6. Tổng quan về tài liệu nguyên cứu
2.2.1. Thực trạng xác định mục tiêu đào tạo
Việc xác định mục tiêu đào tạo phải xuất phát từ nhu cầu công việc, nhiệm vụ của từng chức danh công chức và xác định trên cơ sở nguồn lực hiện có. Tạo cơ hội cho CBCC được tham gia học tập để giúp cơ quan, đơn vị đạt được mục tiêu: xây dựng đội ngũ CBCC chuyên nghiệp, có đủ năng lực, thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả công việc, hiệu quả công tác quản lý.
Thực tế cho thấy, thời gian quan Ban thường vụ Quận ủy, UBND quận rất quan tâm đầu tư công tác đào tạo nguồn nhân lực cho bộ máy hành chính cấp. Đào tạo tác động đến CBCC làm cho họ làm việc tốt hơn, sử dụng các khả năng, tiềm năng vốn có, phát huy hết năng lực làm việc của CBCC, từ đó đạt được mục tiêu:
- Phát triển năng lực làm việc của CBCC và nâng cao khả năng thực hiện nhiệm vụ được giao. Xây dựng đội ngũ CBCC có năng lực thực thi công vụ, tận tâm, tận tụy trong công việc, đảm bảo chất lượng, số lượng và cơ cấu phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đáp ứng nhu cầu nhân lực trong tương lai phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển của địa phương.
- Đáp ứng mong muốn, nhu cầu học tập nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng thăng tiến trong nghề nghiệp của CBCC.
- Giảm thời gian học tập, làm quen với công việc mới của CBCC do thuyên chuyển, đề bạt, thay đổi nhiệm vụ và đảm bảo cho CBCC có đầy đủ khả năng làm việc một cách nhanh chóng và tiết kiệm thời gian xử lý công việc.
Kết quả của việc xác định mục tiêu đào tạo được thể hiện ở chỗ số lượt người được đào tạo. (bảng 2.12)
Bảng 2.10: Kết quả công chức được đào tạo đúng với yêu cầu của phường so với tổng số công chức đã được tham gia đào tạo từ năm 2008 đến 2013
Trình độ chuyên môn Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) Tổng số người
được đào tạo
30 100 33 100 33 100 37 100 40 100 42 100 Số người được
đào tạo đúng với yêu cầu của
phường
17 56.7 20 60.6 20 60.6 24 64.9 26 65.0 27 64.3
(Nguồn phòng Nội vụ quận Cẩm Lệ cung cấp)
Từ số liệu bảng 2.12 cho thấy các phường đã chú trọng đến việc xác định mục tiêu đào tạo nên số lượng và tỷ lệ CBCC đã qua đào tạo đúng với yêu cầu so với tổng số CBCC đã tham gia đào tạo có tăng nhưng không nhiều. Theo bảng 2.12 năm 2008 có 17 người đào tạo đúng yêu cầu, chiếm tỷ lệ 56.7% so với tổng số người được đào tạo, đến năm 2013 là 27 người chiếm tỷ lệ 64,%. Do đó, thời gian tới công tác đào tạo cần xác định đúng mục tiêu rõ ràng và cách thức xác định phù hợp với yêu cầu của địa phương.
30 33 33 37 40 42 17 20 60.6 20 24 26 27 64.3 65.0 64.9 60.6 56.7 0 10 20 30 40 50 60 70 SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng số người được đào tạo
Số người được đào tạo đúng với yêu cầu của phường
Hình 2.9: Tỷ lệ ngƣời đƣợc đào tạo đúng yêu cầu 2.2.2.Thực trạng xác định nhu cầu đào tạo
Giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2013 quận đã xác định nhu cầu đào tạo đội ngũ CBCC cấp phường dựa trên những tiêu chuẩn, những quy định về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cụ thể ở những văn bản cấp trên ban hành gồm:
Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày 4 tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chế độ đào tạo, bồi dưỡng CBCC; Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức (có hiêu lực từ 01/5/2010 và bãi bõ chương III Nghị định số 54/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005); Các văn bản của Bộ Nôi vụ: Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011 của Bộ Nội vụ (có hiệu lực từ 10/3/2010) hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/NĐ-CP ngày 05/3/2010; và Quyết định số 33/2010/QĐ-UBND ngày 08 tháng 10 năm 2010 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quy định về tổ chức, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng và chế độ trợ cấp đối với CBCC, viên chức công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Đà Nẵng được cử đi đào tạo, bồi dưỡng; Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2011
của Thủ Tướng Chính Phủ.
