Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Malaysia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thăng long (Trang 45 - 46)

Bài học từ Malaysia rất đáng đƣợc ghi nhận khi nền kinh tế nƣớc này nhanh chóng thoát khỏi suy thoái và hồi phục nhờ những giải pháp về xử lý nợ. Giải pháp chính phủ Malaysia đã thực hiện để giải quyết nợ xấu chính là thành lập một công ty mua bán nợ quốc gia (AMC), một công ty đầu tƣ và kinh doanh vốn nhà nƣớc.

Vào tháng 6/1998, Malaysia đã thành lập ra Danaharta (một AMC). Nhiệm vụ chính là loại bỏ các khoản nợ xấu khỏi bảng kế toán của các định chế tài chính với mức giá hợp lý và tối đa hóa giá trị có thể phục hồi của các khoản nợ. Hoạt động này giúp cho các tổ chức tài chính thoát khỏi gánh nặng nợ đang ngăn cản chức năng trung gian tài chính.

Danaharta đã thành công trong việc xử lý các khoản nợ xấu. Danaharta đã mua 23.1 tỷ Ringgit Malaysia (RM), tƣơng đƣơng 31.8% nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, đƣa nợ xấu của Malaysia về khoảng 12.4% vào giữa năm 2009.

Việc mua bán nợ đƣợc thực hiện trong vòng 6 tháng, nhanh hơn cả mục tiêu đề ra. Các tổ chức tài chính chấp nhận lỗ khi bán nợ cho AMC. Mức chiết khấu bình quân là 57%, tức là các ngân hàng buộc phải chấp nhận mất hơn

nửa các khoản nợ. Sau khi thực hiện bán nợ cho AMC, các tổ chức này có thể tập trung vào hoạt động trung gian tài chính của mình.

Bƣớc thứ hai của Danaharta là quản lý tài sản, bƣớc vô cùng quan trọng vì Danaharta phải cân bằng các mục tiêu: không thở thành nhà kho (warehouse) của nợ xấu, tối đa hóa giá trị phục hồi, không làm rối loạn thị trƣờng khi bán ra các tài sản, tạo ra lợi nhuận trên vốn.

Bên cạnh Danaharta, Malaysia còn lập ra Danamodal, một công ty đầu tƣ và kinh doanh vốn nhà nƣớc. Danamodal đã bơm 6.4 tỷ RM vào 10 tổ chức tài chính để loại bỏ đi rủi ro hệ thống trong ngành ngân hàng. Kết quả, hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) tăng lên 12.7%.

Sau khi tiến hành các bƣớc trên, Malaysia đã tập trung xây dựng thị trƣờng trái phiếu để tránh cho việc thị trƣờng tài chính bị mắc kẹt trong nợ xấu. Đây là điều mà Việt Nam sẽ rất cần tiếp thu từ Malaysia trong việc phát triển thị trƣờng tài chính trong thời gian tới. Phát triển thị trƣờng trái phiếu là ƣu tiên vì nó là một kênh huy động vốn thay thế cho ngân hàng. Thị trƣờng trái phiếu còn thiếu sót và khiếm khuyết là nguyên nhân quan trọng của tình trạng nợ xấu của Malaysia năm 1997 (và cả Việt Nam trong thời gian vừa qua).

Malaysia có nhiều đặc điểm tƣơng đồng với Việt Nam về kinh tế, văn hóa, lịch sử, cơ cấu dân số… Với những chính sách hợp lý, đất nƣớc này đã có những bƣớc tiến mạnh mẽ trong thời gian qua. Điều đó, có nghĩa là kinh nghiệm của Malaysia rất hữu dụng với nền kinh tế Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thăng long (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)