2.3.2.1. Những hạn chế:
Trong thời gian qua, với việc áp dụng các biện pháp điều hành, kiểm soát nợ xấu linh hoạt và kịp thời, chỉ đạo xử lý nợ xấu triệt để, quyết liệt, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu của Agribank chi nhánh Thăg Long luôn ở mức dƣới 3%/tổng dƣ nợ, đạt chỉ tiêu kế hoạch Agribank giao. Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, công tác xử lý nợ xấu tại chi nhánh vẫn còn một số hạn chế nhất định, dẫn đến hiệu quả xử lý nợ xấu chƣa cao, cụ thể:
Thứ nhất, Chi nhánh chƣa có bộ phận xử lý nợ xấu chuyên trách, BGĐ mới chỉ đƣa ra và Quyết định thành lập tổ xử lý nợ xấu bao gồm thành viên là các bạn CBTD, Phó trƣởng phòng tín dụng và Đồng chí PGĐ. Mô hình chung về thành phần là đủ, nhƣng trên thực tế các bạn CBTD lại vẫn đang tiến hành thẩm định cho vay và quản lý hay đi tiếp thị các KH mới để đạt chỉ tiêu, nên về công tác xử lý nợ xấu xấu còn nhiều hạn chế và chƣa đƣợc chú trọng, đôi khi còn hời hợt, khi nào có đoàn kiểm tra hay kiểm toán vào thì bắt đầu mới liên hệ với KH làm việc, vì vậy vấn đề thu hồi nợ xấu chƣa đƣợc giải quyết một cách triệt để, sát sao.
riêng, CBTD vừa là ngƣời đi thu thập thông tin khách hàng, vừa đánh giá TSBĐ xem có đủ điều kiện cho khoản vay hay không? Nên không đảm bảo tính khách quan cho khoản vay, dễ gặp phải rủi ro.
Ban chỉ đạo xử lý nợ xấu đƣợc thành lập với các thành viên kiêm nhiệm, từ nhiều đơn vị nghiệp vụ khác nhau nên chƣa thực sự chuyên nghiệp trong công tác xử lý nợ xấu, một số thành viên chƣa nắm bắt đƣợc kịp thời các quy định mới về xử lý nợ xấu... dẫn tới hiệu quả chỉ đạo điều hành đôi lúc chƣa cao. Quy trình kiểm soát, xử lý, phòng ngừa và phát hiện rủi ro cũng nhƣ xử lý nợ xấu chƣa rõ ràng. Việc phân định trách nhiệm đối với cán bộ gây ra tổn thất còn khá hạn chế, chƣa áp dụng triệt để chế tài xử lý đối với cán bộ sai phạm dẫn đến rủi ro có nguy cơ mất vốn.
Nhiều thành viên chƣa nhận thức đƣợc đầy đủ việc xử lý nợ xấu vừa là quyền lợi vừa là trách nhiệm của cá nhân và của từng cá nhân. Do vậy việc thực hiện các biện pháp hạn chế và xử lý nợ xấu theo chỉ đạo của chi nhánh chƣa triệt để, đồng bộ, mới chỉ lập kế hoạch, phƣơng án tận thu nợ một cách chung chung, biện pháp triển khai thụ động, kết quả tận thu nợ chƣa hiệu quả, chƣa đi sâu phân tích tình hình thực tế của khách hàng nợ để có biện pháp xử lý phù hợp. Bên cạnh đó chƣa có đội ngũ cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực xử lý nợ xấu nên việc tiếp cận và xử lý nợ xấu còn nhiều bỡ ngỡ, quá trình xử lý nợ xấu kéo dài và không triệt để.
Thứ hai, hạn chếtrong việc xácđịnh và phân loại nợ xấu:
Việc xác định và phân loại nợ đã đƣợc triển khai dựa trên kết quả của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Tuy nhiên, chất lƣợng kết quả chấm điểm phụ thuộc nhiều vào tính chính xác của thông tin do khách hàng cung cấp; khả năng đánh giá, phân tích và tính khách quan của ngƣời chấm điểm; do đó còn một số trƣờng hợp kết quả chấm điểm chƣa phản ánh đúng tình hình tài chính cũng nhƣ khả năng trả nợ của khách hàng; Khách hàng hoạt động sản xuất thua lỗ, khả năng trả nợ khó khăn nhƣng không đƣợc phân loại vào nhóm
nợ xấu, cụ thể nhƣ trƣờng hợp của Công ty CP 873, đang trong tình trạng mất khả năng thanh toán, toàn bộ số dƣ nợ 13,5 tỷ đồng đã quá hạn 125 ngày, theo quy định tại Điều 6 Quyết định 493 thì toàn bộ dƣ nợ của Công ty sẽ đƣợc phân loại vào nợ nhóm 3 (Nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày); trên thực tế thì khoản nợ của Công ty đang đƣợc phân loại nợ nhóm 2 do kết quả chấm điểm của Công ty là loại BBB. Vì thế, xác định nợ xấu trên cơ sở kết quả chấm điểm đôi khi chƣa phản ánh đúng thực trạng của khách hàng.
