Tình hình phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác đào tạo đội ngũ cán bộ công chức phường trên địa bàn quận cẩm lệ (Trang 44)

6. Tổng quan về tài liệu nguyên cứu

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội

a. Dân số và lao động

Năm 2008 dân số trung bình của quận là 70.052 người chiếm 8.5% dân số thành phố Đà Nẵng. Đến năm 2012 dân số trung bình của quận tăng lên 101.506 người, chiếm 10.42%; Quy mô dân số toàn quận có xu thế tăng nhanh. Dân số của quận Cẩm Lệ trong thời gian qua tăng bình quân 1.8%/năm. Trong đó tỷ lệ tăng tự nhiên dao động trong khoảng 1,1-1,47%. Bên cạnh đó do tốc độ đô thị hóa nhanh dẫn đến tỷ lệ tăng dân số và mật độ dân số tăng theo. Năm 2006 mật độ dân số trên địa bàn quận là 1.987

người/km2, đến năm 2012 mật độ dân số trên địa bàn quận là

2.879người/km2

Hình 2.2: Dân số quận Cẩm Lệ

Nguồn: Niên giám thống kê quận Cẩm Lệ năm 2012

Bảng 2.1: Dân số, lực lượng lao động quận Cẩm Lệ qua các năm

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 1. Dân số trung bình 68,320 70,052 88,059 92,824 97,914 101,506 2. Lực lượng lao động xã hôi 32,411 33,206 41,318 45,335 48,987 50,586 3. Lao động trong các ngành kinh tế 32,411 33,206 41,318 45,335 48,987 50,586 Trong đó: - Ngành công nghiệp 11,274 13,952 16,314 19,282 21,759 22,216 - Thương mại - dịch vụ 8,956 9,294 10,571 13,802 16,763 17,199 - Nông nghiệp 12,181 9,960 14,433 12,251 10,465 11,171

Nguồn: Niên giám thống kê quận Cẩm Lệ năm 2012

Đối với nguồn lao động của quận theo số liệu thống kê năm 2006 là 45.418người, chiếm 68,74% so với dân số trung bình trên địa bàn, trong đó lực lượng lao động (LLLĐ) là 32.035 người, chiếm 70,53% so với nguồn lao động; Năm 2012, nguồn lao động của quận là 71.054 người, chiếm 70,0% dân số, trong đó LLLĐ là 50.586 người, chiếm 71.19% so với nguồn lao động; LLLĐ đang làm việc trong các ngành công nghiệp chiếm tỷ lệ cao hơn so với

các ngành khác và có xu hướng tăng dần qua các năm cụ thể năm 2007 là 11.274 người, chiếm tỷ lệ 34,78% trong tổng LLLĐ, đến 2012 là 22.216 người chiếm tỷ lệ 43.9% trong tổng LLLĐ. Tuy nhiên lao động trong ngành nông nghiệp có xu hướng giảm qua các năm cụ thể năm 2007 là 12.181 người chiếm chiếm tỷ lệ 37,58% trong tổng LLLĐ, đến 2012 là 11.171 người chiếm tỷ lệ 43 22% trong tổng LLLĐ. Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình đô thị hóa trên địa bàn quận diễn ra. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp dẫn đến người nông dân phải lựa chọn một công việc khác để đảm bảo cuộc sống.

Hình 2.3: Dân số, lực lượng lao động quận Cẩm Lệ qua các năm b. Đặc điểm kinh tế

Qua gần10 năm đi vào hoạt động (2005 – 2013), tình hình kinh tế quận Cẩm Lệ có sự tăng trưởng ổn định: tổng giá trị sản xuất tăng bình quân 19,5%/năm. Giá trị sản xuất các ngành Nông nghiệp – Công nghiệp – Dịch vụ tăng từ 1.657,1 tỷ đồng năm 2007 lên 3.799,5 tỷ đồng vào năm 2012 tức tăng 2,3 lần trong vòng 6 năm. Giá trị ngành công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 18,3% /năm, trong đó công nghiệp dân doanh tăng trưởng bình quân gần 31,8%/năm giá trị ngành thương mại - dịch vụ tăng bình quân 25%/năm giá trị ngành nông nghiệp bình quân giảm 3,2%/năm các lĩnh vực quy hoạch đô

thị, văn hoá xã hội được tập trung giải quyết tốt, mức sống người dân tăng lên đáng kể, thu nhập bình quân đầu người từ 13,2 triệu đồng năm 2006 lên gần 30 triệu đồng năm 2013, quốc phòng - an ninh được giữ vững.

Cùng với tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế quận chuyển dịch theo hướng tích cực đã tạo tiền đề cho kinh tế phát triển. Năm 2013 tỷ trọng các ngành Thủy sản - Nông - Lâm chiếm 0,3%, ngành Thương mại - Dịch vụ chiếm tỷ trọng 25,6%, ngành công nghiệp chiếm 74,1%, đây là lĩnh vực có bước phát triển nhanh và toàn diện.

- Về giáo dục đào tạo: Công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn có

những chuyển biến tích cực, mạng lưới trường lớp tiếp tục phát triển theo đúng quy hoạch, cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư xây dựng, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân. Trên địa bàn quận có 32 trường học trong đó có 14 trường mầm non công lập và tư thục, 9 trường tiểu học và 7 trường trung học cơ sở, 02 trường trung học phổ thông. Năm 2012 – 2013 có 18.746 học sinh và 1.213 cán bộ - giáo viên, ngoài ra còn có 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên và 01 trường trung cấp kỹ thuật Đức Minh, 01 trường cao đẳng Nguyễn Văn Trỗi và 01 trường Đại học Ngoại ngữ với số lượng tuyển sinh hàng năm hơn 2.000 sinh viên và hơn 150 giảng từng bước đáp ứng nhu cầu đào tạo cho quận Cẩm Lệ.

- Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân được quan tâm

đúng mức. Trên địa bàn quận có 02 bệnh viện đa khoa, 01 bệnh viện y học dân tộc, 01 trung tâm y tế dự phòng, 06 trạm y tế phường, 01 trung tâm cấp cứu. Bên cạnh việc thực hiện tốt chính sách của Nhà nước về khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo, người cao tuổi …, các chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế trong những năm qua đều được triển khai thực hiện và đạt kết quả tốt, nhiều cơ sở được đầu tư, nâng cấp phục vụ tốt việc khám và điều trị bệnh.

- Công tác thu ngân sách trên địa bàn trong những năm qua đạt được một số kết quả tích cực. Thu ngân sách năm 2013 quận là 252.675 triệu đồng. Tổng chi ngân sách nhà nước năm 2013 là 208.381 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 82,47% tổng thu ngân sách. Các khoản chi chủ yếu là chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển. Nhờ đảm bảo được khoản thu, nên các khoản chi ngân sách đều có cải thiện đáng kể, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo.

Chính sách xã hội đã được tập trung thực hiện và có sự chuyển biến. Đầu năm 2009 toàn quận có 2.313 hộ nghèo, tuy nhiên đến cuối năm 2013 toàn quận không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo của UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt theo QĐ số 09/2009/QĐ - UBND ngày 25/2/2009 về đề án Giảm nghèo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2009 – 2015. Đồng thời quận triển khai tốt chương trình vay vốn quốc gia để giải quyết việc làm, phát triển sản xuất, phong trào đền ơn đáp nghĩa, công tác bảo trợ xã hội được duy trì trợ cấp thường xuyên, góp phần hoàn thành tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận.

2.1.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ công chức cấp phƣờng trên địa bàn quận Cẩm Lệ

Thực trạng số lượng cán bộ công chức cấp phường quận Cẩm Lệ

Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ chính sách đối với CBCC cấp xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách. Ngày 21/8/2010 UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quyết định số 6291/QĐ- UBND về việc thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ. Đồng thời, căn cứ theo Nghị định số 159/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về việc phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn thì cấp xã loại 1: không quá 25 người; cấp xã loại 2: không

quá 23 người; cấp xã loại 3: không quá 21 người. Hiện nay quận Cẩm Lệ có 04 phường loại 1; 02 phường loại 2. Như vậy tổng số cán bộ công chức được phân bổ theo Nghị định số 159/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủlà 146 người. Tuy nhiên, theo số lượng CBCC hành chính cấp phường của quận thực tế đến thời điểm 31/12/2013 là 141 người ít hơn định biên là 5 người. Số liệu biên chế giao, số hiện có và số công chức còn thiếu so

với biên chế giao được thể hiện tại. (bảng 2.2)

