6. Tổng quan về tài liệu nguyên cứu
3.1. CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP
3.1.1. Xuất phát từ quan điểm đào tạo độ ngũ CBCC cấp phƣờng
Đào tạo CBCC cấp phường là yếu tố then chốt, có ý nghĩa quyết định, vừa là yêu cầu vừa là một trong những động lực quan trọng để quận Cẩm Lệ phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh, hài hòa và bền vững. Một nhà nước vững mạnh, có năng lực, hiệu lực và hoạt động có hiệu quả cần có cơ chế tổ chức hợp lý và phương thức điều hành tối ưu. Song, yếu tố có tính quyết định, then chốt vẫn là con người, tức là đội ngũ CBCC. Do vậy, cơ cấu nhân sự của hệ thống chính trị và nhà nước đều phải được đào tạo bài bản, có đủ kiến thức, tùy theo VTVL để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, tránh sai lầm gây hậu quả cho người dân, cho nền kinh tế, cho xã hội do thiếu sự hiểu biết.
CBCC là những người đem đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước giải thích cho người dân hiểu và thi hành. Mọi chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước đều do CBCC tham mưu đề xuất, đồng thời cũng do CBCC tổ chức, hướng dẫn người dân thực hiện. Đường lối của Đảng và Nhà nước đúng hay sai, tổ chức thực hiện có hiệu quả hay không đều phụ thuộc vào đội ngũ này. Do đó, đối với CBCC hành pháp thì càng phải thực sự là những người có đủ năng lực về chuyên môn và phẩm chất đạo đức trong thực thi công vụ.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cũng nhấn
Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đổi mới tư duy, cách làm, khắc phục những yếu kém trong từng khâu của công tác cán bộ"[20]. Lấy yếu tố con người làm trung tâm, đội ngũ CBCC và công tác cán bộ của Đảng, của chính quyền là yếu tố quyết định đến kết quả của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Do đó, trách nhiệm của cấp ủy đảng các cấp phải chăm lo công tác đào tạo đội ngũ CBCC, bố trí, sử dụng sao cho hiệu quả, phát huy hết được năng, đồng thời đổi mới công tác quản lý, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hành chính nói chung và đội ngũ CBCC nói riêng là một trong những nội dung cơ bản của công cuộc cải cách hành chính hiện nay.
Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011 - 2020 được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã khẳng định: “Xây dựng đội ngũ CBCC, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng
lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân”. [20], là một giải
pháp quan trọng nhằm hoàn thiện bộ máy nhà nước, tạo bước chuyển biến mạnh về cải cách hành chính. Do đó, chú trọng đào tạo, cập nhật kiến thức mới cho CBCC là giải pháp quan trọng hàng đầu trong thực hiện chiến lược cán bộ trong giai đoạn mới. Vì vậy, cần có những biện pháp củng cố, nâng cao chất lượng của hệ thống ĐTCC, huy động mọi nguồn lực và tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước cho công tác ĐTCC đáp ứng những yêu cầu, tiêu chuẩn ngày càng cao đối với CBCC.
3.1.2. Xuất phát từ nhiệm vụ chính trị mà cơ quan hành chính cấp phƣờng trên địa bàn quận Cẩm Lệ cần phải giải quyết phƣờng trên địa bàn quận Cẩm Lệ cần phải giải quyết
Chính quyền cơ sở là cấp gần dân nhất, trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của hoạt động quản lý Nhà nước trên tất cả các mặt của địa phương, đảm bảo cho chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước đi vào cuộc sống. Do đó, đội ngũ CBCC cấp phường có vị trí hết sức
quan trọng trọng việc đưa nghị quyết, chủ trương của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đến với người dân, tạo sức mạnh đồng thuận trong toàn xã hội để nhân dân tích cực hưởng ứng và thực hiện các chủ trương chính sách trên địa bàn nhằm thúc đẩy KT-XH phát triển. Chính vì lý do đó mà CBCC hành chính cấp phường ngoài những yếu cầu về nhiệm vụ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ vững vàng thì phải là người thực sự có tâm huyết với công việc, vì dân, là “công bộc” của nhân dân.
