6. Tổng quan về tài liệu nguyên cứu
1.2.7. Đánh giá kết quả đào tạo cán bộ công chức
Sau khi thực hiện chương trình đào tạo thì chúng ta phải tổ chức đánh giá hiệu quả của chương trình đào tạo thông qua một số nội dung như sau:
Đánh giá kết quả ĐTCC chính là kiểm định lại các nội dung: có đạt được mục tiêu đào tạo đề ra không; nội dung, chương trình đã phù hợp chưa; giảng viên có đáp ứng được yêu cầu của chương trình đào tạo không; lượng kiến thức, kỹ năng học viên tiếp thu, đặc biệt khả năng và mức độ ứng dụng vào công việc thực tiễn hay không …
Tùy theo các cấp độ đánh giá mà có thể sử dụng các phương pháp đánh giá khác nhau: điều tra, phỏng vấn, kiểm tra thực hành, thi viết, quan sát thực
thi công vụ, thảo luận, …
Theo các nhà nghiên cứu, có 4 cấp độ đánh giá chương trình đào tạo như sau:
Đánh giá phản ứng của người học: Ý kiến của học viên về đào tạo
vào các thời điểm trước, trong, cuối khoá đào tạo và thời điểm sau đào tạo.
Đánh giá kết quả học tập: Học viên đã tiếp thu những gì từ khóa
học; có sự kiểm tra về kiến thức, kỹ năng, thái độ và đối chiếu với những mục tiêu đã đề ra.
Đánh giá những thay đổi trong công việc: Học viên áp dụng những
kiến thức đã học vào công việc như thế nào; những thay đổi đối với việc thực hiện công việc.
Đánh giá tác động, hiệu quả của đào tạo đến đơn vị: Việc đào tạo có
tác động, ảnh hưởng tới kết quả của đơn vị ở mức độ nào, hiệu quả của đào tạo như thế nào.
1.2.8. Chính sách đối với ngƣời đƣợc đào tạo
Các tổ chức có trách nhiệm tạo điều kiện về thời gian, kinh phí và bố trí công việc chuyên môn thuận lợi cho việc đi học của người được đào tạo cũng như sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trở về. Cơ quan, đơn vị không ngừng giúp đỡ, giáo dục và tạo điều kiện thuận lợi để CBCC có điều kiện phân đấu trong công việc.
Theo Quyết định số 33/2010/QĐ-UBND ngày 8 tháng 10 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc “ Ban hành Quy định về tổ chức, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng và chế độ trợ cấp đối với CBCC, viên chức công tác tại các cơ quan đơn vị thuộc thành phố Đà Nẵng được cử đi đào tạo, bồi dưỡng” có quy định rõ: CBCC, viên chức cử đào tạo, bồi dưỡng được hưởng các quyền lợi sau:
quy định và tạo điều kiện thuận lợi để đi học;
- Được tính thời gian đào tạo, bồi dưỡng vào thời gian công tác liên tục; - Được hưởng lương, phụ cấp trong thời gian đào tạo, bồi dưỡng;
- CBCC, viên chức đạt kết quả xuất sắc trong khóa đào tạo, bồi dưỡng được biểu dương, khen thưởng. Ngoài ra kết quả học tập hàng năm là tiêu chuẩn để đánh giá, bình xét thi đua, khen thưởng, xét nâng lương; [37]
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO
1.3.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế xã hội
Khi nền kinh tế phát triển nhanh chóng đòi hỏi nguồn nhân lực trí thức phải không ngừng củng cố, bổ sung, hoàn thiện để theo kịp và giúp tổ chức tồn tại và phát triển. Kinh tế phát triển càng cao dẫn đến mức sống của người dân cũng nâng cao hơn, có điều kiện đầu tư nhiều hơn cho việc học tập, bồi dưỡng, trình độ chuyên môn được phát triển hoàn thiện hơn. Mặc khác, toàn cầu hóa cùng với sự tự do hóa thương mại và sự đổi mới công nghệ, phát triển khoa học kỹ thuật diễn ra nhanh chóng, đòi hỏi đội ngũ CBCC phải ứng phó, thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng này. Vì vậy đội ngũ CBCC phải thường xuyên học tập, nâng cao trình độ đã, đang là yêu cầu đặt ra đảm bảo cho sự phát triển bền vững nguồn nhân lực.