Trên cơ sở đó, hàng năm định kỳ vào tháng 10, UBND quận đã chỉ đạo Phòng Nội vụ ban hành văn bản đến các cơ quan, đơn vị, UBND các phường thuộc quận khảo sát thực trạng đội ngũ CBCC cấp phường và lập danh sách đăng ký về nhu cầu đào tạo gửi Phòng Nội vụ quận. Trên cơ sở đó, Phòng Nội vụ tổng hợp, đối chiếu với thực trạng đội ngũ CBCC đang công tác tại các ngành, lĩnh vực có liên quan; cân đối nguồn lực, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện nghiêm túc đảm bảo đúng đối tượng, chuyên ngành, phù hợp với vị trí công tác gửi Quận ủy, UBND quận Cẩm Lệ thống nhất ý kiến, ban hành danh sách đề nghị cử đi đào tạo đối với công chức hành chính cấp quận, phường và gửi về Sở Nội vụ thành phố để tổng hợp, trình UBND thành phố phê duyệt. Trên cơ sở danh sách công chức được cử đi đào tạo sau khi được phê duyệt, Sở Nội vụ phối hợp với các cơ sở đào tạo thông báo chiêu sinh các lớp, UBND quận triển khai theo quy định, lựa chọn đối tượng có chuyên ngành, vị trí công tác phù hợp đối với công chức và thực hiện theo kế hoạch, nội dung chương trình đào tạo.
Tuy nhiên thực tế thời gian qua đội ngũ CBCC ở một số địa phương thuộc quận được cử đi đào tạo còn bất cập và số lượng không nhiều. Không ít trường hợp đi đào tạo vì để được nâng ngạch lên lương, vì công tác cán bộ để được bổ nhiệm sau một thời gian công tác, … đề nghị được đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn lại khác với trình độ chuyên môn trước đây đã được đào tạo. Đây là sự bất hợp lý còn tồn tại trong việc sắp xếp, bố trí cũng như ĐTCC đối với quận Cẩm Lệ.
Việc ĐTCC thực sự chưa chủ động và chỉ căn cứ vào văn bản của Sở Nội vụ thành phố, hoặc khi có thông báo tuyển sinh từ các Trung tâm đào tạo gửi đến. Việc cử CBCC đi học tuy có lựa chọn, nhưng hầu hết là dựa vào thâm niên công tác hoặc công chức trong danh sách được quy hoạch. Về phía
CBCC được cử đi đào tạo chủ yếu vẫn là đối phó, học cho qua để chuẩn hóa bằng cấp chuyên môn theo tiêu chuẩn chức danh công chức hoặc để được đề đạt, bổ nhiệm, được chuyển ngạch cao hơn, chưa thật sự có mục đích học để nâng cao trình độ, năng lực phục vụ cho công việc chuyên môn. Về phía các cơ quan quản lý CBCC chưa làm tốt việc xác định các tiêu chí để đánh giá đúng thực chất trình độ và năng lực chuyên môn của CBCC qua hoạt động thực tiễn, để từ đó có kế hoạch đào tạo chuyên sâu hoặc nâng cao kiến thức cho CBCC. Vì thế, ĐTCC chỉ mới "cung" mà chưa có "cầu", chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế, từ sự cần thiết của việc nâng cao trình độ kỹ năng thực hiện công việc của CBCC.
Số lượng, tỷ lệ và tốc độ tăng số người được đào tạo chuyên môn qua các năm thể hiện tại bảng 2.10 như sau.