3.1.3. Xuất phát từ công tác đánh giá, tuyển dụng, sử dụng, thuyên chuyển, đề bạt bổ nhiệm đối với công chức chuyển, đề bạt bổ nhiệm đối với công chức
Công tác đánh giá CBCC là tiền đề, công tác quy hoạch là nền tảng, luân chuyển công chức là khâu đột phá, ĐTCC vừa là yêu cầu trước mắt, vừa là nhiệm vụ lâu dài. Đây là những khâu không thể thiếu, gắn bó mật thiết với nhau. Để đánh giá CBCC trước hết phải căn cứ vào tiêu chuẩn CBCC, phải căn cứ vào hiệu quả công tác thực tế: Hiệu quả về kinh tế; hiệu quả về xây dựng Đảng, chính quyền và đoàn thể; hiệu quả về đoàn kết nội bộ. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của đồng nghiệp, vào môi trường và điều kiện công tác và trách nhiệm liên đới. Ngoài ra còn phải xem xét tổng thể các mối quan hệ xã hội và gia đình. Chính vì vậy, Văn kiện Đại hội X của Đảng (trang 295) đã
chỉ rõ: “Đánh giá cán bộ phải công khai, minh bạch, khách quan, toàn diện
và công tâm, lấy hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ công tác làm thước đo phẩm chất và năng lực của cán bộ. Đánh giá cán bộ lãnh đạo phải căn cứ vào hiệu quả công tác, khả năng đoàn kết, quy tụ, phát huy sức mạnh của tập thể, tạo ra sự tiến bộ và kết quả cụ thể trong ngành, lĩnh vực, địa phương đơn vị mình phụ trách”.... Việc đánh giá cán bộ phải làm hàng năm, trước khi bổ nhiệm, đề bạt hoặc thuyên chuyển công tác hay hết thời gian tập sự.
ĐTCC vừa là yêu cầu trước mắt, vừa là nhiệm vụ lâu dài. Công tác đào tạo là một khâu quan trọng trong công tác cán bộ. ĐTCC theo quy hoạch là
khâu cơ bản có tính chiến lược trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ cho tương lai. Trên cơ sở lấy chất lượng và hiệu quả làm việc của CBCC làm mục tiêu đào tạo nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về thế giới quan và phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bổ sung và nâng cao kiến thức, kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ, theo tiêu chuẩn chức danh đã được xác định. Công chức được luân chuyển phải trong quy hoạch và được đào tạo, trang bị kiến thức cơ bản trước khi luân chuyển. Chú trọng việc thường xuyên bồi dưỡng cập nhật những kiến thức mới về quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ lãnh đạo, quản lý. Kết hợp chặt chẽ học đi đôi với hành, học tập lý luận với nâng cao phẩm chất, đạo đức và rèn luyện trong thực tiễn công tác.
Bên cạnh đó công tác ĐTCC phải bám sát kế hoạch tuyển dụng và bổ nhiệm cán bộ để xây dựng kế hoạch đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, kiến thức kỹ năng quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học để đảm bảo công chức dự bị mới tuyển dụng thích ứng với môi trường làm việc và công tác đề bạt bổ nhiệm thực hiện kịp thời, đúng quy định.
Như vậy các khâu đánh giá, quy hoạch, luân chuyển và ĐTCC có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và phải được tiến hành đồng bộ. Đây là những nhân tố có ý nghĩa quyết định đến việc thực hiện thành công sự nghiệp CNH- HĐH đất nước.
3.1.4. Xuất phát từ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng
Mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế xã hội quận Cẩm Lệ đến năm 2010-2015 là xây dựng nền kinh tế động lực đi đầu trong sự nghiệp CNH- HĐH; Nâng cao năng lực lãnh đạo, phát huy mọi nguồn lực, đoàn kết, sáng tạo, xây dựng quận Cẩm Lệ phát triển toàn diện và bền vững. [35]
Với một số chỉ tiệu cụ thể nhƣ sau:
2. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng tăng bình quân: 15,8 – 16,5%, trong đó công nghiệp dân doanh tăng bình quân là 20,6% – 21%.
