Các chỉ tiêu đánh giá kết quả xử lý nợ xấu của Ngân hàng thƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thăng long (Trang 39 - 41)

thương mại:

- Mức giảm tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn trả nợ theo hợp đồng cam kết. Tỷ lệ nợ quá hạn đƣợc tính:

Tỷ lệ nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn

100% Tổng dư nợ

Mức giảm tỷ lệ nợ quá hạn = [(tỷ lệ nợ quá hạn năm thực hiện - tỷ lệ nợ quá hạn năm trƣớc) / tỷ lệ nợ quá hạn năm trƣớc] x 100%

Mức giảm tỷ lệ nợ quá hạn gián tiếp đánh giá quy mô tăng giảm của các khoản nợ vay có vấn đề. Nếu mức này có trị số âm chứng tỏ khả năng quản trị RRTD của ngân hàng đƣợc cải thiện theo hƣớng tích cực, ngƣợc lại ngân hàng phải xem xét đánh giá lại quy trình, thủ tục cho vay. Tuy nhiên, nợ

quá hạn chƣa phải là tổn thất của NHTM, đây vẫn là chỉ tiêu gián tiếp, bởi vì không phải tất cả các khoản nợ quá hạn này đều dẫn đến tổn thất.

- Mức giảm tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu (nợ nhóm 3, 4, 5) và tổng dƣ nợ cho vay ở một thời điểm nhất định, thƣờng là cuối tháng, quý và cuối năm

Tỷ lệ nợ xấu = Dư nợ xấu (nợ nhóm 3, 4, 5)

100% Tổng dư nợ vay

Mức giảm tỷ lệ nợ xấu = [(tỷ lệ nợ xấu năm thực hiện - tỷ lệ nợ xấu năm trƣớc) / tỷ lệ nợ xấu năm trƣớc] x 100%

Tƣơng tự mức giảm tỷ lệ nợ quá hạn, mức giảm tỷ lệ nợ xấu có giá trị dƣơng thì rủi ro tín dụng của ngân hàng gia tăng, khi mức giảm tỷ lệ nợ xấu tăng quá mức thì tình hình tài chính ngân hàng có khả năng bị suy giảm.

- Mức giảm tỷ lệ trích lập dự phòng

Dự phòng rủi ro (DPRR) là khoản tiền đƣợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra cho khách hàng của tổ chức tín dụng.

Tỷ lệ DPRR = DPRR được trích

100% Dư nợ trong kỳ báo cáo

Tỷ lệ DPRR phản ảnh khả năng chống đỡ của Ngân hàng đối với các khoản tổn thất tín dụng, chủ động đối phó với các khoản tổn thất dự kiến thông qua việc lập quĩ dự phòng rủi ro hàng năm. Mức giảm tỷ lệ DPRR tăng cho thấy danh mục cho vay của Ngân hàng tăng rủi ro tiềm ẩn và ngƣợc lại.

- Tỷ lệ xóa nợ

Tỷ lệ xóa nợ = Nợ xóa 100%

Tổng dư nợ vay

Nợ xoá ròng = dƣ nợ các khoản vay đã xoá nợ vì rủi ro – giá trị các khoản thu bù đắp thiệt hại. Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu nợ từ các

pháp để đòi. Nếu chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng quản trị RRTD kém vì ngân hàng có quá nhiều các khoản nợ ngoại bảng mà không thể thu hồi và ngƣợc lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thăng long (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)