Thực trạng công tác bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo trên địa bàn quận hải châu, thành phố đà nẵng (Trang 51 - 54)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN SINH XÃ HỘI

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI CHO

2.2.1. Thực trạng công tác bảo hiểm xã hội

Quận Hải Châu có đầy đủ các đối tƣợng tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật, cơ cấu tham gia bảo hiểm xã hội hiện nay chủ yếu tập trung ở khối hành chính sự nghiệp, đảng, đoàn thể và doanh nghiệp nhà nƣớc. Sự tham gia của khối ngoài quốc doanh có xu hƣớng tăng song lại không ổn định. Nguyên nhân của sự không ổn định là do một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không ổn định bị giải thể hoặc ngừng hoạt động đã làm giảm số lƣợng doanh nghiệp cũng nhƣ số lao động tham gia trong loại hình này.

Trong những năm qua, số ngƣời tham gia bảo hiểm xã hội liên tục tăng qua các năm, năm 2011, toàn quận có khoảng 28.116 ngƣời tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì đến năm 2014 con số tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là 35.067 ngƣời tham gia bảo hiểm xã hội, cho thấy sự tăng lên về số lƣợng ngƣời và đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội trên địa bàn trong 4 năm trở lại đây.

Thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 21/11/2012 của Bộ Chính trị về “Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020”, quận Hải Châu đã triển khai thực hiện, công tác BHXH, BHYT trên địa bàn quận đạt đƣợc nhiều kết quả khả quan, cụ thể: tính đến nay (đầu năm 2014), toàn quận có 2.142 đơn vị tham gia BHYT, BHXH; tổng số ngƣời tham gia BHXH, BHYT đạt 98,05% kế hoạch đƣợc giao, tăng 4,7% so với cùng kỳ 2013; độ bao phủ BHYT toàn dân đạt 93,71%,

Bảng 2.7: Số người đóng bảo hiểm trên địa bàn quận Hải Châu

ĐVT: Người

Năm

2011 2012 2013 2014

Đóng Bảo hiểm xã hội 28.116 30.970 32.098 35.014 Đóng Bảo hiểm y tế 122.475 128.937 134.663 139.251 Đóng Bảo hiểm thất nghiệp 24.124 26.043 27.683 30.115

(Theo Niên giám thống kê quận Hải Châu năm 2013 và Báo cáo tổng kết năm 2014 của UBND quận Hải Châu)

Từ số liệu ở bảng trên cho thấy, số lƣợng ngƣời tham gia bảo hiểm y tế tăng nhanh đi đôi với việc tăng nhanh số lƣợt khám chữa bệnh, chi trả của Bảo hiểm xã hội quận Hải Châu cho đối tƣợng có thẻ BHYT cũng tăng cho thấy mức độ tác động của BHYT đƣợc tăng lên. Tuy nhiên, chất lƣợng khám chữa bệnh có sử dụng thẻ BHYT vẫn chƣa đáp ứng yêu cầu và sự mong đợi của đối tƣợng tham gia. Một số ngƣời có thẻ bảo hiểm không muốn sử dụng thẻ vì cho rằng dịch vụ khám chữa bệnh theo thẻ bảo hiểm y tế chất lƣợng quá thấp. Ngay cả cán bộ, công chức khu vực hành chính sự nghiệp cũng cho rằng muốn có chất lƣợng tốt thì phải khám chữa bệnh theo hình thức dịch vụ chất lƣợng cao.

Để tăng tỉ lệ bao phủ BHYT, ngoài nỗ lực của ngành y tế, ngành BHXH và các cơ quan liên quan thì vai trò của chính quyền địa phƣơng là vô cùng quan trọng. Với đối tƣợng hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo trong vòng hai năm, ngƣời cao tuổi, hƣu trí, quận Hải Châu thực hiện việc hỗ trợ BHYT, đảm bảo việc khám chữa bệnh cho các đối tƣợng này.

Bảng 2.8: Số người nghèo được cấp thẻ BHYT trên địa bàn quận Hải Châu từ năm 2011 đến năm 2015 STT Năm Tổng số hộ Tổng số thẻ 1 2011 4.679 18.490 2 2012 3.826 14.170 3 2013 3.961 13.699 4 2014 3.285 11.098 5 2015 3.200 11.000 Tổng số 18.951 68.457 (Số liệu tổng hợp)

Điều tra y tế quốc gia về tình hình sức khỏe cho ngƣời nghèo cho thấy, mỗi ngƣời nghèo đi khám bệnh khoảng 3 lƣợt/năm, ít hơn nhiều so với ngƣời có điều kiện kinh tế khá là 5 lƣợt/năm. Phần lớn ngƣời nghèo chỉ sử dụng dịch vụ ngoại trú, mặc dù chỉ tiếp cận dịch vụ y tế ở mức thấp nhƣng gánh nặng về chi phí y tế của ngƣời nghèo lại nặng nề nhất, ngay cả khi có BHYT hoặc đƣợc miễn giảm viện phí.

Trong nỗ lực hƣớng tới BHYT toàn dân, Bảo hiểm xã hội quận Hải Châu đã triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm tăng diện bao phủ đối với các nhóm tham gia và đạt đƣợc kết quả bƣớc đầu. Đó là do sự nỗ lực thực thi của các cấp các ngành, mặc khác do quy định của chính phủ về việc cấp thẻ miễn phí cho các đối tƣợng nghèo, đối tƣợng chính sách, ngƣời cao tuổi… Đây cũng là tín hiệu đáng mừng cho thấy chính quyền các cấp ngày càng quan tâm chăm lo đến đời sống, sức khỏe của ngƣời dân và ngƣợc lại, ngƣời dân cũng đã ý thức đƣợc rằng sức khỏe là vốn quý mà bảo hiểm y tế là hoạt động trực tiếp ảnh hƣởng tích cực đến ngƣời dân. Đầu năm 2015, chính phủ đã ban hành luật bảo hiểm y tế mới, mua theo hộ gia đình, nhằm khuyến khích toàn dân tham gia bảo hiểm y tế đảm bảo An sinh xã hội . Tuy nhiên, do luật mới thay đổi, việc áp dụng còn lúng túng dẫn đến nhiều vƣớng mắc về

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo trên địa bàn quận hải châu, thành phố đà nẵng (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)