6. Tổng quan về tài liệu nguyên cứu
2.3.1. Những tồn tại
- Việc đào tạo, bồi dưỡng theo VTVL gặp nhiều khó khăn. Các cơ quan, tổ chức hiện nay mới bắt đầu thực hiện xác định VTVL ở giai đoạn tiếp
cận các nội dung mô tả công việc, xây dựng tiêu chuẩn VTVL. Dẫn đến hệ quả là chưa xác định rõ được nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng theo VTVL, gây khó khăn cho công tác xây dựng, lập kế hoạch, quy hoạch tổng thể cho công tác đào tạo, bồi dưỡng; chưa tạo ra được một cuộc cải cách thực sự đối với nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng còn mang nặng tính định hướng, tính tổng quan chung cho tất cả các ngành, các cấp. Việc đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, khả năng thực thi những nhiệm vụ theo vị trí trong hệ thống công vụ chưa thực sự đáp ứng nhu cầu công việc thực tế.
- Số lượng đào tạo, bồi dưỡng nhiều nhưng chưa gắn với quy hoạch sử dụng. Việc tổ chức đào tạo dựa trên năng lực đào tạo sẵn có hơn là căn cứ vào nhu cầu người học. Bên cạnh đó, việc sử dụng kinh phí đào tạo chưa hợp lý, hiệu quả thấp vẫn là hiện tượng phổ biến.
- Hệ thống tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhiều nhưng không đủ mạnh. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng còn nghèo nàn, chưa phù hợp với hoạt động cập nhật, trang bị kiến thức, kỹ năng và phương pháp làm việc cho CBCC. Đội ngũ giảng viên cơ hữu có trình độ chuyên sâu, có kinh nghiệm thực tiễn và phương pháp giảng dạy phù hợp còn thiếu. Mức chi thù lao cho giảng viên có học hàm, học vị cao, có uy tín và kinh nghiệm theo quy định của Thông tư 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính không còn phù hợp với thực tế xã hội hiện nay.
Bên cạnh đó, do nguồn ngân sách của quận thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn chưa thể phân bổ toàn bộ kinh phí chi đào tạo từ nguồn ngân sách quận mà phần lớn phần lớn nguồn kinh phí đào tạo được phân bổ từ nguồn ngân sách thành phố. Điều đó việc bố trí CBCC tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng vẫn còn bị động, chưa tương xứng so với nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ CBCC ở cấp phường.