Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ phòng ngừa, xử lý nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thăng long (Trang 96 - 98)

hợp, đúng quy định của pháp luật.

Ngay sau khi tiếp nhận khoản nợ xấu phát sinh, trên cơ sở hồ sơ khoản nợ xấu, lãnh đạo phòng sẽ chuyển hồ sơ khoản nợ cho chuyên viên xử lý nợ xấu để tiến hành rà soát khoản vay, thu thập thông tin, phân tích đánh giá tình hình hoạt động SXKD, tình hình tài chính, tài sản bảo đảm và thiện chí của khách hàng... Ngoài ra, cán bộ xử lý nợ xấu phải rà soát và hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan đến tài sản bảo đảm, đánh giá lại giá trị tài sản bảo đảm. Trƣờng hợp giá trị tài sản bị giảm sút, cần yêu cầu bổ sung tài sản hoặc đề xuất thay thế tài sản bảo đảm tiền vay. Kế hoạch hành động của Phòng xử lý nợ xấu, có thể thực hiện theo hai hƣớng sau:

- Chiến lược giữ lại: đƣợc áp dụng khi đánh giá khoản nợ có đầy đủ điều kiện để xử lý thu hồi, ngân hàng cần duy trì mối quan hệ với khách hàng và phối hợp với các cơ quan pháp luật để tiếp tục xử lý thu hồi.

- Chiến lược rút lui: Đối với những khoản nợ không có khả năng thu hồi, hay khả năng thu hồi là quá thấp, ban lãnh đạo cần chỉ đạo ngay CBTD thu thập đầy đủ hồ sơ, chuyển công ty mua bán nợ VAMC, AMC.

Đồng thời với việc thực thi kế hoạch, cán bộ xử lý nợ xấu tại chi nhánh có trách nhiệm ghi chép, cập nhật dữ liệu vào hệ thống thông tin nợ xấu, đảm bảo đầy đủ, trung thực, khách quan.

3.2.2. Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ phòng ngừa, xử lý nợ xấu xấu

Hiện nay, ở Việt Nam chƣa có cơ chế công bố thông tin đầy đủ về dƣ nợ và ngân hàng. Hệ thống kế toán theo tiêu chuẩn Việt Nam chƣa đảm bảo cung cấp thông tin phục vụ cho yêu cầu phân tích, đánh giá và ra quyết định cho vay của các NHTM. Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN mới chỉ cung cấp thông tin trên cơ sở kho dữ liệu do các NHTM cung cấp, chƣa phải là cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp một cách độc lập. Khi các ngân hàng không

đƣợc hỗ trợ bởi một hệ thống thông tin hiệu quả, làm cơ sở cho các quyết định cho vay, thì nguy cơ nợ xấu gia tăng là điều khó tránh khỏi. Chẳng hạn, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, nhƣng do chế độ công bố thông tin không kịp thời, đầy đủ thì công ty đó có thể vẫn đƣợc coi là công ty tốt và quyết định cho vay của ngân hàng sẽ vô hình chung làm nợ xấu gia tăng.

Hiện nay việc khai thác thông tin khách hàng thƣờng thông qua báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp. Tuy nhiên, báo cáo do khách hàng lập thƣờng không đƣợc kiểm toán, không có cơ quan chức năng xác định tính trung thực, do vậy bên cạnh việc thu thập thông tin từ khách hàng, cán bộ ngân hàng cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ: các đối tác của khách hàng, từ những ngân hàng mà khách hàng có quan hệ, từ cơ quan xử lý khách hàng, từ CIC... Ngoài ra, cán bộ tín dụng còn phải khai thác thông tin thị trƣờng liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của khách hàng nhƣ tình hình cung cầu, giá cả, cạnh tranh… Sau khi thu thập đƣợc các nguồn thông tin, cán bộ tín dụng cần phải sàng lọc, phân tích thông tin giúp ban lãnh đạo đƣa ra các quyết định chính xác và kịp thời.

Để xây dựng đƣợc hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng, Agribank cần không ngừng đổi mới và hiện đại hoá hệ thống thu thập và xử lý thông tin khách hàng, thông tin quản trị để ban lãnh đạo có thể tiếp nhận đƣợc nguồn thông tin đáng tin cậy, có hệ thống một cách nhanh chóng và thuận lợi. Hệ thống phải đảm bảo cập nhật, lƣu trữ và cung cấp đầy đủ các thông tin về khách hàng, về khoản vay, về các khoản nợ xấu đã phát sinh cũng nhƣ đang tồn tại, các thông tin liên quan đến quá trình xử lý nợ xấu... trên phạm vi toàn hệ thống. Đối tƣợng sử dụng, khai thác các thông tin này sẽ đƣợc phân cấp theo từng User truy nhập, đảm bảo tính bảo mật, theo đúng phạm vi, quyền hạn và trách nhiệm.

Với việc thiết lập hệ thống dữ liệu về nợ xấu sẽ giúp cho công tác tiếp nhận lại các khoản nợ xấu cũng nhƣ việc kiểm tra, giám sát quá trình xử lý nợ

xấu đƣợc thuận tiện, cán bộ xử lý các cấp có thể theo dõi thƣờng xuyên và đƣa ra biện pháp chỉ đạo kịp thời, đảm bảo công tác xử lý nợ xấu đƣợc thực hiện hiệu quả và khách quan. Khi có thông tin về các khoản nợ xấu nhƣ: quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, nguyên nhân khách hàng không có khả năng trả nợ, các biện pháp ngân hàng đã thực hiện khi xảy ra rủi ro, xử lý thu hồi nợ xấu... cán bộ xử lý nợ xấu sẽ đƣa ra đƣợc các chính sách, phƣơng án xử lý, thu hồi nợ xấu có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thăng long (Trang 96 - 98)