Vì vậy điều kiện tự nhiên cũng ảnh hưởng đến công tác ĐTCC, tạo cơ hội để công chức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, góp phần nâng cao chất lượng nguồn lực phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Phát triển KT-XH đặt ra yêu cầu cho công tác đào tạo, phát triển công chức và ngược lại đào tạo, phát triển công chức là điều kiện quyết định để khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên ưu đãi, góp phần phát triển KT-XH của nước nhà.
1.3.2. Tình hình đội ngũ cán bộ công chức cấp phƣờng
phường đến thời điểm 31/12/2013 là 257.675 người. Với số liệu trên thì đội ngũ CBCC cấp xã phường chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn; tuy nhiên đội ngũ CBCC này lại là một bộ phận của nguồn nhân lực tại địa phương. Nếu xét về khía cạnh số lượng và chất lượng thì đội ngũ CBCC phản ánh một phần quy mô dân số, hoạt động kinh tế của địa phương và chất lượng về trình độ thể chất, trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực phẩm chất của nguồn nhân lực. CBCC cũng là nhân tố tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của chương trình đào tạo bởi vì CBCC là đối tượng trực tiếp tiếp nhận những kỹ năng mà chương trình đào tạo cung cấp.
Đến cuối năm 2012, cả nước có khoảng 1,7 triệu viên chức và có hơn 500 nghìn công chức, trong đó có tới 64 nghìn CBCC chưa qua đào tạo chuyên môn. Đó là thực trạng rất đáng lo ngại cho đội ngũ CBCC hiện nay. Ở nhiều địa phương đội ngũ CBCC đông nhưng trình độ chuyên môn chưa phù hợp nên rất khó khăn để lựa chọn và đào tạo cán bộ nguồn. Một số CBCC năng lực còn yếu so với yêu cầu công việc mà họ đảm nhận trong cơ quan hành chính, gây ra những sai phạm trong công tác quản lý làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng và nhà nước.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP PHƢỜNG TẠI QUẬN CẨM LỆ
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÁN BỘ CÔNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP PHƢỜNG CỦA QUẬN CẨM LỆ
2.1.1. Điều kiện tự nhiên của quận Cẩm Lệ
a. Vị trí địa lý
Quận Cẩm Lệ được thành lập theo Nghị định số 102/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ trên cơ sở các xã Hoà Xuân, Hoà Phát, Hoà Thọ của huyện Hoà Vang; phường Khuê Trung của quận Hải Châu và chính thức hoạt động vào ngày 01 tháng 9 năm 2005 gồm có 6 phường: Khuê Trung, Hòa Thọ Tây, Hòa Thọ Đông, Hòa An, Hòa Phát, Hòa Xuân.
Là quận nằm ở trung tâm của thành phố, tiếp giáp với 5/7 quận huyện còn lại của thành phố. Trong đó, phía Bắc giáp quận Hải Châu và quận Thanh Khê, phía Nam giáp huyện Hòa Vang và quận Ngũ Hành Sơn, phía Đông giáp quận Hải Châu và quận Ngũ Hành Sơn, phía Tây giáp huyện Hòa Vang và quận Liên Chiểu. Quận Cẩm Lệ nằm ở vị trí cửa ngỏ Tây Nam của thành phố Đà Nẵng, có nhiều trục lộ giao thông chính đi qua như: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 14B, quận Cẩm Lệ còn là địa bàn trọng tâm trong việc mở rộng không gian đô thị của thành phố Đà Nẵng về phía Tây Nam nên Cẩm Lệ có nhiều thuận lợi trong giao lưu tiếp cận và đầu tư phát triển trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.
Quận Cẩm Lệ là vùng đô thị mới được quy hoạch đầu tư phát triển đồng bộ cả về không gian, giao thông, cơ sở hạ tầng … Ngoài ra, Cẩm Lệ còn
là vùng đất lựa chọn để phát triển các khu biệt thự dọc trục ven sông Tuyên Sơn – Túy Loan, biệt thự nhà vườn Hòa Xuân …
b. Địa hình
Cẩm Lệ là vùng đồng bằng, có địa hình đa dạng và phức tạp. Địa hình bị chia cắt bởi hướng dốc chính từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Vùng đồng bằng tương đối bằng phẳng, chiếm phần lớn diện tích toàn quận, có độ dốc trung bình từ 2 đến 10m, phân bổ đều khắp các phường. Riêng phường Hòa Xuân và phường Khuê Trung có độ dốc trung bình thấp, chỉ từ 0 đến 2 m. Đây là vùng đồng bằng rộng lớn, thuận lợi cho phát triển KT - XH của quân.