Thứ ba, việc áp dụng các biện pháp xử lý nợ xấu tại chi nhánh chƣa thực sự đa dạng, chƣa đồng bộ và thống nhất, hiệu quả chƣa cao.
Các biện pháp xử lý nợ xấu chủ yếu đƣợc sử dụng hiện nay là đẩy mạnh thu nợ trực tiếp, xử lý TSBĐ, áp dụng biện pháp pháp lý và sử dụng quỹ DPRR tín dụng để bù đắp. Tuy nhiên, việc xử lý nợ xấu từ nguồn DPRR tín dụng chƣa đƣợc tận dụng phù hợp, hợp lý do chi nhánh mới chỉ XLRR từ nguồn dự phòng cụ thể đối với các khoản nợ không có bảo đảm bằng tài sản; chƣa tận dụng nguồn dự phòng chung để bù đắp rủi ro trong trƣờng hợp xử lý phát mại tài sản nhƣng không thu đủ nợ gốc vay ngân hàng. Các biện pháp khác nhƣ bán các khoản nợ xấu hoặc chứng khoán hoá các khoản nợ xấu cũng chƣa thực hiện do thị trƣờng mua bán nợ chƣa phát triển, môi trƣờng kinh tế, điều kiện pháp lý chƣa cho phép... Bên cạnh đó, việc xử lý thu hồi nợ xấu của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do quá trình khởi kiện, phát mại tài sản thƣờng kéo dài; Tài sản thế chấp hầu hết có giá trị lớn, mang tính đặc thù, quyền sử dụng đất thƣờng là đất thuê... nên quá trình xử lý tài sản gặp nhiều khó khăn.
Thứ tư, cơ chếxử lý nợ xấu của Agribank vẫn còn một sốbất cập. Thực hiện chỉ đạo của chính phủ, NHNN Việt Nam về tháo gỡ khó khăn đối với khách hàng vay vốn, Tổng Giám đốc đã ban hành một số văn bản về giải pháp tháo gỡ khó khăn đối với khách hàng liên quan đến điều kiện và thủ tục tín dụng, theo đó việc cơ cấu nợ, cho vay mới đƣợc áp dụng cả với
những KH có nợ xấu; việc cho vay mới nếu gặp khó khăn về vấn đề nợ cũ thì cho phép các Chi nhánh không xem xét các điều kiện về các khoản nợ cũ khi xem xét quyết định cho khách hàng vay vốn mới.
Tuy nhiên, trong thực tế thì khách hàng xếp loại D, đang có dƣ nợ nhóm 5 tại Agribank, thì hạn mức phê duyệt trên hệ thống IPCAS bằng 0, nhƣ vậy trƣờng hợp khách hàng có phƣơng án, dự án khả thi, có nhu cầu vay vốn bổ sung để khôi phục SXKD, ổn định sản xuất, có nguồn thu nhập để trả nợ ngân hàng; để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xử lý nợ xấu khi khách hàng hoạt động ổn định trở lại và có nguồn thu, Agribank Thăng Long đã thẩm định và đồng ý cho vay bổ sung, nhƣng cũng không thể thực hiện phê duyệt giải ngân đƣợc trên hệ thống IPCAS do phần mềm quản trị hệ thống không cho phép (trƣờng hợp tƣơng tự nhƣ vậy cũng đã xảy ra tại một số chi nhánh khác trong hệ thống Agribank).
Cơ chế miễn giảm lãi của Agribank cũng có những bất cập nhƣ trƣờng hợp ngƣời vay bỏ trốn khỏi địa phƣơng, ngƣời bảo lãnh tài sản cam kết thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay và đề nghị đƣợc giảm một phần lãi tiền vay để giảm bớt khó khăn tài chính, do đó cũng ảnh hƣởng nhất định đến hiệu quả và tiến độ xử lý rủi ro.
