CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN SINH XÃ HỘI
3.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI CHO NGƢỜI DÂN
3.2.2. Nhóm các giải pháp công tác cứu trợ xã hội
a. Khẳng định vai trò của đảng và nhà nước trong việc xây dựng hệ thống chính sách An sinh xã hội, tổ chức thực hiện, điều chỉnh chuẩn và nâng mức hưởng, mở rộng đối tượng được hưởng.
Đảng và Nhà nƣớc cần xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách An sinh xã hội, xây dựng các cơ chế nhằm khuyến khích vận động tạo nguồn cho công tác cứu trợ xã hội. Đồng thời điều chỉnh chuẩn và nâng mức hƣởng cho các đối tƣợng thụ hƣởng phù hợp với điều kiện đặc thù và tình hình kinh tế cũng nhƣ các điều kiện khác của quận.
Phát triển kết cấu hạ tầng, tăng cƣờng các biện pháp quản lý kinh tế - xã hội, công bố các quy hoạch: Sử dụng đất, phát triển đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng, khu dân cƣ, ...và các chế độ chính sách ƣu đãi của Nhà nƣớc trên phạm vi rộng để các doanh nghiệp, hộ gia đình lựa chọn đầu tƣ và phát triển sản xuất; thƣờng xuyên tổ chức tốt việc cung cấp thông tin dự báo, tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, giá cả thị trƣờng để định hƣớng tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, phát triển nền kinh tế, xây dựng hệ thống An sinh xã hội .
Tăng cƣờng khả năng quản lý rủi ro, chủ động phòng tránh, ứng phó khi có thiên tai xảy ra cho ngƣời dân chịu nhiều ảnh hƣởng của thiên tai. Tăng cƣờng các biện pháp bảo vệ sản xuất và đời sống, hạn chế các thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
Điều chỉnh mức chuẩn thu nhập xác định nghèo phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phƣơng và nâng mức hƣởng để đảm bảo đối tƣợng thụ hƣởng có đƣợc mức sống trung bình khá so với mặt bằng chung của dân cƣ.
b. Tuyên truyền vận động, tạo điều kiện cho các cơ quan doanh nghiệp, cộng đồng dân cư tham gia công tác cứu trợ xã hội.
Cần đẩy mạnh huy động đa nguồn, nguồn ngân sách ƣu tiên cho thực hiện chính sách, các nguồn huy động khác cho thực hiện các chƣơng trình và dự án. Bên cạnh đó cũng cần lồng ghép với các chƣơng trình kinh tế xã hội nhƣ giảm nghèo, dạy nghề và cung cấp việc làm, chƣơng trình phát triển kinh tế xã hội ... để có thêm nguồn lực cho thực hiện các hoạt động cứu trợ xã hội.
Tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội về việc phát triển hệ thống chính sách cứu trợ xã hội, thay đổi cách nhìn từ khía cạnh hoạt động nhân đạo từ thiện sang chia sẻ trách nhiệm và dựa vào nhu cầu, quyền con ngƣời, thể hiện tinh thần tƣơng thân tƣơng ái của cộng đồng nhân dân trên địa bàn, từ đó đề cao trách nhiệm xã hội của từng cá nhân, gia đình, xã hội, Nhà nƣớc đối với các đối tƣợng xã hội.
c. Kiểm tra giám sát việc tổ chức thực hiện, hỗ trợ đúng đối tượng, kịp thời, sử dụng nguồn hỗ trợ hiệu quả bằng nhiều hình thức đa dạng, tạo nguồn thu hợp pháp, thoát nghèo bền vững.
- Quản lý đối tƣợng chi trả là công tác thƣờng xuyên, liên tục của các cơ quan thực hiện cứu trợ xã hội, quản lý mô hình chi trả và phƣơng thức chi trả cho các chế độ cứu trợ xã hội. Đối tƣợng chi trả của cứu trợ xã hội rất phức tạp và đa dạng, vì vậy cần phải có một phƣơng thức chi trả hợp lý, cũng do đó đòi hỏi phải có những mô hình chi trả phù hợp sao cho đảm bảo đƣợc nguyên tắc chi trả: đúng đối tƣợng, đúng chế độ, đầy đủ kịp thời, chính xác và an toàn. Chính vì vậy, đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ có năng lực và tâm huyết với công tác xã hội để có thể đi sâu, đi sát nắm vững tình hình của đối
tƣợng cứu trợ xã hội, quản lý tốt đối tƣợng hƣởng chế độ cứu trợ xã hội, tránh tình trạng vi phạm trong các quy định trong công chi trả.
Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra các đối tƣợng đƣợc hƣởng chế độ theo danh sách, nhằm đảm bảo đƣợc nguyên tắc chi trả đúng đối tƣợng, đúng chế độ.