Có hai nhánh sông bao bọc phía Đông Nam của quận và chảy giữa 3 phường Hoà Xuân, Hoà Thọ Đông và Hoà Thọ Tây với chiều dài: 16km, có các bãi bồi tự nhiên có thể kết hợp thuỷ thổ trong việc khai thác đầu tư các công trình, dự án dịch vụ, sinh thái, du lịch như: Đồng Nò, Đảo Nổi, bãi La Hường gắn kết với với đường sông Cẩm Lệ - Làng sinh thái Hoà Xuân - Các
dịch vụ dọc tuyến Sông Hàn - Đảo Xanh - Tuyên Sơn - Cẩm Lệ - Túy Loan.
c. Khí hậu
Khí hậu của quận Cẩm Lệ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nền nhiệt độ cao và ít biến động. Chế độ ánh sáng, mưa ẩm phong phú, có lượng mưa hàng năm cao. Cụ thể trong năm 2012, lượng mưa trung bình trong năm là 156mm, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 9 (581,7mm), tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 2 (5,8mm). Nhiệt độ trung bình trong năm khá cao
26,50C, nhiệt độ tháng cao nhất là 30,60C và thấp nhất là 21,40C. Độ ẩm trung
bình trong năm 81%, phù hợp với phát triển sản xuất nông nghiệp.
d. Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất: Theo kết quả thống kê đến ngày 31/12/2012, tổng diện tích đất quận Cẩm Lệ là 3.525,27 ha, chiếm 2.74% tổng diện tích đất của thành phố Đà Nẵng, được bố trí sử dụng phù hợp với tình hình địa phương.
Trong đó, đất đã sử dụng là 3.412,99 ha chiếm 96.8%, đất chưa sử dụng còn lại là 112,28 ha chiếm tỷ lệ 3.18% tổng diện tích đất. Mức độ khai thác tiềm năng đất trong những năm qua của quận là rất cao. Tuy nhiên trong cơ cấu diện tích đất thì tỷ lệ đất nuôi trồng thủy sản là 7.83 ha chiếm tỷ lệ thấp nhất 0,22% và cao nhất đất phi nông nghiệp là 3.007,46ha chiếm tỷ lệ 85,31%. Trong đó đất ở là 870,3 ha chiếm 24.68% .Trong những năm qua do quận đang trong quá trình xây dựng, chỉnh trang đô thị trên diện rộng nên diện tích đất nông nghiệp đã bị thu hẹp chỉ còn 258.91 ha, chiếm tỷ lệ 7.3%, đất lâm nghiệp 131.8 ha chiếm tỷ lệ 3.74%, chiếm tỷ lệ tương đối thấp.
Hình 2.1: Tài nguyên đất
Nguồn: Niên giám thống kê quận Cẩm Lệ năm 2012
- Tài nguyên nước:
+ Nước ngầm: Hiện nay trên địa bàn quận Cẩm Lệ có hơn 85% hộ dân được dùng nước sạch để sinh hoạt, còn lại dùng giếng khơi và giếng khoan. Hầu hết các loại giếng này đều có nguy cơ nhiễm phèn, nhiễm bẩn nặng tập trung chủ yếu ở phường Hòa An, Hòa Phát, Hòa Xuân.
tại Cầu đỏ, đến nay đã nhiều lần được nâng cấp mở rộng, công suất thiết kế
lên đến 120.000m3/ngày đêm.
- Tài nguyên du lịch và văn hóa : Trên địa bàn quận có nhiều công trình văn hóa di tích cấp quốc gia như: khu lăng mộ Ông Ích Khiêm, Nghĩa trang Hòa Vang và 01 di tích cấp thành phố là Đình làng Lỗ Giáng. Đây là những công trình có ý nghĩa về mặt tinh thần, nhân văn và có thể sử dụng làm các điểm tham quan, du lịch. Bên cạnh đó, thành phố đã quy hoạch và đang triển khai dự án khu du lịch sinh thái Hòa Xuân trên địa bàn phường Hòa Xuân. Với dự án này hứa hẹn một bộ mặt mới và điểm du lịch lý tưởng trên địa bàn quận Cẩm Lệ.