2.3.2.2. Nguyên nhân ảnh hưởng công tác xử lý nợ xấu tại Agribank chi nhánh Thăng Long.
+ Các quy định pháp luật hiện hành vẫn còn những vƣớng mắc cho VAMC và các ngân hàng trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm và xử lý nợ xấu; Công tác hƣớng dẫn tố tụng, thi hành án còn chƣa có đƣợc hƣớng dẫn cụ thể của Tòa án nhân dân tối cao về việc áp dụng các thủ tục tố tụng rút gọn trong giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm tại Tòa án;
+ Theo Nghị định 178/1999/NĐ-CP và Nghị định 163/2006/NĐ-CP, TCTD đƣợc quyền thu giữ TSBĐ khi xử lý nợ, nhƣng hiện nay, theo Nghị quyết 42, để thực hiện quyền thu giữ TSBĐ, trong hợp đồng bảo đảm giữa
ngân hàng và bên bảo đảm phải có nội dung thỏa thuận về việc đƣợc quyền thu giữ TSBĐ. Do vậy, nếu hợp đồng bảo đảm không có thỏa thuận cụ thể về quyền thu giữ hoặc có thỏa thuận nhƣng nội dung không rõ ràng có thể gây bất lợi cho ngân hàng trong việc phối hợp với các cơ quan chức năng để thực hiện quyền lợi của mình. Với cơ chế tiếp cận thông tin về tình trạng TSĐB, hiện nay, tòa án, cơ quan thi hành án dân sự không có hệ thống dữ liệu cho phép các ngân hàng trích xuất, tra cứu thông tin về tình trạng (có tranh chấp, hay đang áp dụng biện pháp khẩn cấp…) tài sản nên gây khó khăn khi áp dụng các biện pháp xử lý tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị quyết 42 về điều kiện để thu giữ TSBĐ;
+ Về mua bán khoản nợ xấu và phát triển thị trƣờng mua bán nợ: trên thực tế, chi nhánh chƣa đƣợc hƣớng dẫn cách xác định giá bán thế nào là phù hợp với thị trƣờng; phƣơng pháp chuyển nợ thành vốn góp còn hạn chế và chƣa phát huy đƣợc hiệu quả thực tế do giới hạn góp vốn mua cổ phần theo Điều 129 Luật Các TCTD, không đƣợc vƣợt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp nhận vốn góp; Việc mua bán nợ xấu chƣa thật sự sôi động do chƣa có thị trƣờng mua bán nợ chuyên nghiệp, bên cạnh đó, nhà đầu tƣ có nhu cầu mua bán khoản nợ còn e ngại hành lang pháp lý chƣa đầy đủ, rõ ràng, quá trình xử lý nợ trên thực tế gặp nhiều khó khăn về thời gian và chi phí. Ngoài ra, đối với nợ xấu trong lĩnh vực cho vay bất động sản, hiện còn gặp khó khăn do việc xử lý TSBĐ tại chi nhánh hiện nay đang gặp một số khó khăn nhƣ khách hàng vay có nợ xấu tại chi nhánh, thế chấp tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tƣơng lai… nên chi nhánh không thể áp dụng biện pháp thu giữ tài sản bảo đảm.
+ Môi trường pháp lý cho xử lý nợ xấu chưa hoàn thiện.
Cơ chế chính sách của chính phủ, của NHNN về cho vay, bảo đảm tiền vay, xử lý nợ xấu… còn nhiều vấn đề chƣa phù hợp với thực tế, chậm đổi mới, bổ sung chỉnh sửa; các văn bản quy định về thẩm quyền của ngƣời cho vay
hoặc cơ quan chức năng trong việc phát mại TSTC, cầm cố chƣa đồng bộ. Quy trình phát mại tài sản còn phức tạp, hiệu quả phối hợp với các cơ quan ban ngành nhƣ toà án, cơ quan thi hành án… chƣa cao, không có cơ chế cƣỡng bức buộc ngƣời vay vốn có nghĩa vụ giao TSBĐ cho NH xử lý khi không có khả năng trả nợ, điều này dẫn đến KH nợ trây ỳ, không thực hiện nghĩa vụ trả nợ NH gây khó khăn, chậm chễ cho quá trình xử lý nợ xấu tại chi nhánh.
Chƣa có cơ chế cũng nhƣ quy định phù hợp thúc đẩy thị trƣờng mua bán nợ phát triển. Nhà nƣớc cũng chƣa có quy định cụ thể xác định rõ địa vị pháp lý và các quyền đặc biệt của chủ nợ, các ƣu đãi của nhà nƣớc đối với hoạt động mua bán nợ, ví dụ nhƣ truy cập hệ thống dữ liệu tài chính doanh nghiệp và các TCTD... chƣa đƣa ra đƣợc những chế tài đặc biệt làm công cụ xử lý nợ xấu, những cơ chế này phải đƣợc các ngành nhƣ Bộ Tƣ pháp, Bộ Tài chính, NHNN, Tòa án... cùng bàn bạc thống nhất để trao cho các tổ chức mua bán nợ quyền lực mạnh hơn.
+ Hệ thống văn bản, cơ chế chính sách tín dụng thiếu đồng bộ.