3. Giá trị ngành thương mại - dịch vụ tăng bình quân: 15,2%. 4. Giá trị ngành nông nghiệp - thủy sản tăng bình quân 0,6%/năm. 5. Giá trị xuất khẩu trên địa bàn tăng bình quân 5% năm (khoảng 8,5 triệu USD/năm ).
6. Tăng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn bình quân 13 - 15%/năm. 7. Thu nhập theo giá thực tế (GDP) bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 41 - 42 triệu đồng/người/năm. Giải quyết việc làm từ 1.600 đến 1.800 lao động/năm.
8. Giảm tỷ suất sinh bình quân 0,5 - 0,6%0/năm. 9. Giảm hết hộ nghèo theo tiêu chí mới.
10. Giao quân hàng năm có chất lượng và đạt 100% số lượng.
11. Phấn đấu hàng năm đạt 85% TCCS đảng đạt trong sạch vững mạnh. Phát triển đảng viên hằng năm tăng 5% so với năm trước.
Mục tiêu đặt ra cần đạt đƣợc giai đoạn 2015 - 2020 của quận Cẩm Lệ
Về kinh tế:
Cơ cấu kinh tế quận giai đoạn 2010 – 2015 vẫn là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp với tỷ trọng 59,2% - 39,5% - 1,3%. Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ, ưu tiên đầu tư phát triển các ngành dịch vụ có qui mô lớn để phấn đấu đến đầu nhiệm kỳ 2015 – 2020, kinh tế quận chuyển sang cơ cấu: Dịch vụ - Công nghiệp – Nông nghiệp.
Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án quy hoạch tổng thể phát triển KT- XH đến năm 2020 bằng cụ thể hoá các Đề án đã được phê duyệt; Phát triển thương mại - dịch vụ theo hướng phù hợp với quy hoạch chung của thành phố; Khai thác lợi thế về địa lý, mặt bằng, giao thông, kêu gọi đầu tư và khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ.
Về quản lý quy hoạch đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị và tài nguyên - môi trường:
Tăng cường công tác quản lý và phát triển các dự án quy hoạch; tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị một cách đồng bộ; nâng cấp, mở rộng và sử dụng có hiệu quả hệ thống hạ tầng đô thị hiện có; tích cực tranh thủ sự đầu tư của thành phố triển khai thực hiện các dự án ở các phường trên địa bàn quận để đến năm 2015 diện mạo ở các phường này có sự thay đổi nhanh chóng.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đô thị; phối hợp chặt chẽ với thành phố để đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình; Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, môi trường; tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án Bảo vệ môi trường trên địa bàn quận, phấn đấu đến năm 2015 diện tích cây xanh đô thị đạt 3,5 - 4m2/người, tỷ lệ dân cư sử dụng nước sạch là 90 - 95%, 100% chất thải sinh hoạt được thu gom xử lý.
Về văn hóa xã hội:
Phấn đấu đến năm 2015 hoàn thành phổ cập bậc trung học, xây dựng 7 trường đạt chuẩn quốc gia. Phấn đấu đến năm 2015 có 02 phường đạt chuẩn văn hóa, 85% khu dân cư tiên tiến, 85% tổ dân phố văn hóa, 95% hộ gia đình văn hóa, 90% công sở văn hóa. Thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; phấn đấu đến năm 2015: 100% Trung tâm Y tế phường có Bác sỹ, duy trì 100% phường đạt chuẩn quốc gia về Y tế, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi là 6%, giảm tỷ suất sinh 0,6%/năm, tỷ lệ sinh con thứ 3 là 0,6%/năm; đầu tư, nâng cấp Trung tâm Y tế quận từ hạng III lên hạng II. Tập trung các nguồn lực để thực hiện công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, phấn đấu đến năm 2015 không còn hộ nghèo theo tiêu chí mới hiện nay.
