CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG AN SINH XÃ HỘI

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo trên địa bàn quận hải châu, thành phố đà nẵng (Trang 28 - 31)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN SINH XÃ HỘI

1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG AN SINH XÃ HỘI

và sẽ cung cấp sức lao động quý báu cho nền kinh tế - xã hội bao gồm những ngƣời già đã có quá trình làm việc, lao động lâu năm, cống hiến sức lao động cho xã hội, những bà mẹ có công sinh nở, nuôi nấng con trẻ và trẻ em – nguồn sức lao động cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong tƣơng lai lâu dài. Các chính sách đãi ngộ nhóm ngƣời này ở Việt Nam gồm có:

Chính sách đối với ngƣời cao tuổi (Pháp lệnh ngƣời cao tuổi);

Chính sách đối với bà mẹ và trẻ em.

1.2.4. Dịch vụ xã hội

Dịch vụ xã hội và trợ cấp An sinh xã hội là hai mặt của cùng một hành động bảo vệ an toàn cho xã hội nói chung và cho ngƣời lao động nói riêng. Trợ cấp sẽ mang lại hiệu quả tích cực nếu dịch vụ đáp ứng nhu cầu của ngƣời lao động. Dịch vụ xã hội có thể bao gồm những dịch vụ y tế, phòng ngừa y tế, phòng ngừa tai nạn, dịch vụ đối với ngƣời tàn tật, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, thực hiện tái thích ứng nghề, … Tùy thuộc vào sự phát triển của kinh tế cũng nhƣ nhu cầu của xã hội trong từng thời kỳ mà dịch vụ xã hội phát triển ở những loại nào nhƣng hầu nhƣ quốc gia nào cũng quan tâm đến việc cung cấp dịch vụ y tế để đảm bảo cho rủi ro ốm đau lên hàng đầu.

1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG AN SINH XÃ HỘI HỘI

1.3.1. Các chính sách và thể chế về An sinh xã hội

Thứ nhất, về thể chế chính sách. Thể chế chính sách đóng vai trò quan

trọng trong hệ thống An sinh xã hội. Nội dung cơ bản của thể chế này là xác định khuôn khổ pháp lý (luật, các văn bản dƣới luật), phạm vi các chính sách, chế độ, đối tƣợng tham gia, tiêu chí, điều kiện tham gia, cơ chế đóng góp tuỳ

từng hình thức, chế độ, quyền lợi hƣởng thụ và những điều kiện ràng buộc. Thể chế chính sách còn xác định trách nhiệm của bộ, ngành địa phƣơng trong việc thực hiện chính sách, chế độ đề ra. Việc này rất quan trọng vì khi xác định đúng hƣớng, chủ trƣơng, chính sách sẽ đến với đối tƣợng thực sự cần nhằm giúp họ ổn định cuộc sống, tạo công bằng xã hội, thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Thứ hai, về thể chế tài chính. Thể chế tài chính đóng vai trò rất quan

trọng trong việc bảo đảm nguồn lực thực hiện các chính sách An sinh xã hội . Thể chế tài chính xác định cơ chế đối với từng loại chính sách, từng nhóm đối tƣợng (tỷ lệ đóng góp của ngƣời dân, ngƣời sử dụng lao động, của Nhà nƣớc); cơ chế cân đối thu - chi, đầu tƣ phát triển quỹ; giá cả, cơ chế và chất lƣợng cung cấp dịch vụ An sinh xã hội .

Cơ chế tài chính của các hợp phần của An sinh xã hội không hoàn toàn giống nhau. Cơ chế quản lý và sử dụng nguồn tài chínhphải đảm bảo hiệu quả, đảm bảo an toàn cho nguồn quỹ.

1.3.2. Thực trạng của nền kinh tế

Nền tảng của An sinh xã hội chính là cơ sở kinh tế xã hội của địa phƣơng. Nền kinh tế phát triển, các yếu tố về cơ sở hạ tầng, hàng hóa, thƣơng mại - dịch vụ, mối quan hệ giữa các khu vực kinh tế có ảnh hƣởng quan trọng đến mức sống, điều kiện tiếp cận và mức độ sử dụng các dịch vụ, đảm bảo cho việc thực hiện tốt các chính sách An sinh xã hội.

