Điều kiện tự nhiên của quận Cẩm Lệ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác đào tạo đội ngũ cán bộ công chức phường trên địa bàn quận cẩm lệ (Trang 41 - 44)

6. Tổng quan về tài liệu nguyên cứu

2.1.1. Điều kiện tự nhiên của quận Cẩm Lệ

a. Vị trí địa lý

Quận Cẩm Lệ được thành lập theo Nghị định số 102/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ trên cơ sở các xã Hoà Xuân, Hoà Phát, Hoà Thọ của huyện Hoà Vang; phường Khuê Trung của quận Hải Châu và chính thức hoạt động vào ngày 01 tháng 9 năm 2005 gồm có 6 phường: Khuê Trung, Hòa Thọ Tây, Hòa Thọ Đông, Hòa An, Hòa Phát, Hòa Xuân.

Là quận nằm ở trung tâm của thành phố, tiếp giáp với 5/7 quận huyện còn lại của thành phố. Trong đó, phía Bắc giáp quận Hải Châu và quận Thanh Khê, phía Nam giáp huyện Hòa Vang và quận Ngũ Hành Sơn, phía Đông giáp quận Hải Châu và quận Ngũ Hành Sơn, phía Tây giáp huyện Hòa Vang và quận Liên Chiểu. Quận Cẩm Lệ nằm ở vị trí cửa ngỏ Tây Nam của thành phố Đà Nẵng, có nhiều trục lộ giao thông chính đi qua như: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 14B, quận Cẩm Lệ còn là địa bàn trọng tâm trong việc mở rộng không gian đô thị của thành phố Đà Nẵng về phía Tây Nam nên Cẩm Lệ có nhiều thuận lợi trong giao lưu tiếp cận và đầu tư phát triển trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.

Quận Cẩm Lệ là vùng đô thị mới được quy hoạch đầu tư phát triển đồng bộ cả về không gian, giao thông, cơ sở hạ tầng … Ngoài ra, Cẩm Lệ còn

là vùng đất lựa chọn để phát triển các khu biệt thự dọc trục ven sông Tuyên Sơn – Túy Loan, biệt thự nhà vườn Hòa Xuân …

b. Địa hình

Cẩm Lệ là vùng đồng bằng, có địa hình đa dạng và phức tạp. Địa hình bị chia cắt bởi hướng dốc chính từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Vùng đồng bằng tương đối bằng phẳng, chiếm phần lớn diện tích toàn quận, có độ dốc trung bình từ 2 đến 10m, phân bổ đều khắp các phường. Riêng phường Hòa Xuân và phường Khuê Trung có độ dốc trung bình thấp, chỉ từ 0 đến 2 m. Đây là vùng đồng bằng rộng lớn, thuận lợi cho phát triển KT - XH của quân.

Có hai nhánh sông bao bọc phía Đông Nam của quận và chảy giữa 3 phường Hoà Xuân, Hoà Thọ Đông và Hoà Thọ Tây với chiều dài: 16km, có các bãi bồi tự nhiên có thể kết hợp thuỷ thổ trong việc khai thác đầu tư các công trình, dự án dịch vụ, sinh thái, du lịch như: Đồng Nò, Đảo Nổi, bãi La Hường gắn kết với với đường sông Cẩm Lệ - Làng sinh thái Hoà Xuân - Các

dịch vụ dọc tuyến Sông Hàn - Đảo Xanh - Tuyên Sơn - Cẩm Lệ - Túy Loan.

c. Khí hậu

Khí hậu của quận Cẩm Lệ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nền nhiệt độ cao và ít biến động. Chế độ ánh sáng, mưa ẩm phong phú, có lượng mưa hàng năm cao. Cụ thể trong năm 2012, lượng mưa trung bình trong năm là 156mm, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 9 (581,7mm), tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 2 (5,8mm). Nhiệt độ trung bình trong năm khá cao

26,50C, nhiệt độ tháng cao nhất là 30,60C và thấp nhất là 21,40C. Độ ẩm trung

bình trong năm 81%, phù hợp với phát triển sản xuất nông nghiệp.

d. Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất: Theo kết quả thống kê đến ngày 31/12/2012, tổng diện tích đất quận Cẩm Lệ là 3.525,27 ha, chiếm 2.74% tổng diện tích đất của thành phố Đà Nẵng, được bố trí sử dụng phù hợp với tình hình địa phương.

Trong đó, đất đã sử dụng là 3.412,99 ha chiếm 96.8%, đất chưa sử dụng còn lại là 112,28 ha chiếm tỷ lệ 3.18% tổng diện tích đất. Mức độ khai thác tiềm năng đất trong những năm qua của quận là rất cao. Tuy nhiên trong cơ cấu diện tích đất thì tỷ lệ đất nuôi trồng thủy sản là 7.83 ha chiếm tỷ lệ thấp nhất 0,22% và cao nhất đất phi nông nghiệp là 3.007,46ha chiếm tỷ lệ 85,31%. Trong đó đất ở là 870,3 ha chiếm 24.68% .Trong những năm qua do quận đang trong quá trình xây dựng, chỉnh trang đô thị trên diện rộng nên diện tích đất nông nghiệp đã bị thu hẹp chỉ còn 258.91 ha, chiếm tỷ lệ 7.3%, đất lâm nghiệp 131.8 ha chiếm tỷ lệ 3.74%, chiếm tỷ lệ tương đối thấp.

Hình 2.1: Tài nguyên đất

Nguồn: Niên giám thống kê quận Cẩm Lệ năm 2012

- Tài nguyên nước:

+ Nước ngầm: Hiện nay trên địa bàn quận Cẩm Lệ có hơn 85% hộ dân được dùng nước sạch để sinh hoạt, còn lại dùng giếng khơi và giếng khoan. Hầu hết các loại giếng này đều có nguy cơ nhiễm phèn, nhiễm bẩn nặng tập trung chủ yếu ở phường Hòa An, Hòa Phát, Hòa Xuân.

tại Cầu đỏ, đến nay đã nhiều lần được nâng cấp mở rộng, công suất thiết kế

lên đến 120.000m3/ngày đêm.

- Tài nguyên du lịch và văn hóa : Trên địa bàn quận có nhiều công trình văn hóa di tích cấp quốc gia như: khu lăng mộ Ông Ích Khiêm, Nghĩa trang Hòa Vang và 01 di tích cấp thành phố là Đình làng Lỗ Giáng. Đây là những công trình có ý nghĩa về mặt tinh thần, nhân văn và có thể sử dụng làm các điểm tham quan, du lịch. Bên cạnh đó, thành phố đã quy hoạch và đang triển khai dự án khu du lịch sinh thái Hòa Xuân trên địa bàn phường Hòa Xuân. Với dự án này hứa hẹn một bộ mặt mới và điểm du lịch lý tưởng trên địa bàn quận Cẩm Lệ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác đào tạo đội ngũ cán bộ công chức phường trên địa bàn quận cẩm lệ (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)