Bảng 2.2: Số lượng biên chế giao và số lượng hiện có của đội ngũ cán bộ công chức cấp phường quận Cẩm Lệ năm 2013

ĐVT: Người STT Tên phường Số lượng biên chế giao Số lượng hiện có Số lượng còn thiếu, thừa so với biên chế 1 Phường Hòa An 25 24 1 2 Phường Hòa Phát 23 23 0

3 Phường Hòa Thọ Đông 23 21 2

4 Phường Hòa Thọ Tây 25 24 1

5 Phường Hòa Xuân 25 24 1

6 Phường Hòa Khuê Trung 25 25 0

Tổng số 144 141 5

(Nguồn số liệu: Phòng Nội vụ quận Cẩm Lệ)

Từ năm 2006 đến năm 2013, Số lượng CBCC cấp phường có biến động tăng. Năm 2006 số CBCC tại phường thuộc quận là 132 và đến năm 2013 là 141 người tăng 9 người, nguyên nhân tăng là do yêu cầu nhiệm vụ đòi hỏi

Bảng 2.3: Số lượng công chức cấp phường giai đoạn 2006 - 2013 ĐVT: Người STT Năm Số lượng 1 2006 132 2 2007 132 3 2008 134 4 2009 135 5 2010 135 6 2011 137 7 2012 141 7 2013 141

(Nguồn số liệu: Phòng Nội vụ quận Cẩm Lệ) * Thực trạng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ:

Về cơ cấu trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCC phường có sự thay đổi lớn. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, quản lý Nhà nước, lý luận chính trị của đội ngũ CBCC có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của quá trình thực thi công vụ. Trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCC phường được biểu hiện thông qua nhiều cấp độ đào tạo như : Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học. Ở mỗi cấp độ là sự thể hiện bề dày kiến thức, kỹ năng chuyên môn của mỗi công chức. Vì vậy kiến thức chuyên môn nghiệp vụ là một lĩnh vực

Bảng 2.4: Cơ cấu chuyên môn đội ngũ công chức cấp phường quận Cẩm Lệ giai đoạn từ năm 2008 đến 2013

Trình độ chuyên

môn

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) Trên đại học 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0,71 Đại học 32 23.88 37 27.41 42 31.11 49 35.77 56 39.7 58 41.1 Cao đẳng 35 26.12 29 21.48 27 20.00 29 21.17 31 21.99 31 21.99 Trung cấp 61 45.52 67 49.63 64 47.41 59 43.07 54 38.3 51 36.17 Sơ cấp 6 4.48 2 1.481 2 1.481 0 0 0 0 0 0 Tổng số 134 100 135 100 135 100 137 100 141 100 141 100

(Nguồn số liệu: Phòng Nội vụ quận Cẩm Lệ)

Dựa vào số liệu bảng 2.4 ta thấy sự biến chuyển về chất lượng trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCC cấp phường trên địa bàn quận Cẩm Lệ từ năm 2008 – 2013 có xu hướng chung là hợp lý, tỷ lệ CBCC có trình độ chuyên môn đã được nâng lên rõ rệch. Trong đó trình độ sau đại học đã được chú trọng đến năm 2013 đã có 01 CBCC có trình độ sau đại học chiếm tỷ lệ 0,71%, trình độ đại học đã tăng nhiều từ 23,88% năm 2008 tăng lên 41,1% bên cạnh đó, tỷ lệ công chức có trình độ sơ cấp đã giảm triệt để: cụ thể từ năm 2008 tổng số CBCC 6 phường thuộc quận có trình độ sơ cấp là 6 người, chiểm tỷ lệ 4,48% đến năm 2011 không còn CBCC nào có trình độ sơ cấp.. Điều này cho thấy chất lượng đội ngũ công chức đã ngày càng được cải thiện.

Hình 2.4: Chất lượng đội ngũ cán bộ công chức phường giai đoạn (2008 – 2013)

Ngoài ra, để thấy rõ hơn về trình độ của CBCC trên từng phường, từ đó thấy được rằng số lượng thực tế của từng phường để có hướng đào tạo bồi dưỡng phù hợp với tình hình mới. Qua biểu đồ hình 2.5 ta thấy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của từng phường cũng có sự chênh lệch rõ rệch, tuy khoản cách chênh lệch không quá lớn nhưng ít nhiều cũng thấy rõ được phường nào ở gần trung tâm, có vị trí thuận lợi hơn thì đội ngũ CBCC qua đào tạo cao hơn.

Theo số liệu trên biểu đồ hình 2.5 trong tổng số CBCC cấp phường có trình độ trên đại học chỉ có ở Phường Khuê Trung và CBCC có trình độ đại học cũng tập trung nhiều hơn ở phường Khuê Trung là 13 người chiếm tỷ lệ 22,41%, cao nhất trong tất cả các phường. Và phường có trình độ đại học ít nhất là Phường Hòa An 8 người, chiếm tỷ lệ 13,79%. Qua đây chúng ta thấy sự chênh lệch về trình độ chuyên môn nghiệp vụ giữa các phường, đồng thời

cũng đặt ra vấn đề về yếu tố ảnh hưởng đến thu hút công chức mà đầu tiên không thể bỏ qua đó là vị trí địa lý. Thực trạng này cho thấy trong thời gian tới cần phải có chính sách đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ CBCC cấp phường đáp ứng yêu cầu các chức danh chuyên môn cấp xã, phường theo đúng quy định tại Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường thị trấn. Hệ thống hành chính cấp phương muốn điều hành tốt thì phải có đội ngũ CBCC giỏi chuyên môn nghiệp vụ.

Hình 2.5: Trình độ chuyên môn của từng phường năm 2013 * Thực trạng về trình độ lý luận chính trị - hành chính

Tại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tư tưởng, lý luận. Việc củng cố và xây dựng Đảng ngang tầm với thời đại đòi hỏi phải nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực của CBCC; Cụ thể như sau: “ Mỗi cán bộ đảng viên đều phải học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị. Xây

dựng và thực hiện quy định mọi đảng viên có trách nhiệm trực tiếp làm công tác tư tưởng. Cán bộ chủ chốt cấp ủy phải thường xuyên tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân, chủ động năm bắt, đánh giá, dự báo diễn biến tư tưởng của cán bộ đảng viên và có biện pháp giải quyết kịp thời ...” [20]

Điều đó cũng thấy được rằng ngoài việc học tập nâng cao trình độ hiểu biết về văn hóa, xã hội, tính tự giác sáng tạo, các hành vi ứng xử đối với công việc thì nâng cao nhận thức về ký luận chính trị là nhận thức cơ bản nhất. Hiện nay hầu hết đội CBCC đều nhận thức được việc học tập là quyền lợi và nhiệm vụ chính trị của mình. Kết quả học tập lý luận chính trị - hành chính là một trong những tiêu chuẩn để xem xét đánh giá, sử dụng và thực hiện chính sách đối với CBCC.

Bảng 2.5: Chuyển biến trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ công chức cấp phường quận Cẩm Lệ (2008 -2013) Đơn vị tính: Người Trình độ lý luận chính trị Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) Cao cấp, cử nhân 6 4.48 6 4.44 7 5.2 8 5.8 9 6.383 10 7.09 Trung cấp 40 29.85 42 31.1 44 33 55 40 63 44.68 75 53.2 Chưa qua đào tạo 88 65.67 87 64.4 84 62 74 54 69 48.94 56 39.7 Tổng số 134 100 135 100 135 100 137 100 141 100 141 100

(Nguồn số liệu: Phòng Nội vụ quận Cẩm Lệ)

Dựa vào bảng số liệu bảng 2.5 ta thấy, trình độ trung cấp lý luận chính trị ngày cảng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2008 có 40 người chiếm tỷ lệ lớn

nhất 29,85% trong tổng số CBCC cấp phường trên địa bàn quận và đến năm 2013 CBCC cấp phường có trình độ trung cấp lý luận hành chính là 75 người chiếm tỷ lệ 53.5%; trong khi đó trình độ cao cấp, cử nhân chính trị chiếm tỷ lệ nhỏ nhất 7,09%. Nhìn chung trong giai đoạn từ 2008 - 2013 thì trình độ lý luận chính trị của CBCC cấp phường trên địa bàn tăng đều qua các năm và

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác đào tạo đội ngũ cán bộ công chức phường trên địa bàn quận cẩm lệ (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)