Bảng 2.11: Số lượng, tỷ lệ và tốc độ tăng số người được đào tạo chuyên môn từ năm 2008 đến 2013
Đơn vị tính: Người
Trình độ chuyên môn
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) Tổng số người được đào tạo 30 22.4 33 24.4 33 24.4 37 27.0 40 28.4 42 29.8 Tổng số cán bộ công chức 134 135 135 137 141 141
(Nguồn số liệu: Phòng Nội vụ quận Cẩm Lệ)
chiếm tỷ lệ 22,4% so với tổng số, đến năm 2013 tuy số lượng được đào tạo có tăng nhưng cũng chỉ chiếm tỷ lệ 29,8% so với tổng số. Như vậy chứng tỏ rằng tỷ lệ người đào tạo hàng năm là rất thấp, do công tác xác định nhu cầu chưa chính xác và một phần do điệu kiện KT-XH của địa phương.
Dựa vào số liệu trên ta thấy nhu cầu đào tạo của mỗi địa phương là rất lớn, để đáp ứng nhu cầu này, đòi hỏi công tác đào tạo trong thời gian tới cần phải tăng về số lượng gấp 3 đến 5 lần so với hiện tại mới đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ được giao. Thực tế hiện nay, mỗi năm chỉ cử đi đào tạo chuyên môn khoản dưới 10 CBCC trên tổng số CBCC của phường. Vì vậy để tăng cường công tác đào tạo đáp ứng nhu cầu thì phải thực hiện đồng bộ trên cả các mặt sau:
- Phải có đội ngũ cán bộ giảng viên đảm bảo về số lượng, có đủ năng lực, trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, có kinh nghiệp trong việc truyền đạt kiến thức đến người được đào tạo.
- Phải đảm bảo đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật để tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng với số lượng tăng lên so với các năm trước; những khóa học bồi dưỡng chuyên sâu theo yêu cầu học phải đi đôi với thực hành, gắn với vị trí công việc.
Bên cạnh đó, lựa chọn đối tượng đào tạo phải căn cứ vào nhu cầu đào
Bảng 2.12: Kết quả đào tạo đội ngũ cán bộ công chức cấp phường đúng yêu cầu so với tổng số được đào tạo năm 2013
Chức danh
Năm 2013
Kiến thứcđào tạo phù hợp với
yêu cầu công việc
Kiến thức đào tạo không phù hợp với yêu cầu
công việc SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) Trưởng công an 6 14.29 4 66.67 2 33.33 Chỉ huy trưởng quân sự 6 14.29 4 66.67 2 33.33 Văn phòng - thống kê 6 14.29 4 66.67 2 33.33 Địa chính - nông nghiệp- xây
dựng và môi trường
6 14.29 3 50.00 3 50.00 Tài chính - kế toán 6 14.29 5 83.33 1 16.67 Tư pháp - hộ tịch 6 14.29 3 50.00 3 50.00 Văn hóa - xã hội 6 14.29 4 66.67 2 33.33
Tổng số 42 27 15
(Nguồn số liệu: Phòng Nội vụ quận Cẩm Lệ)
Qua số liệu tại phụ lục bảng 2.11 ta thấy số lượng và cơ cấu đối tượng được đào tạo đều nhau qua các năm và theo tỷ lệ tăng dần. Đến năm 2013, mỗi phường đều có các chức danh công chức được đào tạo chuyên môn. Riêng đối với chức danh Tài chính - kế toán ngoài đào tạo chuyên môn, hàng năm được bồi dưỡng, tập huấn các chế độ chính sách về tài chính và phần mềm kế toán.
Việc xác định kiến thức cần bổ sung cho công chức tham gia quá trình đào tạo phải được quyết định bởi mục tiêu đào tạo. Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc xác định kiến thức cần đạo tạo cho đội ngũ CBCC vẫn chưa được đảm bảo. Có thể thấy thực trạng kiến thức đào tạo cho đội ngũ CBCC cấp
phường quận Cẩm Lệ qua bảng 2.11
Qua số liệu cho thấy, kiến thức đào tạo chưa phù hợp với yêu cầu công việc của từng chức danh công chức; phần lớn công chức được đào tạo kiến thức chưa phù hợp với yêu cầu công việc mà tổ chức giao cho họ, có khi chiếm tỷ lệ 50% tổng số công chức được đào tạo cụ thể như chức danh Tư pháp – hộ tịch chiếm tỷ lệ 50%, Địa chính nhà đất 50% trong tổng số CBCC theo chức danh đó được đào tạo.
