CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN SINH XÃ HỘI
1.2. NỘI DUNG HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI
An sinh xã hội là tổng hợp những sự bảo vệ đa dạng vốn đã đƣợc thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới từ lâu trong suốt quá trình phát triển của xã hội loài ngƣời. Hiện nay, hệ thống an sinh thông dụng tại các quốc gia trên thế giới bao gồm các bộ phận cấu thành cơ bản sau đây:
1.2.1. Công tác Bảo hiểm xã hội
Đây là bộ phận chủ yếu, trụ cột, đóng vai trò quyết định của hệ thống An sinh xã hội. Bảo hiểm xã hội là sự bảo vệ mang tính chất xã hội đối với ngƣời lao động và gia đình họ thông qua việc đóng góp vào Quỹ bảo hiểm xã hội để trợ cấp cho ngƣời lao động trong các trƣờng hợp bị giảm hoặc mất thu nhập gây ra bởi các biến cố nhƣ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, tuổi già, thất nghiệp…
BHXH có những điểm cơ bản là: BHXH dựa trên nguyên tắc cùng chia sẻ rủi ro giữa những ngƣời tham gia; đòi hỏi tất cả mọi ngƣời tham gia phải đóng góp tạo nên một quỹ chung; các thành viên đƣợc hƣởng chế độ khi họ gặp các “sự cố” và đủ điều kiện để hƣởng; chi phí cho các chế độ đƣợc chi trả bởi quỹ BHXH; nguồn quỹ đƣợc hình thành từ sự đóng góp của những ngƣời tham gia, thƣờng là sự chia sẻ giữa chủ sử dụng lao động và ngƣời lao động, với một phần tham gia của Nhà nƣớc; đòi hỏi tham gia bắt buộc, trừ những trƣờng hợp ngoại lệ; phần tạm thời chƣa sử dụng của Quỹ đƣợc đầu tƣ tăng trƣởng, nâng cao mức hƣởng cho ngƣời thụ hƣởng chế độ BHXH; các chế độ đƣợc bảo đảm trên cơ sở các đóng góp BHXH, không liên quan đến tài sản của ngƣời hƣởng BHXH; các mức đóng góp và mức hƣởng tỷ lệ với thu nhập trƣớc khi hƣởng BHXH…
1.2.2. Công tác Cứu trợ xã hội
Đây là sự giúp đỡ của Nhà nƣớc và xã hội về thu nhập và các điều kiện sinh sống thiết yếu khác đối với mọi thành viên của xã hội trong những trƣờng hợp bất hạnh rủi ro, nghèo đói không đủ khả năng để tự lo cho cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình. Nguồn tài chính đảm bảo việc cứu trợ xã hội đƣợc hình thành chủ yếu từ Nhà nƣớc, sự hảo tâm, từ thiện của các tổ chức, cộng đồng dân cƣ mà đối tƣợng hƣởng không phải đóng trực tiếp.
Cứu trợ xã hội ở Việt Nam đƣợc thực hiện chủ yếu theo hai chế độ: cứu trợ thƣờng xuyên và cứu trợ đột xuất. Cứu trợ thƣờng xuyên áp dụng cho các đối tƣợng ngƣời già cô đơn, trẻ em mồ côi, ngƣời tàn tật nặng… với các hình thức bằng tiền, hiện vật để giúp đỡ cho các đối tƣợng này ổn định cuộc sống. Cứu trợ xã hội đột xuất áp dụng với các đối tƣợng gặp rủi ro, hoạn nạn, thiên tai, hạn hán, hỏa hoạn…
1.2.3. Công tác Ƣu đãi xã hội
Là một bộ phận đặc thù trong hệ thống An sinh xã hội Việt Nam. Cơ chế này nhằm đảm bảo cho 2 nhóm ngƣời chủ yếu nhƣ sau:
Nhóm những ngƣời đã có công sức đóng góp cho vận mệnh của đất nƣớc, công cuộc cách mạng của dân tộc bao gồm: những ngƣời đã gắn bó cả cuộc đời của mình với sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp của cộng đồng; những ngƣời gặp rủi ro trong quá trình hoạt động cho sự nghiệp chung của cộng đồng. Việc ƣu đãi đặc biệt những ngƣời này so với những ngƣời lao động bình thƣờng kể cả những ngƣời lao động bất hạnh khác là phù hợp với truyền thống lâu đời của dân tộc: uống nƣớc nhớ nguồn. Các chính sách đãi ngộ nhóm ngƣời này gồm có:
• Chính sách ƣu đãi đối với thƣơng binh, bệnh binh, những ngƣời tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc da cam;
• Chính sách ƣu đãi đối với gia đình liệt sỹ, gia đình có công giúp đỡ Cách mạng.