của VAMC; nghiên cứu, bổ sung vào văn bản Luật quy định những vấn đề đặc thù về tổ chức, hoạt động, tài chính và thẩm quyền của VAMC. Tiếp tục nghiên cứu trƣờng hợp thực hiện giải pháp chuyển nợ thành vốn góp cho phép các TCTD góp vốn mua cổ phần của khách hàng thông qua việc mua lại một số tài sản vƣợt giới hạn góp vốn mua cổ phần theo quy định của NHNN hiện tại tối đa là 11%.

- Tiếp tục tăng cƣờng công tác tuyên truyền để tạo sự hiểu biết, thống nhất và ủng hộ của dƣ luận xã hội về vai trò, ý nghĩa, mục tiêu của chính sách, giải pháp xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD, tạo sự đồng thuận trong xã hội; triển khai đầy đủ, kịp thời các chỉ đạo của Chính phủ, NHNN về xử lý nợ xấu để các TCTD thực hiện có hiệu quả.

3.3.3. Kiến nghị đối với Agribank

Trong chiến lƣợc kinh doanh, cần nghiên cứu, phân tích và xây dựng kế hoạch tăng trƣởng tín dụng phù hợp với mức tăng trƣởng chung của nền kinh tế; xây dựng hạn mức tín dụng theo ngành, thành phần kinh tế phù hợp với xu hƣớng phát triển của ngành, thành phần kinh tế đó.

Ban hành đồng bộ (sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới) hệ thống các văn bản hƣớng dẫn nghiệp vụ nhƣ quy trình thẩm định cho vay doanh nghiệp; quy trình thẩm định cho vay hộ gia đình, cá nhân; quy trình xử lý TSBĐ... đặc biệt là các văn bản hƣớng dẫn xử lý nợ xấu nhƣ cơ cấu nợ; miễn giảm lãi; mua lại tài sản hình thành từ vốn vay; chi phí môi giới thu hồi nợ…

có sự kiểm soát và ràng buộc lẫn nhau giữa các chỉ tiêu trong bộ tiêu chí chấm điểm, hạn chế tình trạng chấm điểm xếp hạng khách hàng theo ý chí chủ quan của cán bộ tín dụng.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của AMC thuộc Agribank, tạo điều kiện bổ sung vốn điều lệ cho công ty, khuyến khích phát triển nghiệp vụ mua bán nợ không chỉ của Agribank mà còn của các TCTD khác. Xây dựng cơ chế khuyến khích đối với cán bộ nhân viên AMC trong việc xử lý, thu hồi nợ xấu nhƣ chế độ tiền lƣơng, khen thƣởng, ƣu tiên trong công tác đào tạo, tham gia các khóa đào tạo trong và ngoài nƣớc, tạo cơ hội nâng cao nghiệp vụ.

- Thực hiện tốt các quy định tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 10/01/2018 về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2018; tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu.

- Nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật về cấp tín dụng, bảo đảm tiền vay, các quy định an toàn, thận trọng trong hoạt động tín dụng; thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định của pháp luật, bao gồm cả việc trích lập dự phòng rủi ro trái phiếu đặc biệt.

- Thƣờng xuyên rà soát, sửa đổi và hoàn thiện các quy định, chính sách quy trình, thủ tục quản lý, kiểm soát, giám sát cấp tín dụng theo hƣớng chặt chẽ, phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro và vi phạm pháp luật trong hoạt động tín dụng; nâng cao năng lực quản trị, điều hành, hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tín dụng; phát triển hệ thống

ngừa, phát hiện sớm và xử lý các hành vi vi phạm, tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động cấp tín dụng. Phát triển và quản lý có hiệu quả đội ngũ cán bộ ngân hàng, đặc biệt là nâng cao năng lực đánh giá, thẩm định tín dụng và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng.

mô, cơ cấu nguồn vốn. Rà soát, điều chỉnh chiến lƣợc, định hƣớng kinh doanh theo hƣớng an toàn, hiệu quả; kiểm soát chặt chẽ cấp tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao và đầu tƣ dài hạn vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.

- Tích cực, chủ động triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp xử lý nợ xấu nhƣ đôn đốc thu hồi nợ, bán, xử lý nợ, tài sản bảo đảm, khởi kiện khách hàng vay, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, có biện pháp hỗ trợ phù hợp cho khách hàng khắc phục khó khăn và phát triển sản xuất kinh doanh, tiếp tục hỗ trợ vốn, miễn, giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ theo đúng quy định của pháp luật; đồng thời, cải cách mạnh mẽ thủ tục cấp tín dụng theo hƣớng thuận tiện cho khách hàng tiếp cận vốn, dịch vụ ngân hàng. Trƣờng hợp tự xử lý đƣợc nợ xấu, có thể tăng cƣờng nhận lại nợ đã bán cho VAMC để chủ động

TÓM TẮT CHƢƠNG 3

Trên cơ sở thực trạng về công tác xử lý nợ xấu tại Agribank chi nhánh Thăng Long, chƣơng 3 trình bày một số giải pháp xử lý nợ xấu tại Agribank chi nhánh Thăng Long. Hệ thống các giải pháp bao gồm: Thành lập bộ phận xử lý nợ xấu chuyên trách, Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ phòng ngừa, Xử lý nợ xấu, Giám sát nợ xấu thông qua hoạt động phân tích nợ định kỳ, Nâng cao hiệu quả phòng ngừa nợ xấu phát sinh, Trích lập, sử dụng quỹ dự phòng rủi ro hợp lý và hiệu quả, Bán các khoản nợ xấu, đẩy mạnh công tác thu hồi nợ trực tiếp.

KẾT LUẬN

Trong tình trạng thực tại nền kinh tế khó khăn và ảnh hƣởng sâu sắc của cuộc khủng hoảng tài chính trên phạm vi toàn cầu, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại nói chung và của Agribank Chi nhánh Thăng Long nói riêng cũng gặp nhiều khó khăn, chất lƣợng tín dụng có dấu hiệu giảm sút và nợ xấu có xu hƣớng tăng. Do đó tăng cƣờng công tác hạn chế nợ xấu và xử lý nợ xấu là nhiệm vụ hàng đầu của các Ngân hàng thƣơng mại cũng nhƣ của Agribank chi nhánh Thăng Long trong giai đoạn hiện nay.

Điều đó cho thấy, trong điều kiện kinh tế phát triển không ngừng, dù đã trải qua nhiều bài học kinh nghiệm, nhƣng hoạt động xử lý nợ xấu chƣa bao giờ là đủ. Với tác động sâu rộng và mạnh mẽ của rủi ro tín dụng, tùy từng giai đoạn mức độ phát triển, mà ngân hàng phải luôn củng cố hoàn thiện công tác quản trị rủi ro rín dụng, để vừa có lợi nhuận vừa đảm bảo an toàn tài chính cho ngân hàng.

Trên cơ sở đó, luận văn đã trình bày sơ lƣợc thực trạng hoạt động xử lý nợ xấu tại Agribank chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2016 - 2018. Từ đó, luận văn đã đƣa ra các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả của công tác xử lý nợ xấu tại Agribank chi nhánh Thăng Long trong giai đoạn tới.

Điểm căn bản chính là Agribank chi nhánh Thăng Long cần xây dựng rõ chính sách hoạt động tín dụng cụ thể từng thời kỳ và có định hƣớng theo xu hƣớng phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời phổ biến đến từng cán bộ tín dụng để từ đó có định hƣớng cho vay hợp lý. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện mô hình và quy trình quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo cấp tín dụng chặt chẽ, khách quan, khoa học. Ngoài ra, cần hoàn thiện các yếu tố nhƣ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, phát triển công nghệ, xây dựng hệ thống thu thập phân tích thông tin Từng bƣớc hoàn thiện hệ thống xử lý nợ xấu, để nâng cao chuẩn an toàn cho chính ngân hàng, đảm bảo lợi nhuận, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đây chính là yêu cầu sống còn của Agribank Chi nhánh Thăng Long nói riêng và hệ thống Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam nói chung trong thời kỳ hội nhập.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Kim Anh (2008), Rủi ro trong HĐKD NH, Học viện NH, Hà Nội. 2. Phan Thị Thu Hà (2007), NH thương mại, NXB Đại học KT Quốc dân, Hà

Nội.

3. Trần Minh Hải (2011), Quản trị RRTD tại NH thương mại cổphần Bắc Á,

Luận văn thạc sĩKT, Trƣờng Đại học KTQuốc dân, Hà Nội.

4. Lƣu Thị Hƣơng, Vũ Duy Hào (2007), Tài chính DN, NXB Đại học KT Quốc dân, Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Nhung, Lê Thị Tuyết Hoa (2009), Tiền tệNH, NXB Thống kê. 6. NH Nhà nƣớc Việt Nam (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày

22/04/2005; Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007.

7. NH Nhà Nƣớc Việt Nam (2012), Quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 23/04/2012 Quy định về PLN đối với các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ.

8. Agribank, Sổtay tín dụng.

9. Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng tại Agribank CN Thăng Long giai đoạn 2015 - 2018

10.Quốc hội Nƣớc CHXH chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các Tổ chức tín dụng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11.Nguyễn Văn Tiến (2002), Đánh giá và PNRR trong kinh doanh NH, NXB Thống kê.

12.Lê Văn Tƣ (2005), Nghiệp vụNH Thương mại, NXB Tài chính.

13.Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, (2009), Quản lý nợ xấu tại Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và chiến lƣợc tối đa hoá.

14.Hoàng Thanh Tùng (2014), Thực trạng và giải pháp tăng cường năng lực XLNX tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tân Lạc, Luậnvăn thạc sĩ KT, Học viện NH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thăng long (Trang 105)