Lãnh đạo tốt công tác diễn tập theo Nghị quyết 28 của Bộ Chính trị ở cấp quận và cấp phường đạt chất lượng. Xây dựng 100% phường vững mạnh về quốc phòng - an ninh, trong đó, trên 80% vững mạnh toàn diện; xây dựng lực lượng dân quân tự vệ hàng năm đạt tỷ lệ 1,5 đến 1,6% so với dân số; phát triển Đảng trong lực lượng dân quân tự vệ đạt 23%, trong dự bị động viên đạt 7- 8%.
Trong thời gian qua, đội ngũ CBCC cấp phường thuộc quận Cẩm Lệ đã có những bước phát triển đáp ứng của việc thực hiện quản lý Nhà nước ở địa phương. Tuy nhiên trước những tình hình mới với những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình CNH-HĐH đất nước và hội nhập quốc tế thì việc đào tạo để nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC đáp ứng yêu cầu tình hình mới là nhiệm vụ cấp thiết nhằm đảm bảo nhiệm vụ phát triển KT-XH của quận nói riêng và thành phố nói chung.
3.1.5. Xuất phát từ mục tiêu đào tạo đội ngũ cán bộ công chức cấp phƣờng phƣờng
a. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu chung là ĐTCC cấp phường đảm bảo về số lượng, có cơ cấu phù hợp, có trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp nhằm tạo bước chuyển biến căn bản trong việc nâng cao năng lực, chất lượng hiệu quả ĐTCC; góp phần quan trọng vào việc xây dựng đội ngũ CBCC chuyên nghiệp, vững vàng về chính trị, tinh thông nghiệp vụ, có đủ năng lực xây dựng và vận hành hệ thống chính trị hiệu quả.
b. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu đào tạo là những kết quả cần đạt được sau khoá đào tạo. Để có thể định hướng cho chương trình đào tạo theo mong muốn của người xây dựng chương trình thì mục tiêu đào tạo, phát triển phải được xác định một cách cụ thể và chi tiết. Hiện tại việc xác định mục tiêu cho các khoá đào tạo,
mới chỉ cụ thể về số lượng và thời gian mà các yêu cầu về kiến thức kỹ năng lại được xác định một cách chung chung khó có thể sử dụng để đánh giá. Điều này, một phần cũng xuất phát từ việc xây dựng chương trình đào tạo của tổ chức chưa xác định mục tiêu đào tạo. Để tăng chất lượng của các khoá đào tạo, mỗi địa phương phải xác định mục tiêu một cách thật chính xác cho các khoá đào tạo. Các mục tiêu đó phải thoả măn các yêu cầu sau:
- Mục tiêu phải rõ ràng và chính xác. - Mục tiêu phải có tính khả thi.
- Mục tiêu đào tạo nên được xây dựng cho tất cả các chương trình đào tạo, ngoài những mục tiêu chung cho toàn bộ công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thì phải có những mục tiêu riêng cho từng chương trình đào tạo, cho từng khoá đào tạo. Những mục tiêu này có thể phải thay đổi trong quá trình thực hiện để phù hợp với hoàn cảnh cụ thể.
Mọi mục tiêu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phải được xác định trên cơ sở phục vụ cho mục tiêu của chung của đơn vị không được mâu thuẫn nhau. Có như vậy hiệu quả của chương trình đào tạo nguồn nhân lực mới được tăng lên.
Xuất phát từ những yêu cầu đó mục tiêu đào tạo đội ngũ CBCC cấp phường quận Cẩm Lệ đến 2015 được xác định như sau:
Tập trung đào tạo trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước và trình độ chuyên môn theo tiêu chuẩn quy định đối với CBCC, kỹ năng quản lý, điều hành cho đội ngũ cán bộ chủ chốt; đào tạo chuyên môn phù hợp với VTVL, hình thành thái độ tận tụy phục vụ nhân dân cho CBCC cấp phường. Phấn đấu đến năm 2015 có: