Kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới và nguyên tắc Basel về quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thăng long (Trang 44)

về quản lý và xử lý nợ xấu, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

1.5.1. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu được Trung Quốc áp dụng

Theo quy định của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (với tƣ cách là Ngân hàng Trung ƣơng), bộ phận tín dụng của NHTM cần phải có các quy trình kiểm tra trƣớc, trong và sau khi cho vay, kịp thời thu thập thông tin đê phân loại, thiết lập và hoàn chỉnh hồ sơ phân loại, kịp thời đề xuất kiến nghị kiểm tra lại; chịu trách nhiệm về tính chân thực, tính chuẩn xác, tính hoàn chỉnh của các dữ liệu phân loại đã cung cấp; tiến hành phân loại sơ bộ tài sản theo tiêu chuẩn phân loại, đề xuất ý kiến và lý do phân loại; định kỳ báo cáo cho bộ phận quản lý rủi ro nhũng thông tin phân loại của bộ phận tín dụng, căn cứ vào kết quả phân loại tiến hành quản lý các khoản tín dụng có sự phân biệt trong quản lý đối với từng khoản tín dụng, thực hiện các biện pháp cải tiến, loại trừ và xử lý rủi ro.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã ban hành Hƣớng dẫn trích lập dự phòng tổn thất cho vay, yêu cầu các NHTM kiểm tra định kỳ đối với các loại tài sản dựa trên nguyên tắc thận trọng dự kiến một cách hợp lý các khoản tài sản có khả năng phát sinh tổn thất và trích lập dự phòng giảm giá tài sản đối với các tài sản có khả năng phát sinh tổn thất nhƣ dự phòng tổn thất cho vay.

Khi phân loại các khoản tín dụng, NHTM Trung Quốc chủ yếu dựa trên cơ sở khả năng trả nợ và dòng tiền thuần, thiện chí trả nợ, tài sản đảm bảo, trách nhiệm pháp luật về thanh toán nợ vay của khách hàng, tình hình quản lý tín dụng của ngân hàng,... Trong phân loại nợ, các NHTM Trung Quốc lấy việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng là cốt lõi, xem thu nhập kinh doanh bình thƣờng của khách hàng là nguồn vốn trả nợ chủ yếu, tài sản đảm bảo là nguồn vốn trả nợ thứ yếu.

Để thực hiện xử lý nợ xấu, Trung Quốc đã thành lập 04 công ty quản lý tài sản với vốn điều lệ khoảng 05 tỷ USD (tƣơng đƣơng 1% tổng số nợ xấu của hệ thống Ngân hàng Trung Quốc hiện nay). Đây là một con số rất nhỏ so với khối lƣợng nợ xấu, do đó năm 2004, khi một khối lƣợng nợ bằng 370 tỷ USD đƣợc chuyển giao cho các AMC, để đảm bảo nguồn vốn cân bàng với khối lƣợng nợ chuyển sang các AMC đã phải vay từ Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa (262 tỷ USD) và phát hành trái phiếu (108 tỷ USD). Kết quả đến tháng 3/2007 các AMC xử lý đƣợc 272,9 tỷ USD mà phần lớn là chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu (192,7 tỷ USD). Nhƣ vậy là kết quả mà các AMC đạt đƣợc là rất đáng ghi nhận và là tấm gƣơng cho chúng ta học tập.

1.5.2. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Malaysia

Bài học từ Malaysia rất đáng đƣợc ghi nhận khi nền kinh tế nƣớc này nhanh chóng thoát khỏi suy thoái và hồi phục nhờ những giải pháp về xử lý nợ. Giải pháp chính phủ Malaysia đã thực hiện để giải quyết nợ xấu chính là thành lập một công ty mua bán nợ quốc gia (AMC), một công ty đầu tƣ và kinh doanh vốn nhà nƣớc.

Vào tháng 6/1998, Malaysia đã thành lập ra Danaharta (một AMC). Nhiệm vụ chính là loại bỏ các khoản nợ xấu khỏi bảng kế toán của các định chế tài chính với mức giá hợp lý và tối đa hóa giá trị có thể phục hồi của các khoản nợ. Hoạt động này giúp cho các tổ chức tài chính thoát khỏi gánh nặng nợ đang ngăn cản chức năng trung gian tài chính.

Danaharta đã thành công trong việc xử lý các khoản nợ xấu. Danaharta đã mua 23.1 tỷ Ringgit Malaysia (RM), tƣơng đƣơng 31.8% nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, đƣa nợ xấu của Malaysia về khoảng 12.4% vào giữa năm 2009.

Việc mua bán nợ đƣợc thực hiện trong vòng 6 tháng, nhanh hơn cả mục tiêu đề ra. Các tổ chức tài chính chấp nhận lỗ khi bán nợ cho AMC. Mức chiết khấu bình quân là 57%, tức là các ngân hàng buộc phải chấp nhận mất hơn

nửa các khoản nợ. Sau khi thực hiện bán nợ cho AMC, các tổ chức này có thể tập trung vào hoạt động trung gian tài chính của mình.

Bƣớc thứ hai của Danaharta là quản lý tài sản, bƣớc vô cùng quan trọng vì Danaharta phải cân bằng các mục tiêu: không thở thành nhà kho (warehouse) của nợ xấu, tối đa hóa giá trị phục hồi, không làm rối loạn thị trƣờng khi bán ra các tài sản, tạo ra lợi nhuận trên vốn.

Bên cạnh Danaharta, Malaysia còn lập ra Danamodal, một công ty đầu tƣ và kinh doanh vốn nhà nƣớc. Danamodal đã bơm 6.4 tỷ RM vào 10 tổ chức tài chính để loại bỏ đi rủi ro hệ thống trong ngành ngân hàng. Kết quả, hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) tăng lên 12.7%.

Sau khi tiến hành các bƣớc trên, Malaysia đã tập trung xây dựng thị trƣờng trái phiếu để tránh cho việc thị trƣờng tài chính bị mắc kẹt trong nợ xấu. Đây là điều mà Việt Nam sẽ rất cần tiếp thu từ Malaysia trong việc phát triển thị trƣờng tài chính trong thời gian tới. Phát triển thị trƣờng trái phiếu là ƣu tiên vì nó là một kênh huy động vốn thay thế cho ngân hàng. Thị trƣờng trái phiếu còn thiếu sót và khiếm khuyết là nguyên nhân quan trọng của tình trạng nợ xấu của Malaysia năm 1997 (và cả Việt Nam trong thời gian vừa qua).

Malaysia có nhiều đặc điểm tƣơng đồng với Việt Nam về kinh tế, văn hóa, lịch sử, cơ cấu dân số… Với những chính sách hợp lý, đất nƣớc này đã có những bƣớc tiến mạnh mẽ trong thời gian qua. Điều đó, có nghĩa là kinh nghiệm của Malaysia rất hữu dụng với nền kinh tế Việt Nam.

1.5.3. Nguyên tắc Basel về quản lý và xử lý nợ xấu

Quan điểm của Ủy ban Basel là: sự yếu kém trong hệ thống ngân hàng của một quốc gia, dù quốc gia phát triển hay đang phát triển, sẽ đe dọa đến sự ổn định về tài chính trong cả nội bộ quốc gia đó. Vì vậy, nâng cao sức mạnh của hệ thống tài chính là điều mà Ủy ban Basel quan tâm. Ủy ban Basel không chỉ bó hẹp trong phạm vi các nƣớc thành viên mà mở rộng mối liên hệ với các chuyên gia trên toàn cầu. Ủy ban Basel đã ban hành 17 nguyên tắc về

quản lý nợ xấu mà thực chất là đƣa ra các nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng. Các nguyên tắc này tập trung vào các nội dung cơ bản sau đây:

- Xây dựng môi trƣờng tín dụng thích hợp: Hội đồng quản trị phải thực hiện phê duyệt định kỳ chính sách rủi ro tín dụng, xem xét rủi ro tín dụng và xây dựng một chiến lƣợc xuyên suốt trong hoạt động của ngân hàng (tỷ lệ nợ xấu, mức độ chấp nhận rủi ro…). Trên cơ sở này, Ban Tổng giám đốc có trách nhiệm thực thi các định hƣớng này và phát triển các chính sách, thủ tục nhằm phát hiện, đo lƣờng, theo dõi và kiểm soát nợ xấu trong mọi hoạt động, ở cấp độ của từng khoản tín dụng và cả danh mục đầu tƣ.

- Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh (4 nguyên tắc):

+ Ngân hàng cần xây dựng các hạn mức tín dụng cho từng loại khách hàng vay vốn và nhóm khách hàng vay vốn để tạo ra các loại hình rủi ro tín dụng khác nhau nhƣng có thể so sánh và theo dõi đƣợc trên cơ sở xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.

+ Ngân hàng phải có quy trình rõ ràng trong phê duyệt tín dụng, các sửa đổi tín dụng với sự tham gia của các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng nhƣ trách nhiệm rạch ròi của các bộ phận tham gia.

+ Ngân hàng cần phát triển đội ngũ nhân viên quản lý rủi ro tín dụng có kinh nghiệm, kiến thức nhằm đƣa ra các nhận định thận trọng trong việc đánh giá, phê duyệt và quản lý rủi ro tín dụng.

+ Việc cấp tín dụng cần đƣợc thực hiện trên cơ sở giao dịch công bằng giữa các bên, đặc biệt, cần có sự cẩn trọng và đánh giá hợp lý đối với các khoản tín dụng cấp cho các khách hàng có quan hệ.

- Duy trì một quá trình quản lý, đo lƣờng và theo dõi tín dụng phù hợp: Các ngân hàng cần có hệ thống quản lý một cách cập nhật đối với các danh mục đầu tƣ có rủi ro tín dụng, bao gồm cập nhật hồ sơ tín dụng, thu thập

thông tin tài chính hiện hành, dự thảo các văn bản nhƣ hợp đồng vay… theo quy mô và mức độ phức tạp của ngân hàng.

Đồng thời, hệ thống này phải có khả năng nắm bắt và kiểm soát tình hình tài chính, sự tuân thủ các giao kèo của khách hàng… để phát hiện kịp thời những khoản vay có vấn đề.

Ngân hàng cần có hệ thống khắc phục sớm đối với các khoản tín dụng xấu, quản lý các khoản tín dụng có vấn đề.

Các chính sách rủi ro tín dụng của ngân hàng cần chỉ rõ cách thức quản lý các khoản tín dụng có vấn đề. Trách nhiệm đối với các khoản tín dụng này có thể đƣợc giao cho bộ phận tiếp thị hay bộ phận xử lý nợ hoặc kết hợp cả hai bộ phận này, tùy theo quy mô và bản chất của mỗi khoản tín dụng.

Ủy ban Basel cũng khuyến khích các ngân hàng phát triển và xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong quản lý rủi ro tín dụng, giúp phân biệt các mức độ rủi ro tín dụng trong các tài sản có tiềm năng rủi ro của ngân hàng.

1.5.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

- Thực hiện phân tách chức năng bán hàng, chức năng thẩm định, quản lý rủi ro tín dụng và chức năng quản lý nợ trong hoạt động cấp tín dụng. Theo đó, toàn bộ việc xây dựng giới hạn tín dụng trên cơ sở xác định rủi ro tổng thể sẽ do bộ phận quản lý rủi ro tín dụng thực hiện độc lập, đảm bảo tính khách quan cũng nhƣ hạn chế sự phân tán thông tin khi cung cấp các sản phẩm tín dụng. Đối với đánh giá các rủi ro giao dịch có thể giao cho bộ phận quan hệ khách hàng trực tiếp thực hiện thẩm định hoặc giao cho bộ phận phân tích tín dụng.

Trên cơ sở sự phân tách trên, bộ phận quan hệ khách hàng sẽ chịu trách nhiệm tiếp xúc, tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng, cung cấp thông tin cho bộ phận quản lý rủi ro tín dụng, đồng thời kiểm tra giám sát quá trình thực hiện các cam kết của khách hàng. Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng thực hiện

việc “giám sát song song” quá trình bộ phận quan hệ khách hàng thực hiện các quyết định phê duyệt tín dụng để phát hiện các dấu hiệu rủi ro cũng nhƣ can thiệp kịp thời nhƣ giám sát việc thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay, kiểm tra tài sản bảo đảm, các điều kiện giải ngân… Nhƣ vậy, quá trình đánh giá rủi ro tín dụng đƣợc thực hiện một cách tổng thể, liên tục trƣớc, trong và sau khi cho vay, nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng, khắc phục đƣợc tình trạng không kịp thời khi chỉ sử dụng một cơ chế hậu kiểm của kiểm tra nội bộ.

- Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm pháp lý của bộ phận quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro tín dụng và quản lý nợ. Sự rạch ròi trong phân định trách nhiệm sẽ đảm bảo tính công bằng trong đánh giá chất lƣợng công việc, là điều kiện để quá trình xử lý các dấu hiệu rủi ro tín dụng đƣợc nhanh chóng, hịêu quả và kịp thời cũng nhƣ tạo sự yên tâm trong suy nghĩ, hành động của cán bộ các bộ phận.

- Tiêu chuẩn hóa cán bộ theo dõi rủi ro tín dụng. Theo đó, cần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tín dụng có kinh nghiệm, có kiến thức và khả năng nhanh nhạy khi xem xét, đánh giá các đề xuất tín dụng.

- Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, đảm bảo sự liên lạc thƣờng xuyên, liên tục và cập nhật kịp thời các thông tin trọng yếu giữa các bộ phận chức năng trong hoạt động cấp tín dụng. Đồng thời, ngân hàng cần xây dựng hệ thống thông tin và phân tích thông tin toàn diện, cung ứng nguồn thông tin chính xác, đáng tin cậy cho các bộ phận chuyên môn có liên quan.

- Nâng cao tính thực tiễn và khả năng đánh giá chính xác của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, thực hiện xếp hạng tín dụng theo định kỳ và duy trì một cách liên tục để làm cơ sở trong xây dựng chính sách khách hàng về giới hạn tín dụng, áp dụng hình thức bảo đảm tiền vay thích hợp, các định hƣớng tín dụng với từng khách hàng. Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đang và sẽ là một trong những công việc trọng tâm để nâng cao chất lƣợng tín dụng.

- Đối với mỗi một quốc gia khi xử lý nợ xấu thì sự hỗ trợ của Chính phủ và các Ban ngành chức năng là điều kiện cần thiết hơn bao giờ hết.Chính phủ đóng vai trò chỉ đạo và định hƣớng thống nhất cho các NHTM trong quá trình thực hiện xử lý nợ xấu. Chính phủ có thể ban hành các văn bản, quy định tạo ra hành lang pháp lý phù hợp cũng nhƣ hỗ trợ giải quyết kịp thời các khó khăn, vƣớng mắc nằm ngoài tầm kiềm soát, điều tiết xử lý của NHTM.

- Việcxử lý nợ xấu nhìn chung đều thông qua một tổ chức trung gian là Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản của chính bản thân Ngân hàng và công ty mua bán nợ hoặc xử lý nợ trực thuộc Chính phủ. Tùy thuộc vào điều kiện thực tế của mỗi nƣớc mà cách thức tổ chức, cơ chế và quy mô hoạt động của các AMC sẽ khác nhau, nhƣng tất cả đều có nhiệm vụ chung là mua lại nợ của các NHTM đang bị tồn đọng để xử lý, bán ra thu hồi vốn về.

- Việc xử lý nợ xấu phải đi đôi với ngăn chặn nợ xấu tái diễn trong tƣơng lai. Việc ngăn chặn nguy cơ nợ xấu đối với các ngân hàng đòi hỏi có các giải pháp tổng thể và các chính sách kinh tế vĩ mô phải lành mạnh. Xử lý nợ xấu cần có lộ trình cụ thể và phải tuân thủ thời hạn đã đề ra. Nếu thời gian xử lý nợ xấu càng dài thì kết quả thu đƣợc càng hạn chế, nếu xử lý nợ xấu càng nhanh thì hệ thống ngân hàng cũng nhƣ nền kinh tế càng có lợi.

Cuối cùng đó là trong khi xử lý nợ xấu các NHTM phải chấp nhận tổn thất khá lớn nhằm mục tiêu thu hồi vốn nhanh nhất và hạn chế tối đa thiệt hại.

TÓM TẮT CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 tập trung đề cập đến một số nội dung khoa học chủ yếu sau đây:

Một là, hệ thống hóa bổ sung và hoàn thiện những vấn đề lý luận cơ bản về xử lý nợ xấu của các ngân hàng thƣơng mại và các tác nhân của nó.

Hai là, phân tích cơ sở lý luận về quản lý nợ của các ngân hàng thƣơng mại đặc biệt trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ở đây luận văn đã hoàn thiện các khái niệm cơ bản nhƣ: xử lý nợ xấu, các nội dung của xử lý nợ xấu; đƣa ra các chỉ tiêu đánh giá khả năng, hiệu quả của việc xử lý nợ xấu; đồng thời phân tích các nhân tố tác động đến xử lý nợ xấu của ngân hàng thƣơng mại trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Ba là, học hỏi kinh nghiệm của các nƣớc và rút ra bài học đối với Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thăng long (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)