Cần xác định đúng đối tƣợng nghèo, phân nhóm nghèo và cận nghèo nhằm từng bƣớc hỗ trợ cho nhóm cận nghèo để phòng tránh nguy cơ họ sẽ “rơi” xuống nhóm nghèo. Cập nhật lại tình hình nghèo, có khảo sát thực địa và điều tra cụ thể, tránh tình trạng hộ đã thoát nghèo trong báo cáo giảm nghèo nhƣng lại có tên trong danh sách hộ nghèo khi thống kê để hƣởng các chƣơng trình phúc lợi và An sinh xã hội .
d. Nâng cao dân trí, khuyến khích đối tượng nhận hỗ trợ tự lực cánh sinh không ỷ lại vào nguồn hỗ trợ.
Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về giảm nghèo
Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về giảm nghèo làm cho mọi ngƣời hiểu rõ mục đích ý nghĩa nội dung các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về giám nghèo, công tác giảm nghèo phải trở thành phong trào mang tính xã hội hóa cao, huy động đƣợc sức mạnh tổng hợp xã hội để đạt đƣợc kết quả.
Muốn xây dựng hệ thống An sinh xã hội bền vững, trƣớc tiên phải giúp ngƣời nghèo phá bỏ tƣ tƣởng an phận và cam chịu, không biết đấu tranh với xã hội, với chính mình để vƣợt lên thoát nghèo.
Vì vậy, phải khơi dậy sức mạnh nội lực của ngƣời dân, phải dạy cho họ kĩ năng sống cần thiết để họ trụ đƣợc trƣớc sự xô đẩy của cơ chế thị trƣờng, tự vƣơn lên thoát nghèo một cách bền vững nhất. Muốn vậy, quận cần đầu tƣ
cƣờng kỹ năng sống, kỹ năng vƣợt qua khủng hoảng cho các bộ phận dân cƣ, đặc biệt là đối tƣợng dân nghèo hoặc có hoàn cảnh khó khăn nhằm giúp họ có năng lực tự tin hơn trong việc giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Khi họ đã giàu lên rồi, thì tự khắc những vấn đề khác nhƣ nâng cao dân trí, cải thiện dân sinh, tiếp cận các dịch vụ xã hội… cũng sẽ từng bƣớc đƣợc giải quyết.
Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh chương trình phát triển nguồn nhân lực, nhất là đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, hướng dẫn cách làm ăn nhằm thoát nghèo bền vững
Để giảm nghèo phải tập trung phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn tới, đây là nhiệm vụ nặng nề, cấp bách hàng đầu chúng ta phải thực hiện. cần có sự chung tay của cả hệ thống chính trị, phối hợp với các doanh nghiệp, cơ quan, công ty, nhằm nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp, và đào tạo nghề để đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng, từ đó ổn định đƣợc đầu ra cho lao động trên địa bàn quận. Giải quyết đƣợc việc làm, giảm thiểu tình trạng số lƣợng ngƣời trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp, hỗ trợ các hộ nghèo, hộ khó khăn có nguồn thu nhập ổn định là cách thoát nghèo bền vững nhất.
Xây dựng các chƣơng trình hỗ trợ việc làm cho các đối tƣợng chính sách, đối tƣợng cần sự trợ giúp của xã hội theo hƣớng gắn với cộng đồng dân cƣ nơi sinh sống. Tiếp tục đẩy mạnh công tác hỗ trợ tìm việc làm cho các đối tƣợng lao động trong diện chính sách theo hƣớng cải tiến bằng cách mở rộng hoạt động giới thiệu việc làm xuống tận cơ sở dựa vào cộng đồng. Các đối tƣợng chính sách có nhu cầu việc làm sẽ đăng ký với những nhân viên hoạt động xã hội tình nguyện tại các khu dân cƣ. Cộng đồng dân cƣ sẽ xem xét nhân thân, khả năng tay nghề, tinh thần chịu khó… để có kế hoạch hỗ trợ, giúp họ khắc phục các hạn chế, làm tăng khả năng tiếp cận việc làm cho họ. Những ngƣời này đƣợc tập hợp thành danh sách để đăng ký tại các “Trung tâm hỗ trợ cộng đồng”. Cần có cơ chế khuyến khích, vận động các doanh
nghiệp tham gia vào các hoạt động hỗ trợ này bằng việc ƣu tiên sắp xếp việc làm cho các đối tƣợng này nếu họ đáp ứng yêu cầu của công việc.
Cách làm này thực chất là giúp giải quyết vấn đề “An sinh xã hội ” cho các đối tƣợng chính sách của nhƣng không tạo ra quá nhiều cơ hội việc làm cho dòng lao động nhập cƣ từ các địa phƣơng khác, giảm đƣợc áp lực về việc làm và các vấn đề xã hội khác nhƣ giao thông, nhà ở, y tế…