Phân công trách nhiệm của các đối tác tham gia

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo trên địa bàn quận hải châu, thành phố đà nẵng (Trang 97 - 100)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN SINH XÃ HỘI

3.3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

3.3.1. Phân công trách nhiệm của các đối tác tham gia

a. Trách nhiệm lãnh đạo của Đảng

Thu gọn đầu mối cơ quan ban hành chính sách, khắc phục triệt để sự chồng chéo trong tham mƣu ban hành chính sách. Chính sách ban hành phải thực sự đồng bộ từ khâu văn bản, đến hƣớng dẫn tổ chức thực hiện; đảm bảo tính thống nhất, ổn định và phù hợp với đặc điểm của địa phƣơng.

Đảm bảo tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện các chính sách An sinh xã hội đồng bộ và kịp thời trên địa bàn quản lý, tăng cƣờng sự tham gia của cấp ủy, phát huy tối đa vai trò điều hành của chính quyền, sự tham gia tích cực của các tổ chức đoàn thể và của cộng đồng xã hội.

b. Trách nhiệm tổ chức thực hiện của Chính quyền các cấp

Thực hiện việc phân bổ nguồn lực đáp ứng yêu cầu thực hiện mục tiêu của các chính sách An sinh xã hội; Phân cấp mạnh cho các địa phƣơng và đề cao trách nhiệm của địa phƣơng trong việc quản lý, sử dụng, lồng ghép các nguồn lực để thực hiện; Thực hiện giao kinh phí theo hƣớng trung hạn hoặc dài hạn (từ 3 đến 5 năm) để địa phƣơng biết chủ động nguồn lực trong việc xây dựng kế hoạch và lồng ghép nguồn lực để phát huy hiệu quả tối đa của nguồn vốn đƣợc giao. Hoàn thiện các quy định, thực hiện tốt việc quản lý và

sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức và cá nhân, bảo đảm minh bạch, hiệu quả.

Xây dựng hệ thống chỉ tiêu, số liệu thống kê phản ánh thực trạng kinh tế - xã hội của địa phƣơng một cách đầy đủ, chính xác và cập nhật làm cơ sở cho việc xây dựng chính sách An sinh xã hội đối phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong từng thời kỳ.

Tăng cƣờng sự tham gia rộng rãi hơn của ngƣời dân vào lập kế hoạch, ý kiến đóng góp cải thiện chất lƣợng dịch vụ và giám sát việc thực hiện các chính sách An sinh xã hội.

Củng cố và nâng cao trình độ năng lực tổ chức thực hiện của các cấp chính quyền, đặc biệt là cấp xã, đảm bảo hệ thống chính sách An sinh xã hội đƣợc thực thi hiệu quả.

Để thực hiện vai trò tổ chức của các cấp chính quyền, cần nâng cao trình độ nhận thức và hiểu biết về pháp luật, về chủ trƣơng, đƣờng lối thực hành An sinh xã hội, năng lực quản lý, tổ chức và vận động của cán bộ chính quyền cơ sở, các cán bộ dân vận, giúp cho các đối tƣợng này có đủ khả năng để tuyên truyền, vận động và giải thích, tƣ vấn cho ngƣời dân. Để làm điều này, cần có kế hoạch, chƣơng trình cụ thể đào tạo bài bản cho số cán bộ làm công tác dân vận, công tác mặt trận và các đoàn thể về các kiến thức vận động quần chúng, kiến thức khơi dậy và phát động phong trào trong quần chúng

c. Trách nhiệm phối hợp của Mặt trận các hội đoàn thể

An sinh xã hội là chủ trƣơng lớn của Đảng, chính quyền thành phố, tuy nhiên việc triển khai thực hiện chủ yếu lại dựa vào sự tự nguyện của ngƣời dân (trừ các loại bảo hiểm bắt buộc). Vì vậy, việc tập hợp, lôi kéo đƣợc ngƣời dân tích cực tham gia đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo thành công cho các chƣơng trình. Không thể để vấn đề này dƣới dạng tự phát vì rất dễ bị lợi dụng để trục lợi hoặc bị các đối tƣợng thù địch sử dụng để tuyên truyền

chống phá chế độ, chống phá nhà nƣớc. Chính các tổ chức đoàn thể xã hội trong đó đứng đầu là Mặt trận tổ quốc sẽ đóng vai trò là ngƣời chủ trì tổ chức các hoạt động xã hội từ thiện trên địa bàn toàn thành phố. Muốn vậy, một mặt cần tăng cƣờng năng lực quản lý điều hành, tổ chức cho Mặt trận (có cơ sở vật chất tốt, có con ngƣòi năng động, có tài tổ chức, có khả năng vận động và thu hút các nhà hảo tâm tham gia).

Đối với các hoạt động có tính chất ổn định, thƣờng xuyên, Mặt trận nên đứng ra là ngƣời chủ trì, điều phối nhằm thống nhất đầu mối thực hiện để tránh chống chéo, dẫm đạp nhau. Đối với các hoạt động mang tính chất sự kiện, Mặt trận tham gia đối với tƣ cách là ngƣời điều phối và giám sát, các tổ chức hoặc cá nhân thực hiện sẽ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tích cực tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện chính sách An sinh xã hội trên địa bàn, tăng cƣờng giám sát và phản biện xã hội.

d. Trách nhiệm cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, các tổ chức

Cần có chính sách động viên cộng đồng dân cƣ, các doanh nghiệp, các tổ chức trong việc tự nguyện chia sẻ với ngƣời nghèo cả về kinh nghiệm, tài chính và việc làm. Cụ thể, cần hƣớng các hoạt động của nhóm ngƣời giàu vào mục tiêu tạo ra các công việc sử dụng nhiều lao động để tạo cơ hội việc làm cho ngƣời nghèo; động viên nguồn tài chính từ những ngƣời giàu vào việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng tại các khu dân cƣ, phục vụ cho cuộc sống cộng đồng, theo đó ngƣời nghèo sẽ đƣợc hƣởng lợi từ những dịch vụ xã hội đó.

- Khuyền khích thành lập các tổ chức quyên góp từ thiện hoạt động trong khuôn khổ của mặt trận và các tổ chức đoàn thể xã hội khác.

các doanh nghiệp thực hiện, nêu gƣơng các doanh nghiệp làm tốt về An sinh xã hội .

- Xúc tiến thành lập quỹ do hiệp hội các doanh nghiệp và doanh nghiệp đứng ra thành lập nhằm vận động các doanh nghiệp làm tốt trách nhiệm xã hội của mình đối với ngƣời lao động đang làm việc trong doanh nghiệp của họ, mặt khác tích cực tham gia hỗ trợ cho các hoạt động nhân đạo, từ thiện và hoạt động cộng đồng nhƣ hỗ trợ cho đồng bào bị thiên tai lũ lụt, bệnh hiểm nghèo, không có chỗ ở, không có việc làm…

- Song song với các biện pháp tuyên truyền, vận động, Thành phố cũng cần có những biện pháp xử lý nghiêm minh, chế tài bằng pháp luật của chính quyền đối với các doanh nghiệp cố tình sai phạm, không chịu thực hiện trách nhiệm xã hội của mình. Đồng thời, đẩy mạnh việc khuyến khích dƣ luận xã hội đứng ra lên án các hành vi sai trái của doanh nghiệp, khuyến khích ngƣời lao động tự bảo vệ các quyền lợi chính đáng của mình...

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo trên địa bàn quận hải châu, thành phố đà nẵng (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)