Tăng trƣởng kinh tế tạo điều kiện cho ngƣời dân có cuộc sống tốt hơn, tạo ra nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động tham gia vào các hoạt động kinh tế. Ngƣời lao động có thu nhập cao và ổn định vừa đảm bảo đƣợc những chi tiêu thƣờng xuyên, có điều kiện tốt hơn để tham gia các loại hình bảo hiểm và thực hiện nghĩa vụ của mình đối với Nhà nƣớc, Nhà nƣớc sẽ có nguồn thu nhiều hơn, có điều kiện tài chính tốt hơn để đóng góp cho các quỹ xã hội.

Việc xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật có vai trò rất lớn và có ý nghĩa quyết định thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, tuy nhiên, Nhà nƣớc không nhất thiết phải đầu tƣ toàn bộ mà cần xây dựng có chính sách khuyến khích sự tham gia của mọi thành viên nhằm phát huy đƣợc nguồn vốn tổng lực.

1.3.3. Các đối tác tham gia

Các đối tác tham gia có vai trò quan trọng trong việc tổ chức thực hiện các chính sách An sinh xã hội, bao gồm: các đối tác khu vực nhà nƣớc, khu vực tƣ nhân, các tổ chức chính trị xã hội. Mỗi nhân tố đều có vai trò quan trọng và có mối quan hệ biện chứng với nhau, phụ thuộc và chi phối lẫn nhau, góp phần phát triển hệ thống An sinh xã hội ổn định và bền vững.

Các đối tác khu vực nhà nƣớc gồm: các cơ quan lập pháp - Quốc hội thông qua các luật về An sinh xã hội hoặc các luật riêng (luật bảo hiểm y tế, luật bảo hiểm xã hội…) và giám sát việc thực hiện; các cơ quan hành pháp bao gồm các Bộ, ngành của Chính phủ quản lý hoạt động của từng chính sách theo các cấp (trung ƣơng, tỉnh, huyện, xã); các cơ quan tƣ pháp nhƣ tòa xã hội.

Các đối tác tƣ nhân gồm: các công ty cung cấp dịch vụ An sinh xã hội (công ty bảo hiểm, bệnh viện, trƣờng học…); các nhóm tƣơng trợ; gia đình, họ hàng, bạn bè, cá nhân.

Các hiệp hội, tổ chức từ thiện gồm: công đoàn; các nghiệp đoàn, các tổ chức khác của ngƣời lao động; các tổ chức phi chính phủ; hội chức thập đỏ, nhà thờ...

1.3.4. Trình độ nhận thức của ngƣời dân

Đối với các chính sách an sinh xây dựng dựa trên sự đóng góp của ngƣời tham gia, hoạt động theo nguyên tắc đóng - hƣởng, nhƣ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, các chế độ mà ngƣời tham gia đƣợc hƣởng thƣờng mang tính chất phòng ngừa rủi ro, tuy nhiên mức độ bao phủ

của các chính sách này còn hạn chế, cần nâng cao nhận thức của ngƣời dân nghèo đối với vấn đề này.

Đối với các chính sách chƣơng trình không hoạt động theo nguyên tắc đóng - hƣởng, mà dựa vào ngân sách nhà nƣớc hay sự đóng góp tự nguyện của cộng đồng, mang tính chất giảm thiểu, khắc phục rủi ro, có tính ngắn hạn và còn nhiều bất cập. Nhận thức của ngƣời dân trong việc tự nguyện đóng góp, chia sẻ khó khăn và cả nhận thức của ngƣời thụ hƣởng trong việc khắc phục hậu quả của rủi ro, tự lực cánh sinh cải thiện điều kiện sống của mình có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an sinh xã hội.

1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN AN SINH XÃ HỘI Ở CÁC NƢỚC VÀ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo trên địa bàn quận hải châu, thành phố đà nẵng (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)