Cơ chế chính sách của Agribank đôi khi quá cứng nhắc, khi thì lỏng lẻo dễ tạo kẽ hở để kẻ xấu lợi dụng chiếm đoạt vốn của ngân hàng. Trong một thời gian dài, cơ chế ràng buộc, truy cứu trách nhiệm và đền bù vật chất đối với các cá nhân, tập thể trong quá trình cho vay để phát sinh rủi ro, thất thoát vốn còn lỏng lẻo. Thực tế vẫn còn một trƣờng hợp khoản nợ xấu tồn tại nhiều năm không xử lý đƣợc, TSBĐ xuống cấp và giảm sút giá trị dẫn đến vốn NH bị tổn thất nhƣng vẫn chƣa có cơ chế xử lý phù hợp đối với CBTD trực tiếp thẩm định và ngƣời phê duyệt cho vay, dẫn đến sự thiếu công bằng, không khuyến khích cũng nhƣ tạo áp lực cho mỗi cán bộ tích cực nỗ lực trong quản trị và xử lý nợ xấu.
Hệ thống kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng chƣa thực sự phát huy hiệu quả, hiện nay Agribank vẫn chƣa đƣa ra đƣợc công cụ giám sát từ xa hữu hiệu đối với hoạt động tín dụng, đặc biệt ở các chi nhánh để kiểm soát, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các biểu hiện lệch lạc, sai sót vô tình hoặc cố ý trong
quá trình tác nghiệp của cán bộ ở các vị trí trong dây chuyền xử lý tín dụng. Kế hoạch tín dụng cho từng thời kỳ chƣa thực sự khoa học và hợp lý, chƣa xây dựng đƣợc hạn mức cấp tín dụng đối với từng lĩnh vực, từng ngành kinh tế và từng khu vực. Công tác thống kê, dự báo, phân tích các nhân tố ảnh hƣởng từ nền kinh tế, từ khách hàng chƣa đƣợc quan tâm chú trọng; việc tổng hợp và lƣu trữ các thông tin, số liệu phục vụ cho tham khảo, đánh giá trong quá trình cấp tín dụng đối với khách hàng chƣa bài bản, nên việc khai thác dữ liệu còn hạn chế.
+ Chi nhánh chưa có bộ phận xử lý nợ xấu chuyên nghiệp cũng như chưa xây dựng được quy trình xử lý nợ xấu thống nhất.
Đối với những khoản nợ xấu của hộ gia đình, cá nhân vay vốn không có bảo đảm bằng tài sản, việc theo dõi và xử lý nợ xấu đƣợc giao khoán cho cán bộ tín dụng phụ trách khoản vay có trách nhiệm đôn đốc thu hồi; tuy nhiên trƣờng hợp khách hàng vay chây ỳ, không hợp tác với ngân hàng thì quá trình xử lý thu hồi nợ xấu gặp rất nhiều khó khăn. Khi đó CBTD phải phân tích nguyên nhân, đề xuất và áp dụng các biện pháp thu hồi nợ hữu hiệu nhất.
+ Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cũng như công tác chấm điểm xếp hạng khách hàng còn hạn chế.
Hiện nay việc chấm điểm xếp hạng tín dụng mới chỉ đƣợc thực hiện đối với các khách hàng là tổ chức và các Khách hàng hộ gia đình, cá nhân có mức dƣ nợ trên 500 triệu đồng, do đó đối với các khách hàng là hộ gia đình, cá nhân có mức vay dƣới 500 triệu đồng sẽ không có đầy đủ thông tin để đánh giá xếp hạng mà chỉ thực hiện phân loại nợ căn cứ vào chỉ tiêu định tính đó là thời gian quá hạn (Theo quy định tại Văn bản hợp nhất số 22/VBHH-NHNN ngày 04/6/2014), nhƣ vậy cũng sẽ ảnh hƣởng tới việc xác định và phân loại nợ đối với những khách hàng này, đồng thời chƣa phản ảnh thực chất lƣvà tình hình NX của Agribank.
Bên cạnh đó, với các chỉ tiêu phi tài chính, việc đánh giá chủ yếu dựa trên ý kiến chủ quan của ngƣời chấm điểm nhƣng chƣa có chế tài kiểm soát
thƣờng xuyên mức độ xác thực của thông tin đƣợc nhập vào hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nên trong một số trƣờng hợp kết quả xếp hạng tín dụng có thể bị làm sai lệch do vô tình hoặc cố ý.
+ Do những biến động liên tục của nền kinh tế
Những biến động của nền kinh tế dẫn đến hàng loạt các ngành, lĩnh vực kinh doanh gặp khó khăn, hoạt động của khách hàng bị suy giảm, thu hẹp, đồng nghĩa với xu hƣớng gia tăng nợ xấu ngân hàng. Bên cạnh tình trạng nợ