Chính vì thế, vần đề đặt ra trong thời gian đến, bên cạnh việc cử CBCC đi học tập tập trung tại các trường nhằm nâng cao chất lượng và chuẩn hóa trình độ chuyên môn theo quy định thì cần phải có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ cũng như trang bị kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng hoạt động theo các nội dung quy định tại Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2011 của Thủ Tướng Chính Phủ.
2.2.3. Thực trạng xây dựng chƣơng trình, nội dung đào tạo
Cũng như việc xây dựng kế hoạch đào tạo, đối với cấp phường không tham gia xây dựng nội chương trình đào tạo mà phụ thuộc chủ yếu vào cấp thành phố và cấp quận huyện nên việc xây dựng chương trình đào tạo vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế nhất định.
Trong giai đạo từ năm 2006 đến 2013, bên cạnh việc cử cán bộ, công chức cấp phường theo học các lớp đào tạo tập trung tại các trường nhằm nâng cao nghiệp vụ, chuẩn hóa trình độ chuyên môn theo quy định, UBND quận đã tập trung tổ chức mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo nội dung quy định tại Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg ngày 15/2/2006 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 33/2010/QĐ-UBND ngày 08 tháng 10 năm 2010 của UBND thành phố Đà Nẵng về ban hành Quy định về tổ chức, quản lý công tác đào tạo bồi dưỡng và chế độ trợ cấp đối với CBCC, viên chức công tác tại các cơ
quan đơn vị thuộc thành phố Đà Nẵng được cử đi đào tạo, bồi dưỡng.
- Nội dung các lớp đào tạo
Lý luận chính trị (cao cấp, trung cấp);
Chuyên môn, nghiệp vụ (chuyên ngành);
Kiến thức quản lý nhà nước; tin học; ngoại ngữ;
- Hình thức đào tạo
Đào tạo theo hình thức chính quy, tập trung; vừa học, vừa làm; học
trong và ngoài giờ hành chính và cá nhân tự đi học;
Ðào tạo theo tiêu chuẩn ngạch công chức; theo các chức danh lãnh
đạo, quản lý.
Về nội dung, chương trình, hình thức ĐTCC vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn lãnh đạo, quản lý, nhất là trong lĩnh vực quản lý nhà nước. Một số chương trình đào tạo lý luận chính trị, quản lý nhà nước còn nặng về lý luận, dàn trải, thiếu sự liên thông, kế thừa, còn trùng lặp về nội dung, thiếu tính thiết thực, chưa đi sâu vào việc rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ và xử lý tình huống, kinh nghiệm công tác cho CBCC. Nội dung chương trình đào tạo thì chưa phù hợp với từng loại đối tượng CBCC, cụ thể: CBCC từ quận đến phường thuộc đối tượng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thì đều học chung một chương trình trung cấp lý luận chính trị; tất cả công chức đều học chung chương trình kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chính. Do đó, một số CBCC tuy đã được đào tạo nhưng vẫn còn lúng túng trong việc thực hiện nhiệm vụ, năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành, giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Bên cạnh đó phương pháp giảng dạy ở một số cơ sở đào tạo chậm đổi mới, quá chú trọng về truyền đạt kiến thức mà ít quan tâm đến truyền đạt phương pháp tổ chức, kỹ năng quản lý cho CBCC. Việc áp dụng các phương
pháp giảng dạy tiên tiến, hiện đại đối với đào tạo CBCC chưa phổ biến.
2.2.4. Thực trạng về xây dựng kế hoạch đào tạo
Đối với cấp phường không xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm mà phụ thuộc chủ yếu từ kế hoạch đào tạo của cấp trên. Trên cơ sở nhu cầu cần đào tào tạo, bồi dưỡng CBCC cho năm sau từ các phường gửi lên, Phòng Nội vụ Quận tổng hợp, gửi Sở Nội vụ thành phố trình UBND thành phố phê duyệt. Vào khoản tháng 2 hàng năm, UBND thành phố Đà Nẵng có Quyết