CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN SINH XÃ HỘI
3.1. CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.1.1. Dự báo một số xu hƣớng biến động liên quan đến An sinh xã hộ
hội trong tƣơng lai
a. Phát triển số lượng và chất lượng dân số, xu hướng già hóa dân số
Xu hƣớng gia tăng dân số trên địa bàn quận ngày càng lớn, cả về gia
tăng dân số tự nhiên và dịch chuyển từ các địa phƣơng khác đến làm việc và sinh sống, sự chuyển dịch cơ cấu dân số theo hƣớng tiến bộ. Đà Nẵng với tƣ cách là thành phố trung tâm của miền Trung, Tây Nguyên, điều kiện sống hấp dẫn, an toàn nên sẽ là địa điểm lý tƣởng để thu hút nhiều ngƣời dân từ các nơi khác đến sinh sống. Mặt khác, việc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH của Thành phố sẽ kích thích dòng ngƣời di cƣ đến tìm việc làm từ các địa phƣơng khác, làm tăng áp lực về dân số trong tƣơng lai. Bên cạnh đó, số lƣợng học sinh, sinh viên đến học tập, nghiên cứu, bệnh nhân đến khám chữa bệnh và an dƣỡng... cũng sẽ tăng nhanh cùng với quá trình xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm khoa học kỹ thuật, trung tâm chăm sóc sức khỏe chất lƣợng cao theo định hƣớng phát triển của Thành phố đã đề ra. Quá trình bùng nổ dân số sẽ tạo ra áp lực lớn cho Thành phố trong việc giải quyết vấn đề giao thông, vấn đề vệ sinh môi trƣờng, dịch vụ y tế, và đặc biệt là vấn đề nhà ở cho ngƣời dân trong điều kiện quỹ đất ngày càng giảm, nhƣng ngƣời dân lại muốn đƣợc sở hữu nhà riêng, nhất là ở khu vực quận trung tâm nhƣ quận Hải Châu.
Dân số có xu hƣớng già hóa, áp lực gia tăng nhanh chóng số lƣợng ngƣời cao tuổi sẽ làm cho hệ thống An sinh xã hội, đặc biệt là hệ thống khám
chữa bệnh, chăm sóc ngƣời già tăng lên. Vì vậy, Thành phố cần có sự chuẩn bị kế hoạch để đối phó với tình trạng này thông qua việc nghiên cứu, xây dựng chế độ An sinh xã hội phù hợp để có thể bớt đi gánh nặng mƣu sinh cho những ngƣời cao tuổi sẽ tăng nhanh trong tƣơng lai.
b. Tăng trưởng kinh tế
Kinh tế quận Hải Châu nói riêng và thành phố Đà Nẵng nói chung ngày càng phát triển theo hƣớng mở rộng các ngành công nghiệp có hàm lƣợng khoa học cao, các ngành thƣơng mại, du lịch, dịch vụ, ngày càng đƣợc đầu tƣ theo chiều sâu, cơ sở hạ tầng phát triển theo hƣớng dần đƣợc nâng lên giúp kết nối với các vùng lân cận.
Ngay trong địa bàn quận Hải Châu thì hình thành các tuyến phố chuyên doanh về mặc hàng thời trang may mặc, hàng điện tử, tuyến phố ẩm thực, các liên khu vực về các loại mặt hàng, quy hoạch các bãi đậu xe ngầm, xây dựng các khu thƣơng mại phục vụ cho khách du lịch và khách địa phƣơng.
c. Biến đổi khí hậu
Thời tiết ngày càng khắc nghiệt, nắng nóng, hạn hán và áp lực về thiên tai tăng lên, vào mùa mƣa thì rét đậm rét hại, bão lũ xuất hiện nhiều, gây ảnh hƣởng rất lớn đến đời sống nhân dân nhất là các hộ nghèo, kinh tế bấp bênh, nhà cửa thiếu chắc chắn; những ngƣời làm các nghề liên quan nhiều đến tự nhiên nhƣ nông, lâm, ngƣ nghiệp; cùng với các ngành nghề chế biến liên quan đến các lĩnh vực trên sẽ là đối tƣợng trực tiếp bị tác động. Điều này đặt ra yêu cầu cho hệ thống An sinh xã hội của thành phố Đà Nẵng phải nhanh chóng hình thành một cơ chế hỗ trợ hữu hiệu nhằm giúp giảm nhẹ tác động của thiên tai đến các đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng này.
d. Thay đổi của mức sống, chuẩn nghèo, áp lực do các đối tượng cần cứu trợ xã hội tăng lên
Mức sống của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao, nhƣng sự chênh lệch giàu nghèo cũng ngày càng kéo giãn. Mức sống và mức giá tăng cao gây khó khăn cho ngƣời nghèo trong việc sử dụng các dịch vụ cơ bản của đời sống.
Trƣớc tình hình đó, chuẩn nghèo của Thành phố Đà Nẵng có sự thay đổi điều chỉnh phù hợp với mức sống và mức giá cả trên thị trƣờng. Trong năm 2015, chuẩn nghèo tăng lên mức 1.300.000 đồng/ngƣời/tháng.