Kiểm tra, đánh giá, khen thƣởng, biểu dƣơng:

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo trên địa bàn quận hải châu, thành phố đà nẵng (Trang 100 - 104)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN SINH XÃ HỘI

3.3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

3.3.2. Kiểm tra, đánh giá, khen thƣởng, biểu dƣơng:

Hiện nay, các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức làm tốt công tác An sinh xã hội cũng đã đƣợc xã hội thừa nhận và biểu dƣơng. Tuy nhiên, các hình thức chính thức ở cấp nhà nƣớc còn rất ít và thiếu tính quảng bá. Việc nghiên cứu để sớm ban hành một số danh hiệu sử dụng riêng cho khen tặng các nhà hoạt động từ thiện, hoạt động tài trợ, trợ giúp và cứu tế xã hội có tính khuyến khích cao là cần thiết. Với tƣ cách là ngƣời bảo trợ chính, là ngƣời địa diện cho lợi ích của toàn thể dân chúng, Nhà nƣớc sẽ thực hiện chức năng này.

Lãnh đạo chính quyền nên bố trí thời gian gặp mặt các thành phần nhiệt tình tại các địa phƣơng để khích lệ, tạo điều kiện tốt nhất về tinh thần và thủ tục hành chính để phát huy khả năng của các đối tƣợng này. Có hình thức vinh danh xứng đáng cho những ngƣời có nhiều cống hiến.

Giới thiệu, cổ vũ, động viên các điển hình ngƣời có công vƣợt khó, đóng góp vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng. Biểu dƣơng những gƣơng tiêu biểu, điển hình tiên tiến trong thực hiện tốt chính sách ngƣời có công; việc giám sát thực hiện chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công với cách mạng của Mặt trận và các tổ chức đoàn thể; phê phán, lên án các hành vi vi phạm chính sách ƣu đãi đổi với ngƣời có công với cách mạng.

KẾT LUẬN

Bảo đảm An sinh xã hội ngày càng tốt hơn cho ngƣời dân luôn là một chủ trƣơng, nhiệm vụ lớn của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta và có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự ổn định chính trị - xã hội và phát triển bền vững của đất nƣớc. Trong nhiều thập kỷ qua, trên cơ sở đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, Đảng và Nhà nƣớc ta rất chú trọng đến việc thực hiện rộng rãi các chính sách An sinh xã hội cho nhân dân.

Đảm bảo An sinh xã hội cho ngƣời dân nghèo trên địa bàn quận Hải Châu là đảm bảo các điều kiện cần thiết để thực hiện tốt chính sách An sinh xã hội của Nhà nƣớc và xã hội nhằm bảo vệ mức sống tối thiểu của ngƣời dân trƣớc những rủi ro và tác động bất thƣờng về kinh tế, xã hội và môi trƣờng, vừa góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân quận Hải Châu.

Trong thời gian qua, tuy gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế thế giới tác động, song quận Hải Châu luôn chú trọng việc đảm bảo An sinh xã hội cho ngƣời dân nhất là ngƣời dân nghèo trên địa bàn quận. Quận đã nghiên cứu, triển khai nhiều chủ trƣơng, kế hoạch nhằm phát huy cao độ các nguồn lực đảm bảo hiệu quả cho việc thực hiện chính sách An sinh xã hội, góp phần ổn định chính trị, công bằng xã hội, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho quận, thành phố trong quá trình đẩy mạnh CNH-HĐH đất nƣớc.

Mặc dù đạt đƣợc những thành công là cơ bản, tuy nhiên việc đảm bảo An sinh xã hội trên địa bàn quận Hải Châu vẫn còn một số hạn chế cần phải tiếp tục khắc phục, hoàn thiện để phù hợp với xu thế phát triển trong tƣơng lai dƣới tác động của quá trình xây dựng và phát triển của thành phố Đà Nẵng để trở thành thành phố công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Để khắc phục những yếu kém về công tác đảm bảo An sinh xã hội cho ngƣời dân nghèo trên địa bàn trong thời gian qua, quận Hải Châu cần thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp cơ bản để góp phần nâng cao đời sống tinh thần của ngƣời dân, giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững. Mở rộng hơn nữa việc cung ứng các dịch vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp ra cộng đồng để mở rộng độ bao phủ toàn dân. Tăng cƣờng khả năng tiếp cận và tham gia thị trƣờng lao động cho các đối tƣợng yếu thế trong xã hội. Khuyến khích các hoạt động từ thiện trong xã hội nhằm tạo thêm nhiều nguồn huy động tài chính phục vụ cho việc mở rộng hệ thống An sinh xã hội gắn với trách nhiệm cộng đồng. Cải tiến phƣơng cách thực hiện nhằm giải quyết bền vững vấn đề nhà ở cho ngƣời dân nghèo và các đối tƣợng chính sách. Đề cao vai trò vận động, tập hợp và tổ chức của Mặt trận và các tổ chức đoàn thể xã hội khác trong việc thực hiện các mục tiêu An sinh xã hội.

Mặc dù đã rất cố gắng thực hiện đề tài, nhƣng tôi tự nhận thấy trong đề tài còn nhiều hạn chế, khiếm khuyết, rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến để đề tài đƣợc hoàn thiện thêm.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ LĐTB&XH, Luận cứ khoa học cho việc đổi mới chính sách bảo đảm

xã hội trong nền kinh tế thị hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đề tài khoa học cấp nhà nƣớc, mã

số KX04 – 05.

[2] Bộ LĐTB&XH (2006), Phát triển hệ thống An sinh xã hội Việt Nam phù

hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đề tài

khoa học cấp Bộ.

[3] Mai Ngọc Cƣờng (2009), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách An

sinh xã hội ở Việt Nam, NXB CTQG, Hà Nội.

[4] Giáo trình luật An sinh xã hội (2009), NXB CAND, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

[5] Luật bảo hiểm xã hội 2006 Nguyễn Hiền Phƣơng. [6] Niêm Giám thống kê quận Hải Châu năm (2011, 2013).

[7] Nghị định của Chính phủ số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 hƣớng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc.

[8] Pháp luật An sinh xã hội (2010), Những vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Tƣ pháp, Hà Nội.

[9] Ủy ban nhân dân quận Hải Châu (2010, 2011, 2012, 2013, 2014), Báo cáo

tình hình công tác Lao động - thương binh và xã hội.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo trên địa bàn quận hải châu, thành phố đà nẵng (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)