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
a. Dân số và lao động
Năm 2008 dân số trung bình của quận là 70.052 người chiếm 8.5% dân số thành phố Đà Nẵng. Đến năm 2012 dân số trung bình của quận tăng lên 101.506 người, chiếm 10.42%; Quy mô dân số toàn quận có xu thế tăng nhanh. Dân số của quận Cẩm Lệ trong thời gian qua tăng bình quân 1.8%/năm. Trong đó tỷ lệ tăng tự nhiên dao động trong khoảng 1,1-1,47%. Bên cạnh đó do tốc độ đô thị hóa nhanh dẫn đến tỷ lệ tăng dân số và mật độ dân số tăng theo. Năm 2006 mật độ dân số trên địa bàn quận là 1.987
người/km2, đến năm 2012 mật độ dân số trên địa bàn quận là
2.879người/km2
Hình 2.2: Dân số quận Cẩm Lệ
Nguồn: Niên giám thống kê quận Cẩm Lệ năm 2012
Bảng 2.1: Dân số, lực lượng lao động quận Cẩm Lệ qua các năm
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 1. Dân số trung bình 68,320 70,052 88,059 92,824 97,914 101,506 2. Lực lượng lao động xã hôi 32,411 33,206 41,318 45,335 48,987 50,586 3. Lao động trong các ngành kinh tế 32,411 33,206 41,318 45,335 48,987 50,586 Trong đó: - Ngành công nghiệp 11,274 13,952 16,314 19,282 21,759 22,216 - Thương mại - dịch vụ 8,956 9,294 10,571 13,802 16,763 17,199 - Nông nghiệp 12,181 9,960 14,433 12,251 10,465 11,171
Nguồn: Niên giám thống kê quận Cẩm Lệ năm 2012
Đối với nguồn lao động của quận theo số liệu thống kê năm 2006 là 45.418người, chiếm 68,74% so với dân số trung bình trên địa bàn, trong đó lực lượng lao động (LLLĐ) là 32.035 người, chiếm 70,53% so với nguồn lao động; Năm 2012, nguồn lao động của quận là 71.054 người, chiếm 70,0% dân số, trong đó LLLĐ là 50.586 người, chiếm 71.19% so với nguồn lao động; LLLĐ đang làm việc trong các ngành công nghiệp chiếm tỷ lệ cao hơn so với
các ngành khác và có xu hướng tăng dần qua các năm cụ thể năm 2007 là 11.274 người, chiếm tỷ lệ 34,78% trong tổng LLLĐ, đến 2012 là 22.216 người chiếm tỷ lệ 43.9% trong tổng LLLĐ. Tuy nhiên lao động trong ngành nông nghiệp có xu hướng giảm qua các năm cụ thể năm 2007 là 12.181 người chiếm chiếm tỷ lệ 37,58% trong tổng LLLĐ, đến 2012 là 11.171 người chiếm tỷ lệ 43 22% trong tổng LLLĐ. Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình đô thị hóa trên địa bàn quận diễn ra. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp dẫn đến người nông dân phải lựa chọn một công việc khác để đảm bảo cuộc sống.
Hình 2.3: Dân số, lực lượng lao động quận Cẩm Lệ qua các năm b. Đặc điểm kinh tế
Qua gần10 năm đi vào hoạt động (2005 – 2013), tình hình kinh tế quận Cẩm Lệ có sự tăng trưởng ổn định: tổng giá trị sản xuất tăng bình quân 19,5%/năm. Giá trị sản xuất các ngành Nông nghiệp – Công nghiệp – Dịch vụ tăng từ 1.657,1 tỷ đồng năm 2007 lên 3.799,5 tỷ đồng vào năm 2012 tức tăng 2,3 lần trong vòng 6 năm. Giá trị ngành công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 18,3% /năm, trong đó công nghiệp dân doanh tăng trưởng bình quân gần 31,8%/năm giá trị ngành thương mại - dịch vụ tăng bình quân 25%/năm giá trị ngành nông nghiệp bình quân giảm 3,2%/năm các lĩnh vực quy hoạch đô
thị, văn hoá xã hội được tập trung giải quyết tốt, mức sống người dân tăng lên đáng kể, thu nhập bình quân đầu người từ 13,2 triệu đồng năm 2006 lên gần 30 triệu đồng năm 2013, quốc phòng - an ninh được giữ vững.
Cùng với tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế quận chuyển dịch theo hướng tích cực đã tạo tiền đề cho kinh tế phát triển. Năm 2013 tỷ trọng các ngành Thủy sản - Nông - Lâm chiếm 0,3%, ngành Thương mại - Dịch vụ chiếm tỷ trọng 25,6%, ngành công nghiệp chiếm 74,1%, đây là lĩnh vực có bước phát triển nhanh và toàn diện.
- Về giáo dục đào tạo: Công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn có